CN 27 TN A: Những tá điền khác

Thứ sáu - 06/10/2023 21:46  488
1“Ông chủ sẽ trao vườn nho cho những tá điền khác.” (Mt 21,41)

Những tá điền khác: Họ là ai?

Năm năm trước đây, tại một số quốc gia vùng Ả rập, nhiều cuộc bạo loạn xảy ra, để biểu thị quyền lực hoặc để lật đổ chế độ. Một vài nơi đã thành công trong việc xóa bỏ chính quyền cũ và thành lập chính phủ mới. Một số cuộc cách mạng kết thúc khá ôn hòa, nhưng nhiều nơi những cuộc lật đổ gây nhiều đổ máu và tang tóc. Các biến cố này có nhiều nét tương đồng so với bối cảnh của dụ ngôn được Tin Mừng hôm nay thuật lại. Dụ ngôn đề cập đến cuộc lật đổ của các tá điền đối với ông chủ vườn nho.

Quá búc xúc vì mình không có đất đai để canh tác cũng chẳng có quyền hành gì, những tá điền đã nổi loạn chống lại những sứ giả ông chủ sai tới. Họ còn giết cả đứa con của ông chủ, người có quyền thừa tự, để mong tiếm quyền sở hữu vườn nho về cho mình. Câu 40 trong dụ ngôn đưa ra một câu hỏi khá hóc búa “Trước tình thế đó, ông chủ sẽ xử trí ra sao ?”. Câu trả lời, là ông sẽ ra lệnh trừng phạt họ một cách nghiêm khắc. Bạo lực sẽ phải trả giá bằng bạo lực, có khi còn dữ dội hơn. Các tá điền chắc chắn sẽ bị tru diệt một cách không thương tiếc. Chúng ta có thể đọc dụ ngôn này theo một góc nhìn khác, nếu nhìn vào sự vô vọng nơi các tá điền khi họ muốn lật đổ ông chủ, và đòi quyền sở hữu vườn nho dành cho mình.

Theo cái nhìn truyền thống khi đọc dụ ngôn này, chúng ta có những hình ảnh và tình tiết mang tính biểu trưng để so chiếu. Vườn nho  biểu thị cho dân Israel, các tá điền là những lãnh đạo tôn giáo thời Chúa Giêsu, ông chủ vườn là chính Thiên Chúa, các sứ giả mà ông chủ sai tới là các ngôn sứ trong cựu ước, và người con của ông chủ chính là Đức Giêsu. Dụ ngôn mà ngôn sứ Isaia nói tới, như được trình thuật trong bài đọc thứ nhất cũng có nhiều nét ẩn dụ tương đồng như vậy. Tuy nhiên, phần kết nơi hai dụ ngôn thì hoàn toàn khác nhau. Trong trình thuật của Isaia, ông chủ vườn nho thất vọng  vì vườn nho không sinh hoa trái, và ông đã ra lệnh hủy diệt vườn nho.

Nơi dụ ngôn của Đức Giêsu, vườn nho không bị tiêu hủy, nhưng được trao phó cho những người quản lý mới. Trong cả hai dụ ngôn, điểm quy chiếu là vườn nho cần phải được chăm sóc để cho trái, và những tá điền đương thời đã không làm được điều này. Một điểm nhấn khác, là nếu dụ ngôn phác vẽ một hình ảnh biểu trưng về lịch sử cứu độ, thì “Người Con” được ông chủ gửi tới, là chính Đức Giêsu đấng Messia. Đây là quà tặng lớn nhất mà Thiên Chúa trao ban, là chính Đấng mà nhân loại vẫn luôn ngong ngóng đợi chờ. Món quà đó không thể bị tước mất khỏi tay ông chủ. Nếu chủ vườn nho là chính Thiên Chúa, và ngay cả cái chết xảy ra nơi người Con là điều không thể tránh khỏi khi con người nhẫn tâm chống lại Ngài, thì lòng thương xót của Thiên Chúa vẫn luôn dàn trải và đổ xuống trên ta đến vô tận, đem lại cho chúng ta những cơ hội để thống hối, hơn là đưa ra một phán quyết hủy diệt cuối cùng.

Trong mạch văn của Tin Mừng Mathêu, dụ ngôn nhắm đến các đầu mục Do thái giáo, những con người đang kình chống Đức Giêsu. Dụ ngôn cũng chỉ dẫn ra điều cần thiết, là phải có những vị lãnh đạo mới. Thế nhưng, những tá điền khác, hay các vị lãnh đạo tôn giáo khác là ai? Một số cắt nghĩa rằng, họ là những người mà ông chủ sẽ tín nhiệm để thay thế các tá điền cũ, tức là Thiên Chúa sẽ thiết lập “một Hội Thánh mới, thay thế cho Israel cũ, trải rộng đến các dân ngoại”. Cách cắt nghĩa này rất dễ bị chống đối. Mathêu viết cho các Kitô hữu gốc Do Thái và theo họ, các đầu mục của Israel cũ sẽ được thay thế bằng các lãnh đạo mới, cũng gốc Do thái. Những người theo Đức Giêsu thời đó, vẫn nghĩ rằng các môn đệ của Đức Giêsu, chủ yếu là những Kitô hữu gốc Do thái, sẽ là những “tá điền khác”. Họ cố đấu tranh để chứng tỏ điều đó, dù họ có liên hệ gốc gác với dân vùng Judea hoặc gốc Pharisiêu chăng nữa.

Dụ ngôn cũng đặt ra một câu hỏi nhức nhối đối với những ai đang nắm quyền lãnh đạo thuộc bất cứ một tổ chức nào, một định chế nào, hay một quốc gia nào. Nếu những người lãnh đạo không giúp đem lại thiện ích cho các thành viên thuộc quyền, họ phải được thay thế bằng những người khác, những người có khả năng làm nảy sinh hoa trái cho những ai dưới quyền mình. Theo mạch văn của đoạn Tin Mừng, chẳng còn kỳ vọng gì nơi những người lãnh đạo hiện tại. Cũng chẳng mong họ hối hận, và làm cho vườn nho sinh trái. Dụ ngôn cũng ghi nhận rằng mùa hái nho đã đến gần - tức là thời điểm cánh chúng đang đến. Đó là thời điểm quyết định không còn chờ đợi một sự thay đổi nào na, và tất cả đều hướng tới một quyết định chung thẩm cuối cùng. Tin Mừng gọi mời chúng ta, phải chú tâm đến các vị lãnh đạo, làm sao để họ biết cách lo cho thiện ích chung được phát sinh cách dồi dào. Đồng thời chúng ta cũng cố gắng thực hiện những phương cách ôn hòa, không gây bạo lực để thay đổi lãnh đạo, ở bất cứ nơi đâu và vào bất cứ thời điểm nào, khi cần thiết phải thực hiện.

Tác giả: Nữ tu Barbara E. Reid OP

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập79
  • Máy chủ tìm kiếm51
  • Khách viếng thăm28
  • Hôm nay52,775
  • Tháng hiện tại247,943
  • Tổng lượt truy cập77,042,191
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây