Sám hối tận căn - Hạnh phúc tuôn trào

Thứ sáu - 09/09/2022 19:33  569
Chúa Nhật XXIV mùa thường C
Lc 15,1-32

images 2Tin Mừng theo thánh Luca là Tin Mừng của Lòng Thương xót, của hoà giải, của thứ tha, của niềm vui. Hôm nay, chúng ta suy niệm về tấm lòng của người cha rất mực nhân hậu, để từ đó hiểu phần nào về Lòng thương xót bao la của Thiên Chúa và sự vui mừng của triều thần khi thấy người tội lỗi ăn năn sám hối trở về.

Lời Chúa hôm nay cho ta thấy một thực tại là: nếu cả hai đứa con đều ở nhà sống với người cha trong cảnh êm đềm ấm cúng của gia đình thì không có gì đáng nói, nhưng đôi khi cuộc đời không như chúng ta nghĩ và muốn. Nhiều khi cha mẹ không ngờ có những đứa con không theo đường hướng của mình, mà chúng muốn thoát ra khỏi vòng tay yêu thương của cha mẹ. Người cha trong dụ ngôn đã gặp cảnh ấy, đứa con thứ đòi quyền, đòi của, đòi chia gia tài để anh thoát ly gia đình. Người cha già đã phân tích cái hay cái dở và khuyên bảo hết lời mà không được, nên ông chia tài sản cho con, điều này cho thấy người cha tôn trọng tự do của con. Qua đó, Thánh sử Luca muốn diễn tả một Thiên Chúa luôn tôn trọng tự do của con người, ngay khi con người bất trung với Người, nhưng Người vẫn một niềm thành tín và hết mực yêu thương cho dù con người có ích kỷ, hận thù, chia rẽ.

Sự ích kỷ được biểu lộ trước hết trong việc xin chia tài sản. Theo truyền thống Phương Đông, gia tài chỉ được chia khi cha mẹ đã qua đời. Xin chia gia tài lúc cha mẹ còn sống có khác nào cầu mong cho cha mẹ mau chết đi. Mỗi người chúng ta đây có rơi vào thái độ đó không? Sau khi nhận được gia tài, người con ôm của cải bỏ nhà ra đi, anh ta sống phóng đãng, phung phí, ở đây nói đến thái độ sống bất hiếu, bất trung của người con.

Sau khi đã ăn tiêu hết sạch, anh không còn nơi nương tựa, không còn một người bạn để tâm sự, tất cả đều xa lánh, anh lâm vào cảnh túng quẫn, nghèo khổ đến tận cùng, anh phải làm nghề chăn heo. Đối với người Do thái, chăn heo là một điều tồi tệ hết chỗ nói. Bây giờ anh mới biết thế nào là đói khát, lạnh lẽo, nhục nhã, cô đơn, cuộc đời anh như đi vào bế tắc, vô phương tránh né. Lúc này anh mới suy nghĩ lại và nhận ra sự êm đềm ấm cúng của một người con trong gia đình mà mình đã từ bỏ. Cuối cùng anh đã tìm ra lối thoát duy nhất, đó là anh ta đứng lên đi về cùng cha. Khi anh trở về, từ xa người cha nhìn thấy và nhận ra anh, người cha bồi hồi cảm xúc và chạnh lòng thương xót được biểu lộ ra bằng những cử chỉ: người cha tha thứ mà vui mừng mở tiệc ăn mừng con: “vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy”.

Quả thật, là con người ai mà chẳng có lúc lầm lỡ, nhất là thời mình còn trẻ người non dạ, thật vậy, có ai nên khôn mà chẳng dại một lần? Nhiều khi nhờ cái dại mà ta trở nên khôn, còn kết quả của dại dột tâm linh là tình trạng tội lỗi, đôi khi nhờ có một quá khứ tội lỗi mà ta trở nên khiêm nhường, ăn năn sám hối và thông cảm với những lỗi lầm của người khác, là yếu tố rất quan trọng của người kitô hữu.

Chúng ta tìm thấy trong dụ ngôn người cha độ lượng là một mạc khải về lòng nhân từ của Thiên Chúa đối với những người tội lỗi. Tình yêu đó đã được Chúa Giêsu tỏ ra cho loài người trong việc Ngài chăm lo và thương xót các tội nhân, nhất là Ngài đã hy sinh mạng sống để chuộc tội cho nhân loại.

Hình ảnh đứa con thứ cho chúng ta thấy bản chất của tội lỗi, hậu quả bi đát của tội lỗi và thái độ phải có để thoát ra khỏi tội lỗi. Lòng sám hối chính là nhận ra mình là kẻ có tội, quyết tâm ra khỏi tội lỗi để quay về với cha và sống làm con người mới. Mỗi người chúng ta hãy đặt mình vào vai của người con hoang đàng là kẻ có tội, và chúng ta hãy học nơi người con hoang đàng là chỗi dậy đi về với Chúa và xin Chúa tha thứ tội lỗi cho chúng ta.

Hình ảnh người con cả cũng giúp chúng ta kiểm điểm lại thái độ của mình đối với anh chi em. Ai trong chúng ta cũng có một chút máu Pharisêu trong mình: luôn tự coi mình là công chính, khinh chê người khác, tránh xa những người đang ngụp lặn trong tội lỗi, thận chí muốn loại người khác ra khỏi gia đình của Thiên Chúa. Vậy chúng ta rơi vào thái độ của người con cả thì hãy quay trở về với Chuá, qua việc dũ bỏ nếp sống cũ, cách nghĩ thiếu bác ái để về ẩn mình trong trái tim Chúa nhân hậu, bao dung, tha thứ và tràn đầy yêu thương.

Trong tâm tình của Lời Chúa hôm nay, Giáo Hội mời gọi mỗi người chúng ta tin nhận vào lòng thương xót của Thiên Chúa, để trở về với Chúa qua việc ăn năn sám hối, biến cải cuộc sống mỗi ngày cho phù hợp với danh nghĩa người Kitô hữu, là con cái Thiên Chúa - Amen.

Tác giả: Nhóm Suy Niệm Bùi Chu

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập322
  • Máy chủ tìm kiếm34
  • Khách viếng thăm288
  • Hôm nay51,373
  • Tháng hiện tại912,908
  • Tổng lượt truy cập69,972,782
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây