Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất;

Thứ sáu - 15/03/2024 22:11  827
CHÚA NHẬT V MÙA CHAY NĂM B
(Gr 31,31-34; Dt 5,7-9; Ga 12,20-33)

e626568f2aaeedbcdd17976b311d8579 1“Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này,
thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời” (Ga 12,25)

Yêu và ghét là hai thực tại trong đời sống của chúng ta. Yêu là có tình cảm dễ chịu khi tiếp xúc với một đối tượng nào đó, và thường vì đối tượng đó mà hết lòng. Theo nghĩa này thì chúng ta thường có yêu thương – yêu chiều – yêu đương – yêu mến – yêu quý… Còn Ghét là không ưu thích, muốn tránh hoặc cảm thấy khó chịu khi phải tiếp xúc với một đối tượng nào đó. Từ đó nảy sinh ra ghét bỏ, ghét cay ghét đắng, ghét đến độ không còn gì ghét hơn nữa. trog bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu cũng đề cập đến Yêu và Ghét.

Bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe, nằm trong bối cảnh người Do Thái lũ lượt tiến về Giêrusalem để mừng đại lễ Vượt Qua theo luật dạy. Tin Mừng kể rằng:“Thoạt nghe tin Đức Giêsu cũng tới Giêrusalem, họ cầm nhành lá thiên tuế ra đón Người và reo hò: Hoan hô! Hoan hô! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Chúa! Chúc tụng vua Israel!” (Ga 12, 12-13). Trong bối cảnh này, Chúa Giêsu đã loan báo Người sẽ được tôn vinh nhờ cái chết của Người. Cùng lúc, Chúa Giêsu cũng chỉ cho chúng ta cách thể để được sống đời đời: “Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời” (Ga 12,25).

Ở đây Chúa Giêsu không trực tiếp dùng từ Ghét. Ngài dùng từ “coi thường”. Tuy nhiên, theo kiểu dùng từ của người Sêmít, ngược lại với động từ yêu là ghét, nghĩa là yêu mến ít hơn hay coi thường. Chẳng hạn: “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ” (Mt 6,24). Như chúng ta đã biết, cuộc đời này chỉ là thời gian sống tạm để lập công. Và sự sống đời đời chỉ thực sự bắt đầu sau cái chết. Do đó, cần phải chết đi để bước vào cõi đời đời! Bởi vậy, chúng ta có thể hiểu rằng Chúa Giêsu đang dậy cho dân Chúa ngày xưa và cho cả chúng ta ngày nay về một thực tế là: Ai chăm lo cho mình được hưởng thụ cuộc sống ở đời này thì sẽ làm mất sự sống đời đời; còn ai không tìm cách hưởng thụ cuộc sống ở đời này thì sẽ có được sự sống đời đời cách vĩnh viễn sau khi lìa thế. Thật vậy, khi chỉ biết lo cho sự sinh tồn của mình mà làm ngơ trước nỗi khổ đau của kẻ khác, khi chỉ chú trọng đến lợi ích riêng tư hơn là nhu cầu của tha nhân hay tập thể, thì tôi đã tự đóng khung trong chiếc vỏ trấu để rồi cứ trơ trọi giữa giòng đời. Nhưng nếu biết chết đi con người vị kỷ, tôi sẽ “nảy mầm” làm phát sinh bao niềm hy vọng của một mùa gặt bội thu. Càng cương quyết chiến đấu với chính mình, để loại bỏ thói ích kỷ, gian dối, đố kỵ, tham lam… thì hình ảnh Thiên Chúa càng rực sáng và dung nhan Thiên Chúa càng được tỏ hiện nơi tôi.

Việc Chúa Giêsu đến trong thế gian và nhất là việc ngài tự hủy, và chịu mục nát đi vì yêu nhân loại đã đảo ngược các nấc thang giá trị. Sự sống đời này là một quà tặng lớn lao, là cái chúng ta yêu thích, quý chuộng thì Chúa Giêsu lại bảo phải ghét bỏ. Ngược lại, cái mà chúng ta sợ hãi, ghét bỏ thì Người lại bảo chúng ta yêu. Tuy nhiên, chúng ta không nên hiểu yêu hay ghét theo kiểu đối kháng, cái này triệt tiêu cái kia, như thể người Công giáo chúng ta phải chê bỏ sự sống, ghét cuộc đời theo kẻo né tránh, trốn đời. Không phải thế, sự sống của chúng ta là quà tặng vô giá, là vinh quang của Thiên Chúa (thánh Irênê). Chính Người là sự sống trường cửu, vĩnh hằng đã dựng nên con người. Nhưng vì sự sống ấy thuộc về thế gian tạm bợ và mau qua, nên những ai muốn sống hạnh phúc đời đời bên Chúa thì phải ghét nó.  Còn ai cứ nâng niu, chiều chuộng sự sống thể xác này cách ích kỷ, hưởng thụ, tìm thảo mãn mọi ham muốn, đam mê thì sẽ đánh mất linh hồn mình. Vì khi chết, chúng ta chẳng mang được cái thứ gì ra khỏi thế gian này. Thánh Phaolô đã từng nhắc nhở chúng ta “Ai theo tính xác thịt mà gieo điều xấu, thì sẽ gặt được hậu quả của tính xác thịt là sự hư nát. Còn ai theo Thần Khí mà gieo điều tốt, thì sẽ gặt được kết quả của Thần Khí là sự sống đời đời” (Gl 6,8). Về điều này, thánh Gioan tông đồ cũng nhắc nhở chúng ta: “Anh em đừng yêu thế gian và những gì ở trong thế gian. Kẻ nào yêu thế gian thì nơi kẻ ấy không có lòng mến Chúa Cha, vì mọi sự trong thế gian: như dục vọng của tính xác thịt, dục vọng của đôi mắt và thói cậy mình có của, tất cả những cái đó không phát xuất từ Chúa Cha, nhưng phát xuất từ thế gian; mà thế gian đang qua đi, cùng với dục vọng của nó. Còn ai thi hành ý muốn của Thiên Chúa thì tồn tại mãi mãi” (1 Ga 2,15-17).

Lạy Chúa, thế gian có quá nhiều lôi cuốn làm chúng con chạy theo, nhưng Chúa mới là cùng đích đời con. Xin cho chúng con biết chết đi cho những dụng vọng thuộc về thế gian và sống cho những giá trị Nước Trời theo Thần Khí hướng dẫn để được sống mãi bên Chúa. Amen!

Tác giả: Nhóm Suy Niệm Bùi Chu

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập409
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm387
  • Hôm nay52,983
  • Tháng hiện tại913,612
  • Tổng lượt truy cập78,917,063
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây