Phaolô, vị thừa sai xây dựng hiệp nhất
Thứ sáu - 13/01/2017 15:25
2565
Phaolô, vị thừa sai xây dựng sự hiệp nhất trên « Chỉ một Chúa, một đức tin, một phép rửa » (Ep 4,5)
Dẫn nhập
Phaolô là vị Tông Đồ của nhiều nước nhiều dân. Sự hoán cải thôi thúc ngài ra đi rao giảng Tin mừng một cách không mệt mỏi cho dân ngoại. Ngài đã thực hiện nhiều cuộc hành trình sứ mạng với hàng nghìn cây số bằng đường thủy cũng như đường bộ để thành lập những cộng đoàn kitô hữu tiên khởi. Trong trường hợp vắng mặt, thánh nhân duy trì mối liên hệ với những cộng đoàn này bằng cách viết thư để tiếp tục dậy dỗ họ. Thành lập các cộng đoàn, viếng thăm và viết thư là 3 trục chính của đời sống tông đồ. Ngài là một mẫu gương cho các nhà thừa sai thuộc mọi thời đại. Đâu là những phẩm chất của vị Tông đồ này ? Những cộng đoàn do ngài sáng lập mang đặc thù nào ? Làm thế nào ngài có thể tiếp tục vun đắp cộng đoàn ? Mục đích của bài viết là nhằm tìm ra những câu trả lời bằng cách tìm hiểu về cuộc đời, sứ mạng và các công trình của ngài.
Phaolô đã cống hiến trọn vẹn đời mình cho sứ mạng rao giảng Tin mừng mà Đức Giêsu trao phó. Do vậy, rao giảng Tin mừng là ưu tiên hàng đầu trong cuộc đời của ngài. Đối diện với những khó khăn gặp phải, ngài chấp nhận tất cả để cho Tin mừng của Chúa Giêsu được mạc loan báo. Chính ngài đã tìm cách trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô bằng cách dành cho Người chỗ đứng hàng đầu trong cuộc đời mình.
Đối với ngài, sự hiệp nhất giữa các kitô hữu có tầm quan trọng mang tính nền tảng đối với sự sống còn của cộng đoàn. Đức tin, đức ái và đức cậy là những nền tảng của sự xây dựng cộng đoàn kitô giáo. Ngài nhấn mạnh đến căn tính của các tín hữu : « chỉ một đức tin ; một phép rửa và một Đức Kitô », Đấng quy tụ tất cả các chi thể trong cùng một thân thể của Người.
Vào mọi thời, Hội thánh đều cần đến sự nhiệt thành truyền giáo và sự quy tụ các cộng đoàn kitô giáo trong sự hiệp nhất theo mẫu gương mà thánh Phaolô đã thực hiện. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ nói về cuộc đời, và các hành trình truyền giáo. Tiếp đến, trong phần thứ hai, chúng ta sẽ tìm hiểu ước muốn thành lập một cộng đoàn của ngài ăn sâu trong sự hiệp nhất bằng cách nhấn mạnh ba chiều kích cần thiết vốn là linh hồn của cộng đoàn kitô giáo. Đó chính là đức tin, đức cậy và đức mến.
Tăng Kỳ Mục