Thánh Phanxicô và mầu nhiệm Nhập Thể

Thứ năm - 03/10/2024 10:08  507
z5892697143224 a068cec4d63772983bf7c6355037e116Chúng ta đã từng biết thánh Phanxicô Assisi[1] là mẫu gương sống động về phương thức tốt nhất canh tân Giáo hội là sống thánh thiện, hệ tại sự can đảm trở về Tin Mừng và phải bắt đầu từ chính mình. Theo Dante Alighieri, tất cả vinh quang của thánh Phanxicô tùy thuộc việc ‘Ngài hạ mình nên bé nhỏ’[2], chính là sống cho những người nghèo, yếu đuối, dễ bị tổn thương và thiếu thốn. Một trong những điều hấp dẫn và khiến Thánh Phanxicô có thể sống trọn cuộc đời vì người nghèo và yếu đuối ấy chính là lòng mộ mến của Ngài với mầu nhiệm Nhập Thể.

Từ giây phút nghe thấy tiếng nói từ thập giá tại San Damiano, Thánh Phanxicô đã bị Đức Giêsu quyến rũ và Ngài ước mong được thông phần vào các mầu nhiệm của cuộc đời của Chúa qua việc quyết tâm theo Ngài.  Điều ấy cho chúng ta thấy một điều quan trọng về định hướng thành lập Dòng của Thánh Phanxicô, hơn nữa là con đường nên Thánh cách đặc biệt của Ngài. Khởi đầu của hành trình này là một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu. Sự thông hiệp ấy được triển nở cách tiệm tiến bằng việc chiêm ngưỡng Chúa Giêsu trong suốt cuộc đời của Thánh Phanxicô. Thánh nhân có một lòng yêu mến với mầu nhiệm Nhập Thể qua ba góc nhìn tuy khác nhau nhưng có một sự liên kết chặt chẽ[3].

Trước hết, Thánh Phanxicô đưa ta về thời thơ ấu của Chúa Kitô. Thánh nhân được cho là người đầu tiên tái hiện lại khung cảnh Chúa Giáng sinh trong Giáo Hội vào năm 1223. Khi ấy, Thánh Phanxicô cảm nghiệm cách tường minh rằng việc chiêm ngưỡng đứa trẻ trong máng cỏ là một cách thế hữu hiệu để đến gần Đức Giêsu. Thánh nhân thấy được cái nghèo, sự yếu đuối và không có khả năng tự vệ của em bé Giêsu trong máng cỏ được liên kết với điều ấy trong Cuộc Khổ Nạn, và cái chết trần trụi của Đức Giêsu trên Thập Giá. Lòng mộ mến của Thánh Phanxicô với những ngày cuối cùng của Chúa Giêsu được thể hiện trong “Office of the passion”[4]. Đọc tác phẩm này, chúng ta có thể thấy cách mà Thánh Phanxicô sử dụng thánh thi để phác thảo về hành trình chiêm niệm của mình: đồng hành với Chúa Giêsu trong vườn cây Dầu, đứng với Ngài trước Philatô, chứng kiến sự đánh đòn và mão gai, sự đóng đinh và cái chết của Ngài.  Vietnamese translation. Những dấu thánh nơi cuộc khổ nạn của cuộc khổ nạn của Đức Giêsu cho Phanxicô kinh nghiệm cá nhân về sự đau khổ của thập giá trong những năm cuối đời. Đây là cách thế thứ hai mà Thánh Phanxicô diễn tả lòng yêu mến với mầu nhiệm nhập thể.

Cuối cùng, để chiêm ngưỡng mầu nhiệm nhập thể, Thánh Phanxicô nhìn ngắm Đức Giêsu hiện diện trong Bí tích Thánh Thể. Tấm bánh nhỏ bé và không đáng gì nay trở nên chính thân mình Chúa Kitô nhờ cặp mắt Đức Tin. Đức Kitô trong hình bánh nhỏ mọn thúc đẩy Thánh Phanxicô bước theo hành trình trở nên nhỏ bé. Bằng việc thực hành theo con đường ấy, Thánh Phanxicô coi người nghèo, người bệnh và người bị gạt ra bên lề xã hội là những người giống như Chúa Giêsu. Đó là một cơ hội để chiêm ngắm trẻ Giêsu nghèo và dễ bị tổn thương trong máng cỏ, chiêm ngưỡng Đức Giêsu trong cuộc khổ nạn của Người và trên thập giá, và ngắm nhìn và tôn thờ Người hiện diện trong Bí tích Thánh Thể.

Hẳn là Thánh Phanxicô cảm nhận rất mật thiết giữa sự khiêm nhượng của Chúa và mầu nhiệm Nhập Thể. Đây là đôi lời bừng lửa của thánh nhân: ‘Hãy xem, Chúa hạ mình mỗi ngày, khi từ thiên tòa Chúa ngự xuống lòng Đức Trinh Nữ. Mỗi ngày Chúa đến với chúng ta trong phong thái khiêm nhường. Mỗi ngày từ lòng Cha, Chúa ngự trên bàn thờ trong tay linh mục’[5] Ôi lòng khiêm nhường tuyệt diệu! Ôi sự tuyệt diệu khiêm nhường đến nỗi Chúa cả trời đất, Chúa và là Con Thiên Chúa, đã khiêm nhường thẳm sâu đến ẩn tàng chính mình dưới hình bánh đơn sơ vì phần rỗi chúng ta! Hỡi anh em, hãy chăm chú vào lòng Chúa khiêm nhường và mở tâm lòng ra đón Người’[6]. Cùng một lý do thánh Phaolô chỉ cho dân Philipphê khi Ngài khuyên hãy có những tâm tình giống Chúa Kitô Giêsu, Đấng ‘hạ mình và vâng phục cho đến chết’ (Pl 2,5.8) Đối với thánh Phaolô chính Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ học theo lòng khiêm nhường của Người: ‘Hãy học với Tôi, vì Tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường!’ (Mt 11,29) Chúng ta có thể tự hỏi Chúa Giêsu dạy chúng ta bắt chước Người khiêm nhường như thế nào? Chúa Giêsu đã khiêm nhường thế nào? Theo dõi suốt Tin Mừng chúng ta không thể tìm thấy một lỗi nhỏ nào trong lời Chúa nói, khi Chúa trao đổi với mọi người hay khi Chúa thưa truyện cùng Chúa Cha. Điều ấy cách nào đó là một trong những bằng chứng tuy rất kín đáo nhưng lại rất thuyết phục về Thiên Tính của Chúa và sự thống nhất tuyệt đối của ý thức của Chúa.
 

[1] Thánh Phanxicô Assisi qua đời đêm mồng 3 rạng mồng 4 tháng 10 năm 1226 tại Assise, trong một túp lều ở Portioncule. Hai năm sau, 1228, ngài Đức Giáo Hoàng Grêgoire IX, bạn thân và vị bảo trợ của ngài, phong thánh. Năm 1939, ngài được Đức Giáo Hoàng Piô XII công bố là bổn mạng nước Ý, cùng với thánh Catherine de Sienna.

Là con một nhà buôn vải giàu có, ngài sinh tại Assisi (nước Ý) khoảng năm 1181 và được đặt tên là Gioan. Cha ngài, ông Pietro di Bernardone, rất có thiện cảm với nước Pháp sau các cuộc hành trình đến đó, nên đã dạy ngài tiếng Pháp và những bài hát của các người hát rong thời đó. Vì vậy cậu bé Gioan được biệt danh là Francesco (nghĩa là người Pháp). Sau một thời trẻ vô tư và thích mạo hiểm, ngài tham gia cuộc chiến của Assise chống lại miền Perugia. Bị bắt làm tù binh, ngài bị giam cầm trong một năm (1202-1203). Năm 1205, ngài đăng ký gia nhập đội quân giáo hoàng của Gautier de Brienne và tham gia vào một cuộc viễn chinh. Nhưng một giấc mộng đã đưa ngài trở về Assise và ngài quyết định “theo chủ (Giêsu) hơn theo tớ (Gautier de Brienne). Từ đó càng ngày ngài càng chuyên chăm hơn vào việc cầu nguyện và bố thí. Năm 1205, ở Saint-Damien, ngài nghe tiếng Chúa Giêsu trên thánh giá nói với ngài: “Phanxicô, hãy đi trùng tu lại ngôi nhà thờ đổ nát của Ta.” Từ giã bạn bè và gia đình sau khi bị gia đình kiện cáo, Phan-xi-cô sống ẩn dật trong ba năm để chờ đợi một luồng ánh sáng. Cuối cùng, ngày 24 tháng 1 năm 1209, lễ thánh Mátthias, khi nghe bài Tin Mừng (Mt 10, 1-9) trong nhà thờ Đức Mẹ Các Thiên Thần, ngài hiểu rằng những lời Chúa Giêsu khuyên các môn đệ trong cuộc truyền giáo cũng là những lời khuyên cho ngài. Từ đó ngài sống một cuộc đời phiêu bạt và nghèo khó để rao giảng cho mọi tạo vật tin mừng cứu độ. Bằng lối sống này, ngài đã qui tụ được những môn đệ đầu tiên mà ngài gọi là “những Anh em hèn mọn”, nghĩa là những người thấp hèn nhất. Đó là những thanh niên đã từ bỏ mọi sự, đi khất thực, công bố Lời Chúa, hoà giải các địch thù, rao giảng sự sám hối và phép Thánh Thể... Năm 1210, nhóm nhỏ này–gồm 12 người, trong đó có Bernard de Quintavalle–cùng đi đến Rô-ma. Đức giáo hoàng Innôcentê III phê chuẩn bằng miệng bộ luật đầu tiên, rất đơn giản, do thánh Phanxicô soạn. Các anh em ngài từ nay có thể mang Tin Mừng đến khắp thế giới. Pax et bonum (bình an và tốt lành) là châm ngôn của các ngài. Lý tưởng của các ngài là Tin Mừng nguyên tuyền: tình yêu say đắm đối với Chúa Kitô, nghèo khó hoàn toàn, gần gũi với thiên nhiên, dịu dàng với mọi người... Năm 1212, ngài cùng chị Clara Assisi lập Dòng Nhì Phanxicô, gọi là dòng Clara, rồi ngài tìm cách tham gia đạo quân thập tự chinh nhằm cải hoá người Hồi giáo ở Syria, nhưng không thành công; tàu chở ngài bị đánh dạt vào bờ. Sau đó, ngài định đi Tây Ban Nha để cải hóa người Maures, nhưng rồi bị bệnh phải trở về Ý. Năm 1215 có tổng tu nghị đầu tiên của Dòng Anh em hèn mọn, và thánh Phanxicô sau khi hoàn tất tổ chức của Dòng, đã gửi những Anh em đầu tiên ra nước ngoài. Năm 1217, ngài tìm cách đến Pháp nhưng không thành, và năm 1219, người nghèo Poverello sang Ai Cập và gặp giáo trưởng Hồi giáo. Trở về nước Ý, năm 1221 ngài lập Dòng Ba Sám hối. Vào dịp tổng tu nghị ở Nattes, ngài soạn bộ luật thứ hai cho các Anh em hèn mọn, rồi năm 1223, bộ luật thứ ba, được Đức giáo hoàng Honoriô III phê chuẩn. Vẫn trong năm 1223, vào dịp lễ Giáng Sinh, trong một hang đá ở Greccio, ngài trưng bày một hang đá sống động Chúa Giáng Sinh. Năm sau, ngày 14 tháng 9 năm 1224, trên núi Alverne, ngài được ghi các dấu thánh của Chúa chịu nạn. Sau đó, khi trở về Assise, ngài ngã bệnh nặng và gần như bị mù. Giữa những đau đớn ghê gớm, ngài sáng tác Bài Ca Mặt Trời, và tối trước ngày ngài mất, ngài soạn Chúc Thư trong đó ngài diễn tả nỗi luyến tiếc thời nguyên thuỷ. Sức lực cạn kiệt, thánh Phanxicô tắt hơi thở khi mới bốn mươi lăm tuổi, mình trần nằm trên nền nhà Portioncule của ngài, miệng vẫn hát lên thánh vịnh 141: Voce mea ad Dominum clamavi (Con cất tiếng kêu lên cùng Chúa).

Thi hài ngài được an táng tại vương cung thánh đường nổi tiếng San Francesco mà Anh Êlie, người kế vị ngài, cho xây tại Assisi (1228). Các giai thoại cuộc đời ngài thường xuyên được vẽ lại qua các thế kỷ. Chúng ta nhắc đến một số tác phẩm như Ông Thánh cho thấy các Dấu thánh (vô danh, Louvre); Thánh Phanxicô suy niệm trước một cái sọ người (Murillo, Séville, và le Greco, Pau); Thánh Phanxicô và Chúa Chịu Đóng Đinh (Le Caravage, Harford); Phép lạ Hoa hồng (Rubens, Lille); Khúc hoà tấu Thiên thần (Rubens, Anvers).

 
[2] Paradiso, XI, 111
[3] Xt. https://www.english.op.org/godzdogz/st-francis-of-assisi/
[4] The "Office of the Passion of the Lord" is a devotional Office written by St. Francis of Assisi himself. It consists of 15 "psalms" which are composites of various verses, mostly from the Davidic psalms but also from other parts of scripture and pious sentiment. This prayer has been used for centuries by members of the Franciscan family (including St. Clare), and is an approved substitute for the Liturgy of the Hours for members of the Secular Franciscan Order.
[5] Admonitions I (FF 144).e
[6] Letter to the Whole Order (FF 221)

Tác giả: Đức Hữu

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập410
  • Máy chủ tìm kiếm51
  • Khách viếng thăm359
  • Hôm nay34,009
  • Tháng hiện tại722,755
  • Tổng lượt truy cập77,517,003
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây