Chúa Giêsu chữa người câm điếc

Thứ năm - 09/02/2023 04:23  862
Thứ Sáu tuần V Thường Niên
Mc 7,31-37

1102014660 univ lsr xlBài Tin Mừng cho chúng ta biết Chúa Giêsu đang ở giữa vùng đất dân ngoại, miền Thập Tỉnh. Những người dân ngoại này đã nghe biết và tin vào quyền năng của Chúa Giêsu, nên họ chạy đến với Ngài. Còn người bị câm điếc ở đây không không thể hỏi thăm ai, cũng không thể nghe ai nói về lòng thương xót của Ngài, nên anh không thể tự đến với Ngài. Vì thế, những người dân ngoại đã cảm thương nỗi khốn khổ của anh, họ đưa anh đến với Ngài và “xin Ngài đặt tay trên anh”.

Chúa Giêsu thực hiện một loạt hành động đối với người câm điếc: “kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào tai anh ta và bôi nước miếng vào lưỡi anh”. Rồi Ngài “ngước mắt lên trời”, một cử chỉ cầu nguyện, diễn tả sự kết hợp mật thiết với Chúa Cha, vì Ngài luôn làm việc với Chúa Cha, và nhận quyền năng từ nơi Chúa Cha. “Ngài rên lên một tiếng”, muốn diễn tả “tiếng rên siết khôn tả” của Chúa Thánh Thần (x. Rm. 8,26). Cuối cùng, Ngài thốt lên một lời quyết định: “Ep-pha-tha” nghĩa là: Hãy mở ra! “Lập tức, tai anh ta mở ra,  lưỡi như hết bị buộc lại, anh ta nói được rõ ràng”. Quả thật, Lời Chúa là Lời sáng tạo! Con người trước đây đóng kín trong chính mình, nay đã có thể nghe và nói được, đã mở ra trong mối tương quan mới với Chúa và với mọi người.

Khi lãnh bí tích thánh tẩy, mỗi người chúng ta được mở tai để nghe Lời Chúa, được mở miệng để ca tụng Chúa. Tuy nhiên, chúng ta có thể cũng bị câm trong mối tương giao với người khác, khi chúng ta không dám nói lên sự thật để bênh vực những người thấp cổ bé miệng bị oan ức; hoặc không biết mở miệng nói những lời động viên an ủi những người bị đau khổ; hay không biết “lấy lời lành mà khuyên người”. Chúng ta cũng có thể bị điếc khi không nghe được tiếng kêu cứu của người khác; hoặc “giả điếc làm ngơ” trước những nỗi đau khổ, mà lẽ ra chúng ta có thể cứu giúp họ.

Trong đời sống đức tin, tức là trong mối tương quan với Chúa, chúng ta có thể bị câm khi không biết cầu nguyện, không biết mở miệng ra để ca tụng tình thương và quyền năng của Chúa; hoặc ít là bị ngọng, nghĩa là làm những việc đó một cách chiếu lệ, máy móc, hình thức bề ngoài. Chúng ta cũng có thể bị điếc khi không để tâm lắng nghe Lời Chúa, qua việc học hỏi, suy niệm và sống Lời Chúa; hoặc không hiểu được Lời Chúa nói với chúng ta qua những dấu chỉ của thời đại, và hoàn cảnh, biến cố xảy ra cho bản thân, gia đình, xã hội chúng ta đang sống.

Lạy Chúa Giêsu, mỗi lần chúng con nghe Lời Chúa, xin hãy mở trí khôn chúng con, để chúng con hiểu được Lời Chúa nói với chúng con; xin hãy mở miệng chúng con, để con có thể nói lời của Chúa cho mọi người; xin hãy mở trái tim chúng con, để chúng con yêu mến Lời Chúa, vì chỉ một mình Chúa mới có Lời ban sự sống đời đời cho chúng con. Amen.

Tác giả: Lm. Gioan B. Vũ Quốc Đạt

 Tags: tin mừng
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập82
  • Máy chủ tìm kiếm34
  • Khách viếng thăm48
  • Hôm nay31,647
  • Tháng hiện tại584,792
  • Tổng lượt truy cập78,588,243
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây