Thánh Alberto cả

Thứ ba - 15/11/2022 03:24  793
1280px fra angelico conversion de saint augustin 660x350 1“Không có có sự đối kháng giữa Giáo Hội và Khoa Học”

Thánh Albertô Cả được người đương thời gọi là “điều kỳ diệu của thời đại”. Là một tu sĩ Đaminh nhiệt tâm, tận tuỵ, thánh nhân để lại cho Giáo Hội nhiều thành tựu khó lòng trình bày hết.

Thánh Albertô sinh vào khoảng năm 1206 và gia nhập Dòng Anh em thuyết giáo năm 1223. Ngài nhanh chóng thông hầu hết các lĩnh vực học thuật.  Bỏ qua các các chuẩn mực khoa học ở thời đại mình, Ngài trở thành người tiên phong về lĩnh vực khoa học tự nhiên, xét theo cả về mặt kinh nghiệm và triết học.

Các tư tưởng đổi mới của thánh Albertô về khoa học tự nhiên và thần học thu hút sự chú ý của một người anh em Đa Minh trẻ tuổi và điềm tĩnh là thánh Tôma Aquinô. Dù thánh Albertô thông tuệ hơn hẳn nhiều người đường thời, nhưng chính người học trò của thánh nhân mới là người toả sáng hơn thầy của mình. Nếu thánh Albertô là người khai quang một con người thì chính thánh Tôma Aquinô là người đã đi đến cùng trên con đường ấy.

Nhưng rủi thay, cuộc đời của thánh Tôma ngắn ngủi như tia sáng loé lên rồi lịm tắt, thì chính thánh Albertô là người bảo vệ và làm cho tư tưởng của thánh Tôma nên như ngọn hải đăng toả sáng khắp Giáo Hội.  Thánh Albertô Cả là một giáo sư, một giám mục và là một nhà khai sáng để lại cho Giáo Hội các tư tưởng thần học xuất sắc. 

Sau khi gia nhập Dòng Đa Minh, năm 1245, thánh Albertô đến Paris học tập và lấy bằng tiến sĩ tại đó. Ngài bắt đầu giảng dạy tại Paris rồi sau đó về dạy tại Cologne, Đức Quốc. Chính trong thời gian giảng dạy tại Cologne, ngài để ý đến một chàng trai trẻ tên Tôma Aquinô. Chàng sinh viên trầm tư ấy được các bạn cùng lứa châm chọc là “Dumb Ox – Con bò câm”. Vóc dáng mập mạp cũng như đánh giá sai sự thinh lặng xuất phát từ suy tư thấu đáo không vội phát biểu của ngài là nguyên nhân cho sự châm chọc ấy. Nhưng chính trong thời điểm đó, Albertô là người đã nhận ra nơi Tôma trẻ tuổi có nhạy bén xuất chúng và nhận ngài làm môn sinh. 

Chúa và tự nhiên

Sau hơn một ngàn năm kể từ khi Đức Kitô ra đời, Giáo hội vẫn còn cố gắng đưa ra định nghĩa về bản chất và vai trò của tự nhiên trong công trình tạo dựng. Có sự bất đồng giữa các nhóm thần học khác nhau trong mối liên hệ giữa cái gọi là tính độc lập của tự nhiên, vốn có riêng quy luật và hoạt động riêng, với một Thiên Chúa toàn năng.

Nếu tuyết rơi, thì Chúa làm cho nó rơi hay tự nó có nguyên lý làm cho nó rơi?  Ví dụ đơn giản này, khi nêu lên mối quan hệ giữa Thiên Chúa và tự nhiên, cho thấy điểm nhấn trong mối trương quan giữa thần học và khoa khọc, thậm chí có thể nói là tương quan giữa đức tin và lý trí. Thông thường, một số nhà thần học nghi ngại, nếu trao cho tự nhiên những nguyên nhân tự thân sẽ làm giảm đi vinh quang của Chúa hoặc có thể hồi sinh các tư tưởng ngoại giáo.

Trong số các tranh luận liên quan đến tự nhiên, tư tưởng của triết gia ngoại giáo Aristotle trở nên nổi bậc. Các tác phẩm của Aristotle ban đầu đến với Công giáo nhờ vào các học giả Do Thái và Hồi giáo, vốn chứa trong đó nhiều bình giải sai lầm.  Các lỗi này có thể xuất phát từ cách hiểu sai về Aristotle hoặc cho rằng Aristotle bất khả sai lầm, đã làm phong phú các tư tưởng của Công Giáo khi đi ngược lại vị triết gia này vì nhiều lý do.

Thánh Albertô kiên quyết cho rằng, những gì Aristotle nói về tự nhiên có thể phục vụ cho Giáo Hội và cho thần học của Giáo Hội. Dù đã viết cả một chương sách có tựa đề “Những sai lầm của Aristotle”, nhưng thánh Albertô vẫn cho thấy những nguyên tắc mà Aristotle trình bày về triết học tự nhiên có thể dung hoà với những gì Kinh Thánh trình bày về vũ trụ.

Giáo hội & Khoa học

Tư tưởng trước hết và rất quan trọng Giáo Hội Công Giáo thừa hưởng từ nơi Albertô chính là lập trường cho thấy không có sự đối kháng giữa Giáo Hội và khoa học. Tự nhiên dù khi vận hành treo quy luật nội tại nhưng Đấng là tác giả của các quy luật đó chính là Đấng được nói trong Kinh Thánh. Quan điểm này là một khẳng định quan trọng về sự hoà hoà giữa đức tin và lý trí.

Các lập trường nền tảng về mặt triết học của Giáo Hội khi nói đến các vấn nạn như tiến hoá, tuổi trái đất, tâm lý học, nguồn gốc vũ trụ… đều gợi lại những lập trường ban đầu của thánh Albertô. Ý tưởng tự nhiên chứa trong mình nguyên nhân nội tại và chúng ta có thể khảo sát các nguyên nhân đó của thánh Albertô rất mới mẻ đến nỗi nhiều người không thể hiểu và lầm tưởng các thực nghiệm mang tính khoa học với chuyện huyền bí. Chính vì vậy mà thánh Albertô từng bị người ta gán cho danh hiệu “nhà ảo thuật”.

Trường phái Kinh Viện

Công trình thứ hai mà thánh Albertô và người học trò của mình làm được chính là mở ra một trường phái Kinh Viện.  Cách tiếp cận của trường phái này độc đáo ở việc tập trung vào mối tương quan hài hoà giữa đức tin và lý trí cũng như tính trật tự của vũ trụ trong sự liên hệ với Tác Giả Thần Linh của nó.

Chính ý tưởng mọi khoa học phải đặt dưới khoa học về Thiên Chúa đã làm cho thánh Albertô của trường phái Kinh Viện nhận được danh hiệu “Tiến Sĩ Hoàn Vũ”[1]. Thật không dễ để trình bày hết tầm quan trọng của trường phái Kinh Viện khi vẫn đặt nó trong lòng của Mẹ Hội Thánh.

Đức Lêô XII nói rằng “Các nhà thần học Kinh Viện có khả năng đặc biệt trong việc nối kết cách chặt chẽ giữa kiến thức nhân loại với kiến thức thuộc về Thiên Chúa.” Đức Sixtô V khẳng định các nhà Kinh Viện “có sự thống nhất khi nói về liên hệ giữa các sự kiện và nguyên nhân của nó; giữa trật tự và sự sắp xếp trật tự, giống như người lính phải tiến lên giữa một rừng các mũi tên nhọn…họ tách ánh sáng từ bóng tối, chân lý từ sai lầm. Những nguỵ biện của lạc giáo vốn bao bọc trong nhiều cách thế sai lầm tinh vi nay bị lột trần và phơi bày trần trụi.”

Trong khi Thánh Albertô xứng đáng được hậu thế nhắc đến thì chúng ta cũng phải thừa nhận sự vĩ đại nơi người học trò của ngài: Thánh Tôma Aquinô.  Khi hay tin thánh Tôma đột ngột qua đời trên đường tham dự Công Đồng ở Lyon, thánh Albertô đã thốt lên “ánh sáng của Giáo hội” đã vụt tắt.

Thánh Tôma về sau được Giáo Hội phong danh hiệu Tiến sĩ Thiên Thần. Giáo Hội tiếp tục đánh giá cao Tôma và trường phái Kinh Viện của ngài khi bộ “Tổng Luận Thần Học” mang danh “vinh quang hàng đầu” của Tôma được Công Đồng Trentô đặt trên bàn thờ như một nguồn khích lệ.

Tôma được Đức Leo XIII đặt làm bổn mạng cho tất cả các trường học và đại học Công giáo. Đằng sau tất cả những lời ca ngợi xứng đáng dành cho thánh Tôma qua bộ Tổng Luận và tất cả những gì thánh nhân trình bày, chúng ta thấy được tài năng và sự kiên tâm của thánh Albertô.

Lạy Thánh Albertô, ngài là một nhà khoa học, một triết gia, thần học gia hàng đầu, xin cầu cho chúng con!

[1] Muốn nói, ngài thông thạo, uyên bác trong nhiều lĩnh vực.

Tác giả: Đức Hữu chuyển nghĩa

Nguồn tin: www.ncregister.com

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập351
  • Máy chủ tìm kiếm37
  • Khách viếng thăm314
  • Hôm nay18,448
  • Tháng hiện tại995,835
  • Tổng lượt truy cập78,999,286
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây