Đời thánh hiến - một huyền nhiệm

Thứ năm - 21/03/2024 22:27  1210
img 0080Được Chúa yêu thương, chọn gọi là một hồng ân cao quý, và theo mặc khải: Ơn gọi thánh hiến như kho báu, như viên ngọc người tu sỹ tìm thấy sẵn sàng bán mọi thứ để mua lấy (Mt 13,44). Chiếm được Chúa Kitô là tìm được một kho báu vô cùng quý giá như Thánh Phaolô đã xác tín: “Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi so với mối lợi tuyệt vời là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi.” (Pl 3,8-9). Quả thực, khi dấn thân theo Chúa sống cuộc đời tận hiến, ta sẽ tìm được những phương tiện bảo đảm cho việc nên thánh, nên hoàn thiện: Giữ ba lời khuyên Phúc Âm, ta sẽ được giải thoát khỏi những chướng ngại cản ngăn trên con đường toàn thiện để thanh thoát tìm được niềm vui và hạnh phúc nước trời.

Cũng như nhận định của thánh tông đồ: Ơn gọi sống đời thánh hiến là một hồn ân cao quý, nhưng lại được lưu giữ trong bình sành dễ vỡ bởi con người yếu đuối trong thân phận bụi tro. Vì thế, muốn bảo toàn và phát triển hồng ân đã lãnh nhận, ta không được cậy dựa vào sức riêng, mà phải tín thác vào quyền năng của Chúa Kitô và ta còn được củng cố mỗi khi ta biết thông phần vào cuộc thương khó của Chúa Kitô, qua những đau khổ, những hy sinh, qua việc chết đi mỗi ngày trong những từ bỏ của đời thánh hiến để nên đồng hình, đồng dạng với Người. Cùng chết với Người và được cùng sống lại với Người trong cuộc sống mới.
Bước vào đời dâng hiến với tuổi xuân đầy mộng ước tương lai và qua những tháng năm đầu đời đáp lại tiếng Chúa, chắc hẳn ta cũng cảm nghiệm như Linh mục Ân Đức: “Đường con theo Chúa là hồng phúc cao quý tuyệt vời, nhưng cũng chẳng thiếu gian khó dặm trường, chẳng thiếu mưa gió mịt mùng, không thiếu những ngày quạnh vắng cô đơn, những ngày tăm tối u buồn. Vâng lạy Chúa, con xin hiến dâng Ngài làm lễ hy sinh, lệ vật toàn thiêu chan chứa ân tình, phận con chỉ là hư vô, Chúa đã dủ tình ban cho ơn bước theo Ngài, vậy xin Ngài giữ gìn đường nẻo con đi, xin đừng để con lỗi ước quên thề.
Chị Ter tâm sự: “Chính bởi tình yêu và niềm hân hoan mà Thiên Chúa tuôn đổ xuống trên cuộc đời, và từng bước Ngài dìu con tiến lên nói lời quyết tâm chọn và yêu Chúa trong lời khấn lần đầu. Lễ khấn lần đầu tuy không long trọng bằng lời khấn trọn đời, nhưng lại thật quan trọng, vì đó là mối tình đầu con dành cho Chúa, mối tình đầu có thể chưa trọn vẹn, chưa sâu đậm, nhưng luôn là mối tình không bao giờ quên! Và sẽ là mốc điểm để dánh dấu cuộc đời thánh hiến của con qua 25, 50 năm… và qua từng chặng đường con sẽ bước tới trong tương lai. Trong niềm vui tận hiến, con hạnh phúc, nhưng con cũng rụt rè, lo lắng. Lo cuộc sống mà con sắp bước vào với tất cả những bụi bặm trần gian gọi mời, sẽ khiến ý chí con lung lay, tình yêu dâng hiến sẽ nhạt nhoà, những nỗ lực rèn luyện trong những tháng năm qua sẽ hao mòn khiến con không còn như là ước mong. Vì vậy, tâm tình dâng Chúa lúc này chính là niềm tri ân cảm tạ về hồng ân cao quý, cùng niềm tin yêu phó thác nơi Chúa. Bởi Người đã yêu thương chọn gọi, thì chính Người cũng bao bọc chở che. Chỉ “xin cho con trung thành suốt đời, làm nụ hoa trắng đơn sơ, tấm chân tình dâng Chúa mà thôi”.
Một tu sỹ ẩn danh tâm sự trong ngày khấn lần đầu: “Hiện diện giữa khung cảnh rộn ràng của tiệc cưới, con, một trong số những trinh nữ khôn ngoan tay cầm đèn đầy dầu cháy sáng, tượng trưng cho lòng thuỷ chung. Con biết rằng, chỉ những ai dám đi đến cùng hành trình cuộc sống, mới tìm thấy giá trị và ý nghĩa đời mình, chỉ những ai dám đảm nhận trọn vẹn sứ mạng, mới được hưởng nếm niềm vui và ánh sáng mà chỉ tìm thấy nơi Chúa. Vì thế, điều con khao khát và quan tâm chính là lòng trung thành tuân giữ những điều con đã khấn hứa, là sự chọn lựa từng ngày để mãi mãi trung tín với tình yêu thuở ban đầu mà con đã hiến dâng”.
Giữa bao tiếng gọi mời, ta đã quyết tâm dâng đời mình cho Chúa, muốn được sống trọn vẹn giao ước tình yêu qua đời sống khiết tịnh, nghèo khó và vâng phục. Muốn sống như Chúa đã sống, muốn bước theo dấu chân của Chúa, để nên đồng hình đồng dạng với Người. Với ơn Chúa, ta vững bước đi trên con đường mình đã chọn. Do đó, người ta cần hiểu và luôn trân trọng sống đức Khiết Tịnh, khi hiến dâng con tim cho Chúa, ta tuyên xưng và xác tín rằng: Chỉ mình Chúa là bạn đồng hành sớm hôm, vỗ về, đỡ nâng và an ủi ta. Chỉ mình Người là Thiên Chúa của đời ta, từ đó, ta sẽ không kiếm tìm gì khác ngoài Chúa, bởi Chúa là tất cả và một mình Chúa là đủ. Khi sống đời thánh hiến, ta phải luôn ý thức sống và yêu đức khó nghèo, sống mỗi ngày rất thật về chính cuộc đời mình là một người nghèo tự nguyện. Những khó khăn, vất vả, những giới hạn và thiếu thốn khi sống cuộc sống một người nghèo, không tước đi khỏi ta niềm vui thiêng liêng của một người đã luôn có Chúa là gia nghiệp.
Sau cùng, khi ta thưa lời ‘xin vâng’ với Chúa như một giao ước thánh, lời xin vâng trong đức ‘vâng phục’ sẽ dẫn ta vào một cuộc phiêu lưu trong thánh ý Chúa, dù chẳng biết đoạn đường phía trước có những gì, nhưng ta hãy phó thác cho sự dẫn dắt của Chúa để sống bình an từng ngày trong quỹ đạo tình yêu. Qua nghi thức tuyên khấn, trước mặt cộng đoàn, cũng như trước mặt triều thần thánh, ta long trọng tuyên bố chọn Chúa là lý tưởng duy nhất của cuộc đời. Để quyết tâm cản đảm và kiên trì giữ vững lời cam kết thánh, để chỉ thuộc trọn về Chúa và hiến thân phục vụ Giáo hội qua sứ vụ mà ta lãnh nhận từ Hội dòng.
Một Đức Giám Mục chia sẻ trong thánh lễ tuyên khấn, Ngài mời gọi các khấn sinh tìm hiểu giá trị cốt lõi tình yêu đời dâng hiến trong ba khía cạnh:
Khía cạnh đầu tiên là lòng thương xót vô biên mà Thiên Chúa dành cho người Tu Sĩ. Tình yêu này đã đưa Chúa Giêsu đến cái chết trên Thập giá, cái chết hiến mạng với một tình yêu lớn nhất: "Không có tình thương nào cao cả hơn tình yêu của người hiến mạng sống mình vì bạn hữu".
Khía cạnh thứ hai là sự từ bỏ, dấn bước theo Chúa trong đức ái trọn hảo. Người tu sĩ cũng như Apraham, như Mẹ Maria, như Phêrô và Phaolô, luôn gắn kết đời mình với tình yêu của Thiên Chúa, để tình yêu của người tu sỹ được trổ sinh hoa trái dồi dào.
Khía cạnh thứ ba là sự quảng đại dâng hiến. Như Thiên Chúa Cha, cha mẹ các khấn sinh cùng trên hành trình Thập giá, mỗi bước đi, mỗi khoảnh khắc trong cuộc đời của con mình, cũng như tình yêu dâng hiến của người con, chính là tình yêu hy sinh, lời nguyện hiến tế mỗi ngày của cha mẹ.
Khi tuyên khấn, các khấn sinh chắp cánh bởi tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa và mọi người, tình yêu đó là lời mời gọi từ bỏ và dấn thân, quảng đại và kiên trì, được diễn tả qua ý nghĩa khi lãnh nhận chiếc lúp. Lời tuyên khấn chỉ vỏn vẹn trong vài phút, nhưng là kết quả của những ngày tháng chìm trong kinh nguyện, lắng nghe và tiếp tục đáp trả, dù không hồi hộp như tiếng Chúa gọi Samuel, nhưng đó là những trải nghiệm của một hành trình dài tìm kiếm thánh ý Chúa. Lời khấn hôm nay, không phải là lời hứa vội vàng, mau quên, mà là niềm tin thực sự, là sứ mệnh mà mỗi khấn sinh phải sống và bền bỉ theo đuổi. Nó cũng giống như một viên ngọc quý, không thể cất giấu trong hộp, mà mỗi khấn sinh cần phải mài giũa từng ngày, để viên ngọc ngày càng toả sáng và sinh ích cho mọi người. Đó là giá trị cốt lõi đời dâng hiến mà mỗi khấn sinh khao khát và nỗ lực để có được.

Tác giả: Nt. Dòng Trinh Vương

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập88
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm29
  • Khách viếng thăm58
  • Hôm nay36,964
  • Tháng hiện tại897,325
  • Tổng lượt truy cập78,900,776
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây