Ba Ngôi, Nguyên lý Tình yêu và Hiệp nhất

Thứ bảy - 03/06/2023 04:49  651
Lễ Chúa Ba Ngôi Năm A
Xh 34,4b-6.8-9; 2Cr 13,11-13; Ga 3,16-18

vienna july 27 holy trinity 260nw 148013462 jpgChúa nhật tuần trước, Giáo hội mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, tuần này Giáo hội long trọng cử hành lễ Thiên Chúa Ba Ngôi, để giúp chúng ta nhận biết và tôn thờ Một Thiên Chúa trong Ba Ngôi vị, tuy riêng biệt nhưng cùng một bản thể duy nhất và một uy quyền bằng nhau. Chúa Cha là Đấng tự hữu, nghĩa là Ngài hiện hữu từ đời đời. Chúa Con được sinh ra bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Chúa Thánh Thần được phát xuất từ tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con. Ba Ngôi nhưng là Một Thiên Chúa duy nhất.

Thật khó để có thể hiểu được cách rõ ràng và tường tận về mầu nhiệm này. Vì đây là mầu nhiệm trung tâm và quan trọng nhất của đức tin kitô giáo, nên chúng ta chỉ có thể hiểu được phần nào đó qua mặc khải của Thiên Chúa và đón nhận bằng con mắt đức tin. Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử viết: Đạo khả Đạo, phi thường Đạo, Danh khả Danh phi thường Danh. Câu này có nghĩa là nếu hiểu hết được mọi điều về đạo thì không còn là đạo nữa. Cũng vậy, nếu chúng ta cứ đòi một công thức rõ ràng như toán trong toán học 1 cộng một bằng 2 để tìm hiểu mầu nhiệm Thiên Chúa thì quả là điều không thể vì Thiên Chúa là Đấng siêu việt, vượt quá sự tri thức của nhân loại, nên cúng ta chỉ có thể hiểu Ngài bằng cách nào đó. Thánh Augustinô viết: “Thiên Chúa là một mầu nhiệm mà con người không thể nào thấu hiểu được”. Đúng vậy, Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm vĩ đại, sâu thẳm, chúng ta không thể nào diễn tả được. Trí tuệ và ngôn ngữ của nhân loại không thể nào giải thích được mối tương quan giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần cách rạch ròi, căn kẽ được.

Trong bài Tin mừng hôm nay, Thánh Gioan gợi lên một chi tiết để chúng ta có thể nhận ra sự hiện diện của Ba ngôi Thiên Chúa, đó chính là tình yêu Thiên Chúa dành cho nhân loại: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời” (Ga 3,16). Trong bài đọc thứ hai, Thánh Phaolo cho biết Thiên Chúa chính là nguồn yêu thương và bình an. Điều này chứng tỏ Thiên Chúa là Đấng Thánh. Thánh Phaolo mời gọi chúng ta cũng hãy trở nên và hãy tháp nhập vào mối tương quan của Thiên Chúa; để chúng ta phần nào cũng được nên trọn lành như Thiên Chúa là Cha của chúng ta. Để có được “tình yêu và bình an” của Chúa trong tâm hồn, chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa ban ân sủng cho chúng ta qua Đức Giêsu Kitô trong sự hiệp nhất của Thánh Thần.

Ta ra đời là do tình yêu của Thiên Chúa. Có thể nói nhân loại là kết tinh của tình yêu Thiên Chúa. Khi tạo dựng con người, Thiên Chúa đã nói: “Ta hãy tạo dựng con người giống hình ảnh Ta”. Vì Thiên Chúa là tình yêu nên con người giống Thiên Chúa ở chỗ có trái tim biết yêu thương, nhưng tình yêu ở nơi con người chưa hoàn hảo vì còn xen lẫn nhiều ích kỷ, hận thù, ghen ghét. Vì thế, chúng ta cần thanh luyện cho tình yêu ngày càng thêm tinh tuyền, thêm quảng đại, thêm phong phú. Do đó, càng yêu thương tha nhân, chúng ta càng nên giống Thiên Chúa; càng quảng đại với mọi người, chúng ta càng gần gũi trái tim Thiên Chúa; càng quên mình phục vụ, tha thứ cho mọi người, chúng ta càng tham dự vào sự sống Thiên Chúa. Đó là dấu chị sự hiện diện của Ba Ngôi Thiên Chúa.

Thứ đến, chúng ta có thể nhận biết được Ba Ngôi Thiên Chúa qua sự hiệp nhất, vì Ba Ngôi chính là biểu tượng, là mẫu gương và là Nguyên lý của sự hiệp nhất. Thật vậy, Thiên Chúa không bao giờ hoạt động riêng lẻ. Bất cứ công việc nào cũng đều có sự thông dự của cả Ba Ngôi. Trước hết, trong công trình tạo dựng vũ trụ, Chúa Cha đã dựng nên tất cả bằng Lời khôn ngoan phát ra từ miêng mình và nhờ Thần khí bay là là trên mặt nước như luồng gió huyền diệu. Thứ đến, trong công trình cứu độ của Chúa Con cũng thế. Chúa Cha luôn hành động trong Đức Kitô để Ngài rao giảng và làm các phép lạ. Và Chúa Thánh Thần đã cộng tác ngay từ lúc Mẹ Maria thụ thai cho đến khi Đức Kitô sống lại, thổi hơi trên các môn đệ để họ nhận lấy Thần Khí của Ngài; sau cùng trong công trình thánh hoá, Chúa Thánh Thần phân phát ơn thánh cho từng người qua Đức Kitô. Vì thế mà trong Tin mừng, Chúa Giêsu đã xác quyết: Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy và Thánh Thần sẽ lấy những gì của Thầy mà ban cho các con.

Sự hiệp nhất giữa Ba ngôi nhắc chúng ta rằng: Con người cũng là những nhân vị, có tự do, có ý thức, có tình cảm cần được tôn trọng. Muốn tạo sự hợp nhất, các ngôi vị phải gặp gỡ, thông cảm và yêu thương nhau.

Như thế, Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta sống theo mẫu gương của Ba Ngôi Thiên Chúa là yêu thương và hiệp nhất. Chúng ta chỉ có thể yêu thương và hiệp nhất với nhau khi mỗi người thực sự là mình, chấp nhận đồng hành với tha nhân, coi tha nhân như chính mình, đồng thời ý thức rằng mình chỉ có thể sống nhờ tha nhân, với tha nhân và cho tha nhân; bởi vì tự chính trong nguyên lý, sự sống không phải là một thực tại đơn độc, khép kín, mà là sự chia sẻ, hiệp thông: sự sống thần linh của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Lạy Ba Ngôi chí thánh, xin ngự trị và đổi mới tâm hồn chúng con, để chúng con luôn nhận ra đượng tình yêu Chúa đang hiện diện giữa cộng đoàn giáo xứ, giữa gia đình mỗi người chúng con, để chúng con noi gương Ba Ngôi, sống hiệp nhất, yêu thương và nhất là luôn biết can đảm làm chứng và giới thiệu Ba Ngôi Thiên Chúa đến cho mọi người chúng con gặp gỡ. Amen.

Tác giả: Nhóm Suy Niệm Bùi Chu

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập262
  • Máy chủ tìm kiếm32
  • Khách viếng thăm230
  • Hôm nay70,557
  • Tháng hiện tại1,100,753
  • Tổng lượt truy cập71,128,510
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây