Nghề cao quý

Thứ tư - 16/11/2022 03:30  1028
picture1 1“Có một nghề bụi phấn bám vào tay
Người ta bảo là nghề trong sạch nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Lại nở cho đời những đoá hoa thơm...”

Đó là nghề giáo viên, một nghề đã mang đến cho đời những người thầy, người cô đáng trân trọng. Nếu một số nghề, khi một sản phẩm làm ra chưa đẹp, chưa chất lượng, người ta có thể làm lại, nhưng với nghề giáo, sản phẩm đào tạo ra là con người, mà nói đến con người thì đâu phải dễ. Nếu không vững chí, kiên tâm thì thầy cô khó có thể dạy được. Một sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả khôn lường cho một người, lớp người, thậm chí cả một thế hệ.

Đã có ai đó nói rằng: “Nghề giáo như nghề chèo đò, phải đưa những con đò đến được bờ bên kia”. Thật đúng như vậy. Để làm tròn sứ mệnh cao cả của mình, “người đưa đò” cần cố gắng giữ tay lái vững chắc. Mà có ai biết được rằng, trong suốt chặng đường ấy, họ phải vượt qua bao nhiêu gian nan vất vả. Phải, “người đưa đò” phải dùng hết sức lực của bản thân để chống chọi những khi con đò gặp “mưa to”, “gió lớn”. Rồi khi đã đưa được khách qua sông, “ người đưa đò” lại quay về bến bên kia để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao cả ấy. Và cứ thế, cứ thế, những người thầy đã dành cả cuộc đời để dạy dỗ cho tất cả những người học trò thân yêu của họ, không quản khó khăn, không ngại gian khổ.

Đối với nghề nhà giáo, người thầy chính là người truyền cảm hứng. Bởi thế, không phải ngẫu nhiên mà William A. Warrd - nhà giáo dục lỗi lạc của nước Mỹ thế kỷ XX cho rằng: “Người thầy trung bình chỉ biết nói. Người thầy giỏi biết giải thích. Người thầy xuất chúng biết minh họa. Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”. Thật vậy, dẫu chưa hẳn là người thầy giảng bài hay nhất, người sở hữu lượng kiến thức đáng khâm phục nhất…, nhưng đôi khi lại chỉ giản dị như cách trái tim học trò chạm đến trái tim người thầy qua việc họ truyền cảm hứng như thế nào. Muốn truyền lửa, truyền cảm hứng thì trong tim người thầy “lửa” phải cháy nồng nhiệt, không chỉ biểu hiện ở bên ngoài mà phải ‘ngùn ngụt’ cả bên trong. “Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể đào tạo nên một con người với chút ít nhiệt tình” (Can Jung). Do đó, nếu như không có lòng yêu thương dành cho học trò của mình, thì liệu người thầy có tận tình, hi sinh nhiều đến như vậy được không?

Mỗi người, từ khi sinh ra, lớn lên và trưởng thành, chúng ta đã gặp trong đời bao nhiêu người thầy. Đáng tiếc, vì rất nhiều lý do, người ta viện cớ nào đó để biện minh rằng, bởi bộn bề của cuộc sống, họ không nhớ hết những người thầy mình đã được học. Dẫu vậy, người thầy vẫn cứ thầm lặng bước chân vào cuộc đời của mỗi học trò để tri nhận và thấu hiểu chúng. Để rồi bất chợt, phút lắng lòng, họ tươi cười, mãn nguyện vì niềm hạnh phúc đến từ những lời cảm ơn chân thành.

Ngày 20/11 ngày nay nên giữ lại những giá trị chân thật và cần phải cự tuyệt với “xúc động theo mẫu, tưởng tượng theo khuôn và tình cảm theo quy định,...”. Nếu ứng xử đúng ý nghĩa trong sáng của ngày nhà giáo, phải chăng trái tim sẽ chạm được tới những trái tim và từ đó góp phần đổi thay giáo dục theo hướng tích cực. Đừng để những món quà xa xỉ, những lẵng hoa vô cảm, những bài diễn văn sáo rỗng và những câu chúc mừng được lập trình… làm nhạt nhoà đi ý nghĩa linh thiêng của một nghề cao quý.

Tôi và bạn chẳng lẽ không có đến một người thầy để tri ân???

Tác giả: Totus Tuus

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập431
  • Máy chủ tìm kiếm31
  • Khách viếng thăm400
  • Hôm nay52,055
  • Tháng hiện tại912,416
  • Tổng lượt truy cập78,915,867
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây