Dĩ thực vi tiên

Thứ hai - 02/05/2022 05:08  830
Thứ Hai tuần III Phục Sinh

breaking bread jpgTrong đoạn Tin mừng hôm nay, Chúa Giêsu đã nhìn thấu suốt tâm can và mục đích của dân chúng đến với Người là gì. Họ đến chỉ vì được ăn bánh no nê chứ chưa vươn tới thứ lương thực thần linh mà Chúa muốn trao ban cho loài người. Họ mới dừng lại ở thứ bánh vật chất mà quên rằng, đời người còn cần nuôi dưỡng linh hồn không chỉ bằng bánh hằng ngày mà còn là bánh đem lại sự sống trường sinh.

Nhìn vào thực tế, con người sống chỉ biết đến chữ thực dụng, luôn cho rằng: “dĩ thực vi tiên”. Điều này có nghĩa rằng: con người đời này bận tâm nhiều về việc ăn là trước tiên, hoặc người dân cho việc ăn là thần tiên! Câu cửa miệng nghe ra chẳng có hương vị lãng mạn, cũng chẳng trí tuệ chút nào. Giải thích theo kiểu gì thì bốn chữ đó cũng chan chứa thực dụng, thậm chí còn mầu mè thô lậu nữa. Chả thế mà ngay thời Cựu ước, dân đi trong sa mạc chỉ nghĩ đến no cái bụng, nhớ về miếng ăn tại nước Ai Cập. Họ kêu trách Thiên Chúa và ông Mô-sê rằng: "Tại sao lại đưa chúng tôi ra khỏi đất Ai-cập, để chúng tôi chết trong sa mạc, một nơi chẳng có bánh ăn, chẳng có nước uống? Chúng tôi đã chán ngấy thứ đồ ăn vô vị này"(Ds 21,4). Thế đó, lúc này thật đúng là “dĩ thực vi tiên”.

Đến thời chúng ta bây giờ, hẳn đâu đó vẫn quan niêm rằng: “có thực mới vực được đạo” là chí lý, và thực dụng. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế, ngày nay chúng ta đâu còn thiếu ăn, còn phải bữa no bữa đói. Ấy thế mà, con người vẫn đòi hỏi là phải “có thực” thì mới làm được mọi thứ. Dĩ nhiên hiểu thế theo nghĩa đen có phần hợp lý; nhưng xét về chữ “thực” không nhất thiết hiểu theo lương thực, thực phẩm. Thiết nghĩ, “thực” ở đây là cái “thực chất”, cái “là”. Áp dụng trong đời sống luân thường đạo lý, việc tự cho mình là sống tốt liệu thực chất mình đã thật sự có điều đó hay chưa hay đó chỉ là hình thức, còn bên trong trống rỗng giả tạo. Trong đời sống đạo, chúng ta tin Chúa, yêu Chúa, theo Chúa liệu có thực được bao phần trăm, hay là sự hời hợt chỉ mang danh nhưng chưa có thực. Tin Mừng Luca thuật lại hai người cùng vào đền thờ cầu nguyện, một bên là người Pharisêu tự mãn đã đóng góp nhiều tiền, bố thí và ăn chay, cùng tự hào không như người thu thuế tội lỗi bên đối diện kia. Nhưng giữa người tội lỗi đã thật lòng ăn năn và nhìn nhận thân phận thiếu xót tội lỗi của mình, thì trong hai người ai là người có “thực” ở đây (x. Lc 18,9-14).

Về phương diện truyền giáo, nhất là nơi vùng cao và tại những bộ tộc còn quá nghèo đói, họ đến với đạo Chúa thông qua vật chất, nhưng liệu cứ kéo dài thời này qua thời khác, cái gọi là “có thực mới vực được đạo” sẽ còn tồn tại tới bao lâu. Nếu đúng như vậy, anh em Tin Lành đã làm tốt hơn chúng ta rất nhiều. Điều quan trọng ở đây rằng, trong tâm hồn mọi người có sự hiện diện thật sự của ông Trời, có “thực” một Thiên Chúa trong lòng mỗi người hay không!

Lạy Chúa, xin cho chúng con theo Chúa không chỉ khi vật chất và tiền bạc đầy dư, nhưng xin cho chúng con mãi trung kiên với Chúa cả khi vui lẫn khi buồn, khi mệt nhọc cũng như lúc nghỉ ngơi, khi đau yếu cũng như lúc an mạnh, để mọi ngày trong đời chúng con luôn có thực Chúa trong đời sống mỗi người chúng con. Xin cho chúng con chọn Chúa là lương thực vĩnh cửu làm của ăn nuôi sự sống đời đời của chúng con. A men.

Tác giả: Nhóm Suy Niệm Bùi Chu

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập434
  • Máy chủ tìm kiếm41
  • Khách viếng thăm393
  • Hôm nay50,375
  • Tháng hiện tại910,736
  • Tổng lượt truy cập78,914,187
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây