Một cái nhìn về sự bình thản trong đời tu theo quan niệm về trạng thái "Ataraxia" của Pyrrho

Thứ hai - 01/01/2024 22:48  475
binh than don nhan 1 0920Trong cuộc sống hằng ngày, nhất là với một người có niềm tin, thì hạnh phúc luôn là một khát khao mãnh liệt và một ước mơ hiện sinh của một kiếp người. Quan niệm về hạnh phúc thì thật phong phú. Trong lịch sử triết học, ngay từ thời Cổ đại, nhiều triết gia đãtìm kiếm và suy tư về hạnh phúc cũng như cố gắng tìm ra con đường để đạt tới hạnh phúc. Pyrrho là một trong số đó và quan niệm của ông về hạnh phúc cũng thật độc đáo khi ông cho rằng: “cách duy nhất để có được hạnh phúc trong cuộc sống là đạt tới ataraxia, một trạng thái bình thản.” Vậy ông là ai và phải hiểu tư tưởng về hạnh phúc của ông như thế nào?

1. Trạng thái “Ataraxia” của Pyrho

Pyrrho sinh năm 360 TCN tại ElisHy Lạp, là nhà triết học người Hy Lạp. Ông vừa là người khai sinh ra chủ nghĩa hoài nghi không chỉ của Hy Lạp mà của cả châu Âu, vừa là cha đẻ của Thuyết không thể biết rõ.

Pyrrho đã cho rằng hạnh phúc là vấn đề trung tâm của triết học. Hạnh phúc là một từ chỉ trạng thái an bằng thoải mái, đầy hưng phấn và muốn làm việc thiện tức là trạng thái thanh thản “ataraxia”. Kẻ thù của hạnh phúc là đau khổ và phẫn nộ.[1] Vì thế, Pyrrho là người duy nhất sống đúng với lập trường hoài nghi tuyệt đối. Ông bảo người khôn thì đừng có tin, đừng có quyết, đùng có cậy vào cảm giác, hãy sống dửng dưng lạnh lùng hoàn toàn. Châm ngôn của ông là: “không hơn” nghĩa là không phải là hơn, không cái này hơn cái kia. Không tin gì, kiêng cữ phán đoán, nghi ngờ cả cảm xúc, sống vô tư hoàn toàn. Thậm chí, ông muốn rũ bỏ cái bản tính con người, bóp nghẹt mọi tư tưởng tưởng tượng. Lý tưởng này tương tự với Niết bàn của Phật giáo và có lẽ thâm tâm ông cũng gắn với một tôn giáo phiếm thần mà sự vô tư, thanh thản chỉ là sự biểu lộ bên ngoài.[2]

Theo từ nguyên, thì  Ataraxia (ἀταραξία, nguyên tố alpha và tarachē nghĩa là "xáo trộn, rắc rối" do đó, thường được dịch là "bất ổn", "bình tĩnh" hoặc "yên tĩnh") là một thuật ngữ đầu tiên được sử dụng trong triết học cổ đại Hy Lạp bởi Pyrrho và sau đó Epicurus và Khắc kỷ cho một trạng thái sáng suốt mạnh mẽ sự bình tĩnh được đặc trưng bởi sự tự do liên tục khỏi đau khổ và lo lắng. Trong cách sử dụng phi triết học, thuật ngữ này được dùng để mô tả trạng thái tinh thần lý tưởng cho những người lính bước vào trận chiến, theo đó họ không nên sợ hãi cũng như không nên dũng cảm quá mức hoặc khát máu, nghĩa là họ sẽ luôn thanh thản khi đối mặt với nguy hiểm, dù đó là cái chết.[3] Như thế, trạng thái “ataraxia” nghĩa là bình thản trước mọi thực tại, mọi biến cố, không bộc lộ cảm xúc một cách cụ thể rõ ràng ra bề ngoài.

Cùng với đó, đối với Pyrrho, ataraxia là một trạng thái tâm trí đáng mơ ước và là mục tiêu của việc giảng dạy của ông. Những người theo chủ nghĩa hoài nghi theo Pyrrho đã coi ataraxia là một trong những nguyên lý trung tâm trong cách sống của họ, đó là một trạng thái yên tĩnh, thanh thản. Theo Pyrrho, những căng thẳng và lo lắng của chúng ta xuất hiện do những phán đoán của chúng ta về mọi thứ khiến nảy sinh những ham muốn giả tạo do những phán đoán này. Để đạt được trạng thái ataraxia, ta phải thừa nhận sự thiếu hiểu biết của mình, và chỉ sống theo phong tục và bản năng. Ví dụ, tôi có thể bị quấy rầy vì tôi rất muốn có được chiếc iPhone mới nhất nhưng không đủ khả năng chi trả. Cơ sở của mong muốn đó là tôi tin rằng iPhone xứng đáng với mong muốn của tôi vì nó đẹp. Bằng cách xem xét iPhone mới như không đẹp cũng không đơn giản hoặc xấu xí - Tôi sẽ ở trong trạng thái ataraxia. Đây là lý do tại sao những người theo chủ nghĩa hoài nghi có cái mác của họ: họ hoài nghi về giá trị của kiến ​​thức. Đối với những người hoài nghi, không có sự thật.[4]

Vì vậy, ataraxia là một định nghĩa về phẩm chất hành vi của một người, được đặc trưng bởi sự vắng mặt hoàn toàn của sự sợ hãi, lo lắng và lo lắng. Nói cách khác, một người ở trong trạng thái tinh thần nhất định cư xử cực kỳ bình tĩnh, vô cảm, vô tư cả đối với những cảm xúc tiêu cực và tích cực đều xa lạ. Do đó ta làm bất kỳ công việc nào, bất kỳ công việc nào mà ta đã bắt đầu, như thể trong một hơi thở, mà không thay đổi tâm trạng của anh ta, về mặt kỹ thuật và vô tư.[5]

2. “Ataraxia” trong đời tu    

Sau khi đã phân tích quan điểm về trạng thái ataraxia của Pyrrho, chúng ta cùng đưa ra một vài nhận định và áp dụng, nhất là đối với đời sống của một chủng sinh, linh mục hay những người đang sống đời thánh hiến.

2.1. Tích cực

Trước hết, trạng thái ataraxia sẽ giúp ta có một tình trạng tâm lý ổn định và dễ dàng trong việc đón nhận những nghịch cảnh trong cuộc sống. Nhất là trong đời sống đức tin, nếu người ki-tô hữu, nhất là chủng sinh linh mục đạt được trạng thái bình thản này trong niềm tin vào Thiên Chúa, thì khi đứng trước những biến cố hay những thử thách, ta sẽ không bị bối rối và sợ hãi, nhưng bình tĩnh và thanh thản đón nhận, cũng như tỉnh táo để tìm cách giải quyết mọi vấn đề, dù là khó khăn trong đời sống vật chất, tinh thần hay ngay cả đời sống tâm linh.

Hơn nữa, trạng thái này sẽ giúp ta nhìn mọi biến cố trong cuộc đời với một nhãn quan tích cực hơn, nhất là dễ dàng nhận ra và chấp nhận những giới hạn của mình, để từ đó cố gắng nỗ lực cải thiện bản thân để thay đổi những gì có thể thay đổi và thanh thản chấp nhận những gì không thể đổi thay với một tâm hồn bình an.

Chẳng hạn, đứng trước một sự mất mát như sự ra đi của một người thân yêu, những người không có sự bình thản sẽ bối rối và đau khổ thậm chí tuyệt vọng và bi quan, nhưng với những người có tinh thần ataraxia, thì cùng với niềm tin vào sự sống lại và sự sống đời sau, chắc chắn bình thản đón nhận, dù vẫn có sụ tiêc nuối, nhưng không để mình bị đánh gục bởi sự đau khổ đó, nhưng vui vẻ đón nhận với một niềm hy vọng trong Thiên Chúa. Từ đó, trạng thái ataraxia sẽ giúp ta đạt đươc hạnh phúc đích thực trong niềm tin và hy vọng nơi Thiên Chúa.

2.2. Tiêu cực

Chúng ta thấy nếu sự thanh thản của Pyrrho chỉ dừng lại ở thái độ dửng dưng, hay chối bỏ cả bản tính như ông quan niệm, thì có lẽ người có trạng thái này lại mang nơi mình một thái độ tiêu cực, thậm chí cực đoan. Khi một người bình thản đến mức vô cảm thì thật là nguy hiểm, bởi không còn chút cảm xúc nào trước mọi thực tại cũng như vô cảm trươc mọi biến cố, kể cả đau khổ cũng như sự mất mát của mình và người khác. Một thái độ vô cảm dửng dưng là điều đáng lên án dù ở bất cứ thời đại nào.

Điều này sẽ thật giống với thái độ của nhân vật trong tiểu thuyết nổi tiếng“người xa lạ”[6] của triết gia hiện sinh vô thần Albert Camus. Hơn nữa, ranh giới giữa bình thản và vô cảm thật sự mong manh, giống như trong ví dụ ở trên, nếu là người bình thản đến vô cảm thì trược sự mất mát dù là người thân yêu quan trong đến dường nào thì họ cũng chẳng quan tâm và chẳng mảy may xúc động, vì với họ tất cả chỉ như những vật vô tri không đáng quan tâm…

3. Tạm kết

Tóm lại, trạng thái ataraxia của Pyrrho nếu hiểu và thực hành đúng nghĩa và trong niềm tin thì sẽ mang lại cho con người một con đường thuận lợi để đạt tới hạnh phúc. Tuy nhiên nếu thực hiện tư tưởng này một cách thái quá và không đúng mục đích, thì sự vô cảm sẽ là điều mà chúng ta nhận được thay vì sự bình thản đích thực. Vì thế, là một ki-tô hữu, nhất là một chủng sinh, linh mục, chúng ta cần phải biết phân định có phương pháp hữu lý để có thể đạt được trạng thái ataraxia một cách đúng đắn và quân bình.

[1] https://vi.wikipedia.org/wiki/Pyrrho truy cập ngày 10/06/2021
[2] Roger Verneaux, Tri thức học tổng quát, lưu hành nội bộ, tr. 24-25
[3] https://vi.vvikipedla.com/wiki/Ataraxia truy cập ngày 10/06/2021
[6] Albert Camus, Người xa lạ, Nxb Hội nhà văn, Thanh Thư dịch

Tác giả: Nguyên Thị yêu

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập141
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm119
  • Hôm nay47,494
  • Tháng hiện tại1,140,051
  • Tổng lượt truy cập71,167,808
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây