Phúc thay ai hiền lành

Chủ nhật - 09/07/2023 05:14  803
z4501350611051 4c2b2918300fd208fd7adc2122436c99Ngày nay, sự hiền lành dễ thương không còn được đánh giá cao như trước bởi vì bạo lực được phổ biến và có mặt khắp nơi, trên báo chí cũng như trên phim ảnh và truyền hình. Điều này thật khác xa với lời Chúa dạy: Các con hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Chẳng thế mà người đời có câu ‘Hiền quá hóa ngu’? Đó là người nhu nhược, ngờ nghệch, thụ động, tiêu cực không biết phấn đấu vươn lên; ‘hiền như cục đất,’ kệ cho người ta làm hại, bất công hoành hành.

Đã có nhiều lần trong Kinh Thánh, Đức Giêsu được đề cập đến như là một Đấng hiền lành. Dacaria nói về Đấng Cứu độ nhân từ: “Người là Ðấng công chính và là Ðấng cứu độ; Người khiêm tốn ngồi trên lừa con, con của lừa mẹ” (Dcr 9, 9-10)[1]. Tiên tri Isaia đã nói trước về sự hiền lành của Đức Kitô như sau: Ngài không la hét, không to tiếng hoặc ăn nói ồn ào ngoài đường phố. Người không bẻ gẫy cây sậy bị giập, không thổi tắt ngọn đèn còn leo lét. Một thí dụ tuyệt hảo về sự hiền lành dễ thương của Chúa là cách thức Ngài xử sự với người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình. Ngài chẳng những dễ thương đối với người phụ nữ, mà còn dễ thương với cả những kẻ tố cáo chị ta, vốn tự cho mình là công chính. Chúa Giêsu không la hét, không quát mắng, nhưng Ngài chỉ cúi xuống và viết trên cát.

 Về phần mình, Đức Giêsu đặt ‘hiền lành’ vào số tám mối phúc: “Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp.” Hơn nữa, Chúa Giêsu rao giảng giáo lý hiền hòa, không cạnh tranh: “Hãy học với Tôi, vì Tôi hiền lành và khiêm nhường” (Mt 11,29). 

Phần chúng ta, những người theo Chúa, việc sống hiền lành là điều được mời gọi. Hiền lành theo gương Chúa. Hiền lành không đồng nghĩa với thỏa hiệp. Đức Giêsu từng lên án bọn giả hình, đánh đuổi con buôn, xả thân vì công lý. Nhưng Người kêu gọi sống hiền lành, chịu đựng và tha thứ. Chính Người đã sống hiền lành: Tiếp nhận môn đệ dân quê, im lặng trước tòa án, chấp nhận bị đánh, bị nhổ, xỉ vả, chế diễu. Ngài còn biện hộ cho họ: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Mt 11,25-30).

Nhìn từ đời sống hiện sinh, hiền lành sẽ có khả năng sống một đời thành công. Lão Tử nói: “Không ai đánh bại ta vì ta đã chấp nhận thất bại rồi, vì đang đứng ở vị trí cuối cùng, không thể đẩy ta sâu hơn nữa.” Con hổ dữ mắc bẫy vì mấy sợi dây, nó càng giãy giụa thì càng bị trói chặt; nếu bình tĩnh cắn đứt từng sợi dây, nó sẽ thoát được. Nóng giận như dầu đổ thêm vào lửa, nhưng hiền lành lại như nước có thể dập tắt được ngọn lửa.

Một khi ta biết sống hiền lành, hẳn là sẽ có được sự nể phục của người khác. Người đã trắng tay, thì kiếm chác được gì của họ? Đời thường nói, ‘ở hiền gặp lành.’ Gia đình nào cũng thích có dâu hiền, sợ gặp phải sư tử Hà Đông, giáo xứ nào cũng thích cha xứ nhẹ nhàng, tình cảm, rất sợ thần quyền áp đặt. Đức Giêsu xin Chúa Cha tha cho những kẻ lăng nhục, hành hạ và đóng đinh Người. Đức Phật cũng cho hiền lành là mạnh nhất, vì không tranh đấu, thì còn ai làm hại được mình. Thánh Phaolô đã răn dạy tín hữu của mình “Anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại” (Cl 3,12). Những ai sống hiền lành thì sẽ nhận được tình thương và ân sủng của Chúa. Những ai cư xử hiền hòa thì họ cũng được mọi người gần gũi, mến yêu. Những ai có đủ hiền lành để nhìn nhận người nghèo hèn thấp kém, sẽ làm cho cuộc sống đổi màu và mang lại giá trị đích thực cho tất cả mọi người.

Trong bản Hiến Chương Nước Trời, hiền lành là một trong các mối phúc: “Phúc cho những ai sống hiền lành.” Thánh Phanxicô Salêsiô khuyên: “Hãy sống hiền hòa hết sức có thể và hãy nhớ rằng, chỉ một giọt mật thì bẫy ruồi dễ hơn là cả thùng dấm.” Xin cho chúng con biết sống hiên hòa để đạt được Nước Trời.
 

[1] Vị vua tương lai này sẽ là “Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Năng”. Tác giả lấy lại những phẩm chất quen thuộc trong truyền thống thuần túy về trào lưu Vua Thiên Sai (x. I s 9, 6; 11, 4; 16: 5; Gr 23, 5). Tuy nhiên, danh xưng “Đấng Chính Trực” gợi lên sự thánh thiện của Ngài hơn là phẩm chất của Đấng Thiên Sai Thẩm Phán ; còn về danh xưng được dịch “Đấng Toàn Năng”, theo nguyên ngữ có nghĩa “được giải thoát khỏi những thù địch của Ngài”. Tác giả ghi nhận sự toàn năng, vì ông muốn nhấn mạnh một phẩm chất cốt yếu khác của Vua Thiên Sai: đức khiêm tốn.

“Khiêm tốn ngồi trên lưng lừa,
một con lừa hãy còn theo mẹ” (Dcr 9, 9)

Con lừa là con vật mà các vị lãnh tụ thời xưa của dân Ít-ra-en cỡi, sau đó được thay thế bởi con ngựa vì cần thiết cho chiến binh xung trận. Thường dân vẫn cỡi lừa. Bản văn của Dacaria đệ nhị này là bản văn Cựu Ước duy nhất – không kể đến những gợi ý của Người Tôi Trung – trình bày Đấng Thiên Sai ngự đến dưới những đường nét của một nhân vật rất mực khiêm tốn. Sấm ngôn này sẽ được thực hiện bởi Đức Giêsu, Ngài tiến vào Giêrusalem cỡi trên một con lừa con trong tiếng reo mừng hân hoan của đám đông.

Tác giả: Đức Hữu

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập237
  • Máy chủ tìm kiếm46
  • Khách viếng thăm191
  • Hôm nay57,922
  • Tháng hiện tại1,220,693
  • Tổng lượt truy cập71,248,450
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây