Có nên đeo tang thứ Sáu tuần Thánh?

Thứ bảy - 16/04/2022 04:31  3422
Tôi có may mắn được tham dự Tuần Thánh ở một số nơi khác nhau như Hà Nội, Sài Gòn, Philippines và Úc. Kể ra như vậy không phải là để khoe khoang nhưng là để có thể có một sự so sánh tương đối nhất định.

Nếu như bạn hỏi tôi thích dự Tuần Thánh ở đâu nhất? Tôi sẽ không ngại ngần mà nói, ở quê hương Bùi Chu của tôi, kế đó là Phillippines, rồi mới tới những nơi khác.

Vì sao ư? Thưa vì chính ở quê hương tôi có thể cảm được nhiều nhất cái chất bi hùng, long trọng của những cử hành Tam Nhật Thánh. Hơn thế nữa, ở đó, tôi thấy người giáo dân được tham dự một cách chủ động hơn hẳn vào những cử hành của Tuần Thánh.
17 1


Ngay từ những buổi đầu truyền giáo, các nhà thừa sai đã vận dụng sức sáng tạo, sử dụng các yếu tố văn hóa của dân tộc Việt mà lập ra nhiều hình thức sinh hoạt tôn giáo khác nhau, đầy sức lôi cuốn cho người giáo dân tham dự. Chẳng hạn như thứ Năm Tuần Thánh thì có rước tiệc chiên, đốt chiên. Thứ Sáu Tuần Thánh thì có Rước kiệu 14 đàng Thánh Giá, Đọc đoạn, Ngắm đứng, Dâng hạt, Tháo đinh, Táng xác Chúa với việc các tín hữu mặc đồ trắng và đầu chít khăn tang. Thứ Bảy thì có tục Viếng hang đá, Hôn chân Chúa, Rước kiệu ngắm 7 sự thương khó Đức Bà một cách trọng thể ngoài trời. Chúa nhật Phục sinh thì có kiệu tượng Chúa Phục Sinh và Đức Mẹ và các Thánh quanh làng…

Tôi đặt Phillippines ngay kế bên quê hương tôi trong thứ tự là vì tôi nhận thấy có nhiều nét tương đồng trong cách cử hành giữa hai nơi. Ngoài ra, người Philippines còn có các tập tục khác như đi viếng 7 nhà thờ, diễn kịch Thương Khó, Pabasa ng Pasyon- Hát thương khó tại nhà hoặc nơi nhà nguyện, salubong- Chúa Phục Sinh gặp Mẹ Maria sau lễ vọng Phục Sinh,...

   
 
2 2
 
 

Với rất nhiều những hình thứ đạo đức bình dân như vậy, người giáo dân có thể tích cực tham dự vào việc cử hành Tuần Thánh. Dĩ nhiên, tham dự các cử hành Phụng vụ chính thức của Hội Thánh đã là đầy đủ những việc cần làm. Nhưng, thú thật, tôi thấy những hình thức đạo đức bình dân cũng rất có giá trị. Đó là những thứ có sức nuôi dưỡng lòng đạo của người dân quê hơn cả.

Nếu không tin, xin hãy cứ hỏi những người đi xa để biết trong những ngày Tuần Thánh này, họ sẽ nhớ nhung quê mình đến thế nào. Nhiều người nghẹn ngào và khóc vì nhớ quê khi xem những video phát từ quê nhà mà không thể hiện diện trực tiếp với dân làng.

 
15


Trong giáo hội có những qui định chung thuộc về lĩnh vực Phụng Vụ, đó là những hình thức cầu nguyện chính thức của Hội Thánh. Nhưng giáo hội cũng rất tôn trọng những hình thức đạo đức bình dân của người giáo dân. Một đằng, linh mục là trung tâm của các cử hành chính thức, còn trong các hình thức đạo đức bình dân, người giáo dân là chủ thế chính yếu, nắm giữ vai trò dẫn dắt cộng đoàn. Như thế, các hình thức đạo đức bình dân bổ sung cho các phụng vụ chính thức và nâng cao vị thế của người giáo dân.

Dân làng tôi cũng như nhiều người dân xứ Bắc khác thuộc truyền thống các giáo phận Dòng, rất quen với những hình thức diễn tả lòng đạo đức bình dân này. Hãy thử nhìn kỹ vào các cuộc rước kiệu như này, để thấy vai trò của người giáo dân to lớn thế nào trong việc tổ chức, hướng dẫn, và truyền bá đức tin.


Cũng nên nhắc lại rằng: Chính lòng đạo đức bình dân cũng giúp cho Giáo hội vượt qua được những thời điểm mà Đạo Chúa bị tấn công tư bề vì lẽ rất đơn giản, đó là những thứ họ có thể giữ được trong hoàn cảnh thiếu vắng các linh mục.

Người dân quê có thể không giỏi trong việc lý luận, không giỏi trong việc lý giải hay cắt nghĩa nguồn gốc của các tập tục giữ đạo mà cha ông để lại. Nhưng chắc chắn, những hình thức sống đạo bình dân ấy rất có ý nghĩa với họ. Với họ Chúa giống như một người thân trong gia đình, ngày Chúa chết là ngày giữ tang. Khóc Chúa, viếng xác Chúa, đeo tang Chúa âu cũng là xuất phát từ cái tấm lòng chân quê đó.

Nhiều người chê trách các xứ đạo ngoài Bắc quá nhấn mạnh vào bề ngoài mà thiếu chiều sâu nội tâm. Tôi xin dẫn lời một cha giáo để trả lời thế này: “Nếu không nhận ra Chúa đau khổ thế nào và bước vào cuộc thương khó của Chúa bằng cả con tim và qua một số cử chỉ bên ngoài (như việc đội tang) thì cũng sẽ khó nhận ra được niềm vui của ngày Phục Sinh.”


Ở Việt Nam, tôi hiểu có hai truyền thống sống đạo khác nhau: Một là truyền thống ảnh hưởng ở các giáo phận Dòng (ví dụ như Bùi Chu, Hải Phòng, Thái Bình, …) và một bộ phận các xứ di cư 54 trong Nam. Một truyền thống khác ảnh hưởng bởi các cha thừa sai Paris. Truyền thống thứ hai ít nhấn mạnh đến các hình thức đạo đức bình dân như truyền thống thứ nhất.

Cả hai truyền thống đều có giá trị của riêng của nó. Vì vậy mà chúng ta nên rộng lòng đón nhận, không cần phải “vác búa đi ra mà chẻ tăm” đối với những hình thức diễn tả lòng tin của người bình dân như nhiều người đang làm.

Tác giả: Duc Trung Vu, CSsR

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập409
  • Máy chủ tìm kiếm35
  • Khách viếng thăm374
  • Hôm nay41,744
  • Tháng hiện tại902,105
  • Tổng lượt truy cập78,905,556
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây