Phẩm giá hôn nhân Công giáo

Thứ bảy - 05/10/2024 05:19  558
CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN NĂM B
Mc 10,2-16

06 28 2019 annawalter jenharveyphotography 107 880x453Trong thời đại hôm nay, người ta dễ dàng phá vỡ hôn nhân. Một trong những lý do là người ta không nhận ra giá trị cao quý của hôn nhân. Bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu khẳng định lại cho chúng ta giá trị của hôn nhân: Xuất phát từ ý định của Thiên Chúa và qua hôn nhân, con người cùng cộng tác với Thiên Chúa, nhất là qua việc sinh sản con cái và yêu thương nhau. Vì thế, con người phải biết trân trọng và không được phá vỡ hôn nhân.

Quả thế, ở thời đại chúng ta, vấn đề của hôn nhân là ly thân và ly dị, nhưng vào thời Chúa Giêsu lại là vấn đề rẫy vợ. Về sau, nó trở thành một tội nặng, bởi vì nó chứa đựng sự bất công liên quan đến người phụ nữ, mà thật đáng buồn, hiện vẫn còn tồn tại trong một số nền văn hóa. Theo đó, người đàn ông có quyền rẫy vợ, nhưng người vợ thì không có quyền rẫy chồng.

Vào thời Chúa Giêsu, theo luật Do Thái, phụ nữ vốn bị xem như một đồ vật. Phụ nữ không có quyền lợi pháp định, hoàn toàn bị đặt dưới quyền sử dụng của người đàn ông làm chủ trong gia đình. Hậu quả là người đàn ông có thể ly dị vợ bất cứ vì lý do gì, trong khi hầu như có rất ít lý do để người phụ nữ được phép ly dị, cùng lắm người vợ chỉ có thể xin chồng ly dị mình mà thôi. Phụ nữ bị chồng ly dị dù có thuận ý hay không, nhưng đàn ông có thể tự ý ly dị vợ.

Chính về thế, Chúa Giêsu đã kiện toàn luật Môsê vào đúng chuẩn mực của nó: “Chính vì các ông lòng chai dạ đá nên ông Môsê mới viết điều răn đó”. Chủ đề dân được chọn cứng lòng không nghe lời Chúa đầy rẫy trong Sách Thánh. Các tiên tri đã không ngừng tố cáo tấn kịch này của Israel, một dân tộc luôn cứng đầu “chống lại ý Chúa”. Chính Chúa Giêsu cũng đã phàn nàn về “sự cứng lòng này” của đám biệt phái là những đại diện ưu tú của dân.

Thật ra khi đặt câu hỏi cho Đức Giêsu, người Pharisêu muốn lôi kéo Người vào trong cuộc tranh luận về các lý do cho phép ly dị. Nhưng Đức Giêsu không đi vào trong cuộc tranh luận về các lý do hợp pháp để ly dị. Trước hết, Người làm sáng tỏ luật Môsê. Người bảo, Sách Đnl dường như cho phép ly dị, và trong thực tế ta đọc được: “Nếu một người đàn ông đã lấy vợ và đã ăn ở với nàng rồi, mà sau đó nàng không đẹp lòng người ấy nữa, vì người ấy thấy nơi nàng có điều gì chướng, thì sẽ viết cho nàng một chứng thư ly dị, trao tận tay và đuổi ra khỏi nhà” (Đnl 24,1). Đức Giêsu giải thích huấn thị ấy như sau: Môsê không cho phép ly dị đâu. Ông chỉ cố gắng xác định một số quy tắc hầu kiểm soát một thói quen xấu đã có rồi và vẫn được mọi người chấp nhận. Tại sao ông không yêu cầu Israel có một lối xử sự hợp luân lý hơn? Là bởi vì họ vẫn còn lòng chai dạ đá. Vậy ông đã làm gì? Ông đã thiết lập những quy tắc để che chở người phụ nữ. Ông bảo rằng người chồng phải cấp cho vợ một chứng thư ly dị để nàng có thể kết hôn nữa. Đã có những người chồng đuổi vợ đi và lấy vợ khác, nhưng nếu người vợ trước đi với một người đàn ông khác, người chồng có thể tố cáo vợ trước là ngoại tình (và bà sẽ bị xử tử). Luật Môsê che chở người phụ nữ khỏi một thứ lạm dụng như thế, và chứng thư ly dị trả lại tự do cho người phụ nữ.

Chúa Giêsu không phê phán Môsê vì sự nhượng bộ này vì lòng chai dạ đá và thiếu trưởng thành của con người. Người thừa nhận rằng trong vấn đề này người lập luật không thể giữ hôn nhân như ý định ban đầu của Thiên Chúa. Tuy nhiên, Người tái lập lý tưởng ban đầu của sự kết hợp bất khả phân ly giữa người nam và người nữ thành một thân xác mà đối với các môn đệ Người, đây là hình thức duy nhất có thể của hôn nhân: “Vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt”. Hơn thế, Chúa Giêsu không chỉ dừng ở việc thiết lập lại lề luật; Người còn ban ân sủng cho hôn nhân. Điều này có nghĩa là các cặp vợ chồng Kitô giáo không chỉ có nhiệm vụ phải trung thành với nhau trọn đời; họ còn được ban ân sủng cần thiết để chu toàn cam kết đó. Từ cái chết cứu độ của Chúa Kitô phát xuất một nguồn sức mạnh -là Chúa Thánh Thần- Đấng đã thấm nhập vào mỗi phương diện đời sống người tín hữu, bao gồm cả hôn nhân. Sau này, hôn nhân được nâng lên thành một bí tích và là hình ảnh của sự kết hợp “hôn phối” giữa Chúa Kitô và Giáo Hội nhờ thập giá (x. Ep 5,31-32).

Đức Giêsu không đặt ra một luật mới ngặt nghèo hơn luật Môsê, Người chỉ nhắc lại chương trình nguyên thủy của Thiên Chúa. Xuyên qua dây hôn phối của đôi vợ chồng, phát sinh một điều mới, một đơn vị mới và có thể nói, một hữu thể nhân loại mới. Họ vẫn là hai người với đặc tính riêng và trách nhiệm riêng, nhưng họ không còn độc lập, tách biệt và riêng rẽ nữa, họ nối kết với nhau bằng dây liên hệ thường hằng bất biến “Cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt” và rằng “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly”. Amen.

Tác giả: Nhóm Suy Niệm Bùi Chu

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập127
  • Máy chủ tìm kiếm64
  • Khách viếng thăm63
  • Hôm nay24,987
  • Tháng hiện tại713,733
  • Tổng lượt truy cập77,507,981
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây