Giáo hội là một mầu nhiệm

Thứ năm - 19/01/2023 23:44  506
Thứ Sáu tuần II thường niên
Mc 3,13-19
        
unknown 3Tin mừng hôm nay như muốn đưa chúng ta vào trong bản chất mầu nhiệm của Giáo hội. Đây là điều căn bản nhất mà chúng ta cần phải tuyên xưng trước tiên khi nói về Giáo hội. Do đó, chúng ta không thể so sánh hay xếp Giáo hội ngang hàng với bất cứ một tổ chức trần thế nào. Giáo hội không là một thể chế quân chủ chuyên chế hay quân chủ lập hiến. Giáo hội cũng không hề là một chế độ tập quyền hay giáo sĩ trị; Giáo hội lại càng không phải là một chế độ dân chủ. Giáo hội thiết yếu là một mầu nhiệm, do đó mà không một tên gọi nào diễn tả đầy đủ mầu nhiệm ấy. Giáo hội được gọi là Hiền thê của Chúa Kitô, là thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô, là Dân Chúa; mỗi kiểu nói này bày tỏ một khía cạnh, nhưng không thể nào nói hết về Giáo hội.
        
Chúa Giêsu thiết lập nhóm Mười Hai để các ông ở với Ngài và được Ngài sai đi rao giảng. Ngài trao ban cho các ông quyền năng mà chính Ngài đã từng sử dụng: chỉ có các Tông đồ mới có quyền trừ quỷ, mới có quyền cho mới được cử hành các Bí tích. Chúa Giêsu trao phó cho các Tông đồ kho tàng mạc khải, chỉ có các ông mới có khả năng và có quyền giải thích kho tàng ấy và giảng dạy ý muốn của Chúa. Trong nhóm Mười Hai, Chúa Giêsu đặt Phêrô làm chủ lãnh để cai trị và trở thành mối giây hữu hình trong Giáo hội. Ngài hứa ở với Giáo hội mỗi ngày cho đến tận thế: như Ngài đã ở với các tông đồ ngay từ buổi đầu, thì hơn 2000 năm qua. Ngài vẫn tiếp tục ở với Giáo Hội và trong Giáo hội.

        
Giáo hội chính là thân thể Chúa Kitô. Thuộc về Giáo hội chính là chấp nhận lời rao giảng của Chúa Giêsu được uỷ thác cho các Tông đồ và những người mà các ông cắt đặt để thay thế và tiếp tục sứ mệnh của mình. Thuộc về Giáo hội một cách cụ thể, là đón nhận và sống giáo huấn của chính các Tông đồ được uỷ thác cho Giáo hội và những người kế vị các ông. Giáo hội không là một thể chế dân chủ, nhưng Giáo hội chưa hề cưỡng bách ai phải gia nhập Giáo hội; nhưng nếu đã thuộc về Giáo hội thì không thể không chấp nhận quyền bính của Giáo hội. Dù vậy, ngay cả khi một kitô hữu không chấp nhận quyền giáo huấn của Giáo hội, thì Giáo hội cũng không phải dùng đến võ lực hoặc nhà tù để đe doạ và trừng phạt.

        
Hằng năm, Giáo hội dành một tuần lễ cầu cho sự hiệp nhất các kitô hữu, một tuần lễ để đi sâu vào mầu nhiệm của Giáo hội, một tuần lễ để hoán cải. Chúng ta hãy cầu xin bằng chính lời cầu nguyện của Chúa Giêsu: “Xin cho chúng nên một như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha, ngõ hầu thế gian tin rằng Cha đã sai Con”.

Tác giả: Lm. Gioan B. Vũ Quốc Đạt

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập296
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm279
  • Hôm nay46,538
  • Tháng hiện tại908,073
  • Tổng lượt truy cập69,967,947
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây