Dầu đèn canh thức giờ ấy

Thứ bảy - 11/11/2023 20:38  453
2015203 univ lsr lgChuyện kể rằng, một lần kia cha Gioan Don Bosco hỏi các học trò đang chơi đùa: “Nếu biết sắp chết, các con sẽ làm gì?” Một số trả lời: “Con vào nhà thờ cầu xin.” Số khác nói: “Con đi xưng tội dọn mình chết lành.” Cậu Đaminh Savio trả lời: “Con cứ tiếp tục chơi.” Cha Gioan Bosco ưng ý, vì nếu giải trí lành mạnh là bổn phận, thì việc thánh hóa trước tiên phải nằm trong bổn phận hằng ngày: giờ nào việc nấy.

Sở dĩ, Đaminh Savio có thể nói như vậy vì có lẽ cậu đang sống trong tâm thế của một người tỉnh thức. Đó hẳn là tâm thế của một người khôn ngoan. Vì là một nhân đức thuộc phạm trù lý trí, mà trí khôn con người xem ra bị điều kiện hoá bởi thời gian, tuổi tác nên qua cái ngưỡng cửa tuổi bảy mươi, nói chung khả năng phân biệt, phán đoán của con người giảm dần: “Càng già, càng lẩn thẩn” là một hiện thực như tất yếu. Thế mà Kitô hữu chúng ta mỗi lần tham dự lễ an táng một người cao niên lại được nghe trích đọc bài trích sách Khôn ngoan: “Người đầu bạc thì khôn ngoan và tuổi già là một cuộc đời thanh sạch” (Kn 4,9)[1]. Không thể hiểu sự khôn ngoan của câu trích Lời Chúa này theo nhãn quan nhân loại mà cần phải có cái nhìn khác.

Tuy nhiên, khi nhìn dưới nhãn quan Đức Tin, khôn ngoan là người biết sống theo tiếng nói của lương tâm, làm lành lánh dữ, tôn trọng sự thật và bảo vệ sự sống. Kitô hữu khôn ngoan là người biết gìn giữ chiếc đèn cuộc đời mình luôn rực cháy lửa “tin- cậy- mến” Chúa và yêu người trong mọi thăng trầm của cuộc sống. Như các trinh nữ khôn ngoan, họ sẽ được gặp Đức Giêsu, chàng rể của nhân loại và cùng chàng vào dự tiệc cưới Nước Trời.

Ngược lại, người khờ dại là kẻ không nghe theo tiếng nói lương tâm, không làm lành lánh dữ, không tôn trọng sự thật và bảo vệ sự sống. Người kitô hữu khờ dại là người không biết gìn giữ ngọn đèn đời mình luôn cháy lửa “tin- cậy- mến” Chúa và yêu người trong mọi hoàn cảnh của đời sống. Như các trinh nữ khờ dại, họ cũng sẽ không được cùng Đức Giêsu, chàng rể của nhân loại vào dự tiệc cưới Nước Trời.

Khi rao giảng Tin Mừng, Đức Giêsu thường dùng những hình ảnh cụ thể thường ngày để giúp cho người ta dễ hiểu về mầu nhiệm Nưới Trời. Nước Trời như hạt cải, Nước Trời như chuyện mở tiệc cưới và hôm nay Đức Giêsu nói, Nước Trời giống như chuyện mười cô trinh nữ trong đám rước dâu. Vậy chúng ta tự hỏi: Bài dụ ngôn hôm nay muốn nói gì? Và qua dụ ngôn ấy, Đức Giêsu muốn nói gì với chúng ta?[2]

 Hình ảnh chàng rể trong dụ ngôn ám chỉ tới Đức Kitô. Chàng rể có vai trò chính trong đám cưới. Mọi người chờ đợi chú rể đến nhà cô dâu thương lượng về quà cáp, của hồi môn. Đức Giêsu là chàng rể đến trần gian để đưa nhân loại vào dự tiệc cưới Nước Trời. Con Người sẽ quang lâm trong ngày sau hết (Mt 24,37), có nghĩa là trong ngày đó, Con Người sẽ mang hình ảnh vui tươi rạng ngời như chú rể trong ngày cưới. Còn cô dâu, đây hình ảnh tượng trưng cho các Kitô hữu. Trong dụ ngôn, Chúa Giêsu nhấn mạnh đến các cô phù dâu, đó là mười trinh nữ, đại diện cho toàn thể nhân loại. Cô dâu luôn có vai trò quan trọng trong đám cưới. Khi cô dâu với y phục lễ cưới xuất hiện, mọi người gia nhập đoàn rước trong tiếng nhạc ca đưa họ tới cung thánh. Đây là hình ảnh Chúa đến ‘cưới’ con người, những ai nghe tiếng Ngài và bước theo sẽ được vào hưởng niềm vui với Người. Các cô phù dâu khôn ngoan là những người sống tốt. Họ mang đèn có đủ dầu theo, để luôn có ánh sáng giúp họ nhận ra Chú Rể đến bất kì thời gian nào. Mang tên Kitô hữu chưa đủ! Đi nhà thờ, đọc kinh, tham gia các đoàn hội vẫn chưa đử! Cần phải thực hành long mến Chúa, yêu người, sống nhân cách, tốt lành. Các Bí tích trong Hội Thánh luôn đổ dầu Thánh Thần giúp con người nhận ra diện mạo của Chú Rể là Đức Kitô. Các cô phù dâu khờ dại là những người chưa sẵn sàng. Khi chàng rể đến thì đèn các cô hết dầu, nhất là về đêm muộn không còn ai bán dầu nữa. Thánh Augustinô viết: “Năm cô trinh nữ khờ dại ngu xuẩn, vì đã chểnh mảng giữ giới răn dễ dàng hơn, đó là mến Chúa và yêu người.” Chúa đến với con người bất thình lình, nên họ phải sẵn sàng, không được coi thường, ngủ quên trong khi làm nhiệm vụ, cũng như đề phòng các sai sót.

 Đức tin là tấm ‘vé’ vào tiệc cưới nơi Nước Trời, nhưng đức tin phải có việc làm kèm theo, nếu không, đức tin sẽ trở thành đức tin chết. Nếu Thiên Đàng tiếp nhận cả những kẻ ích kỷ, gian dối, thù hận… thì Thiên đàng ấy giống như hỏa ngục, không hơn gì thế gian. Mọi người hãy lo cho ngọn đèn đức tin luôn cháy sáng bằng các việc yêu thương cụ thể.

Chúng ta không biết ngày hay giờ nào Thiên Chúa đến, nên phải chuẩn bị để khi Người đến chúng ta có thể vào được Nước của Người. Tất cả những gì Chúa Giêsu nói trong bài dụ ngôn này được coi như là một lời cảnh báo yêu thương Chúa dành cho chúng ta, thức tỉnh tâm hồn ta sẵn sàng đón chờ Chúa đến.

Hãy nhớ rằng, một ngày nào đó, cuộc đời chúng ta sẽ chấm dứt, chúng ta không biết ngày đó là ngày nào. Vì thế, phải luôn tỉnh thức và sẵn sàng, tức là chúng ta phải luôn sống tốt lành.
 

[1] Đoạn trích sách Khôn Ngoan 4,9 Nhóm Các Giờ Kinh Phụng Vụ dịch là: “Đối với con người, sự khôn ngoan còn quý hơn tóc bạc, sống không tì ố đã là sống thọ”.
Một vài bản văn Anh ngữ về đoạn trích Kn 4,9 như sau: “But wisdom is the gray hair unto men, and an unspotted life is old age.” Hoặc “But the understanding of a man is grey hairs. And a spotless life is old age.”
 

Tác giả: Đức Hữu

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập206
  • Máy chủ tìm kiếm43
  • Khách viếng thăm163
  • Hôm nay50,581
  • Tháng hiện tại377,251
  • Tổng lượt truy cập71,743,597
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây