Suy nghĩ về ơn thiên triệu

Thứ hai - 02/05/2022 10:40  737
Thứ Ba tuần III Mùa Phục Sinh 
Thánh Philípphê Và Thánh Giacôbê (03/05)
Ga 14,6-14

saint philip apostle mosaic basilica saint paul outside walls rome italy saint philip apostle 109605730Hôm nay, Giáo Hội mừng kính hai thánh Philípphê và Giacôbê tông đồ. Hai thánh đã được Chúa Giêsu yêu thương tuyển chọn và mời gọi làm tông đồ cho Chúa. Việc Ngài tuyển chọn và kêu gọi các ông gợi lên cho các tín hữu những suy nghĩ:

Trước hết, việc Thiên Chúa kêu gọi ai, tuyển chọn, cất nhắc người nào là hoàn toàn do tình thương nhưng không của Ngài. Trường hợp của hai thánh tông đồ Philípphê và Giacôbê cũng vậy. Chúa đã mời gọi hai Ngài và hai Ngài đã tự nguyện bỏ mọi sự mà theo Chúa Giêsu.

Thánh Philípphê quê ở Bétsaiđa, quê hương của thánh Phêrô và Anrê, một làng quê trên bờ biển Tibêria. Thánh Philípphê đã theo thánh Gioan Tiền Hô và sau này trở thành môn đệ của Chúa Giêsu. Thánh Philípphê đã bảo cho Nathan biết Đấng Cứu Thế đã đến và dẫn Nathanaen đến gặp Chúa Giêsu. Tin Mừng đã thuật lại mối liên hệ mật thiết giữa Chúa Giêsu và thánh Philípphê. Trước khi Chúa Giêsu làm phép lạ cho bánh và cá hóa nên nhiều, Ngài đã thử hỏi xem Philípphê có thể tìm đâu ra thức ăn cho số đông người. Chính Philípphê trong bữa tiệc ly đã xin Chúa cho thấy Cha của Ngài: “Lạy Chúa, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha. Và như thế là chúng con mãn nguyện rồi”. Chúa Giêsu trả lời: “Anh Philípphê. Ai xem thấy Thầy là thấy Cha của Thầy” (Ga 14,6-9). Thánh nhân cũng được số đông lương dân xúm lại hỏi han Ngài, xin Ngài cho họ xem Đấng Cứu Thế. Sau khi Chúa về trời, được Chúa Thánh Thần tác động, thánh Philípphê đã can đảm ra đi rao giảng, loan báo Tin Mừng và giới thiệu Chúa Kitô cho toàn thể dân thành Sítti. Rồi thánh nhân đến rao giảng cho dân Hêrapoli, xứ Rigie. Cũng như Thầy mình, Ngài được phúc tử đạo, bị đóng đinh vì danh Chúa Kitô. Xác thánh nhân được dân chúng mai táng ở Rigie, sau đó được cải táng về Rôma, chôn cất cạnh thánh Giacôbê.

Còn thánh Giacôbê hậu là anh em họ với Chúa Giêsu. Sở dĩ gọi Ngài là Giacôbê hậu để dễ phân biệt với thánh Giacôbê con ông Alphê. Thánh nhân trở thành giám mục tiên khởi cai quản thành Giêrusalem. Sau khi Chúa Giêsu phục sinh, Chúa đã hiện ra với Ngài và chính Ngài đã viết một bức thư còn lưu lại trong Tân Ước. Thánh nhân luôn trung thành với đức tin, bảo vệ Giáo Hội và vững tay chèo lái trên ngai giám mục. Vì lòng ghen tương, đố kỵ, thánh nhân bị bọn biệt phái và một số người cứng lòng, ngạo mạn tố cáo và kết án. Thánh nhân bị bọn chúng bắt, đưa lên nóc nhà thờ, xô Ngài xuống đất và ném đá Ngài cho đến chết. Trước khi lìa cõi đời, thánh nhân đã quỳ gối cầu nguyện, xin Chúa tha thứ cho những kẻ thù bách hại mình.

Noi gương Thầy Chí Thánh, các môn đệ đã liều mình, hy sinh mạng sống mình làm chứng cho Chúa Giêsu phục sinh. Các Ngài can đảm và nhất là chết cho tình yêu. Đúng như Chúa Giêsu đã nói: “Không có tình yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu” (Ga 15,13). Và cũng như Chúa Giêsu các Ngài đều nhất loạt cầu nguyện cho kẻ thù làm hại các Ngài: “Xin Cha tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm” (Lc 23,34). Các Ngài đã cảm nghiệm sâu sắc thế nào là tình yêu đến tự Thiên Chúa. Nghĩa là khi tình yêu đến từ Thiên Chúa, thì tình yêu đó bền bỉ.

Ước gì chúng ta biết soi mình vào Đức Giêsu Kitô để thấy được chân lý, thấy được đường đi chân thật và thấy được một Thiên Chúa chân thật để tôn thờ và yêu mến, noi gương nai thánh tông đồ Philipphê và Giacôbê mà chúng ta cùng với toàn thể Giáo Hội mừng kính hôm nay. Amen.

Tác giả: Nhóm Suy Niệm Bùi Chu

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập436
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm26
  • Khách viếng thăm409
  • Hôm nay48,506
  • Tháng hiện tại908,867
  • Tổng lượt truy cập78,912,318
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây