Sự chọn lựa trong hành trình theo Chúa

Thứ bảy - 30/09/2023 10:16  885
3 2Trong cuộc sống, chắc ai cũng mến yêu người nói ít nhưng làm nhiều và ai cũng ghét những kẻ nói nhiều nhưng làm chẳng được bao nhiêu. Điều này đã được cha ông ta diễn tả qua những thành ngữ như: “Ba voi không được bát nước sáo; trăm nghe không bằng một thấy”. Với Đức Giêsu, một người Dothái là Thiên Chúa thật và cũng là người thật, Ngài đã diễn tả sự tương phản giữa “nói” và “làm”, giữa nói “có trên môi miệng”, nhưng lại nói “không trong hành động” và nói “không trên môi miệng”, nhưng lại nói “có trong hành động” qua dụ ngôn hai người con đối xử với cha:

Người con cả thể hiện tự do bằng tiếng không với cha: “Ông đến với con thứ nhất và bảo: Hôm nay con đi làm vườn nho cho cha! Nó thưa: Con không đi. Nhưng sau nó hối hận và đi làm” (Mt 21,29). Anh trăn trở trong chọn lựa, nhưng anh nghĩ lại, làm theo ý cha. Còn người con thứ, bất nhất, vô trách nhiệm: “Ông gặp đứa con thứ hai và cũng nói như vậy. Nó thưa: Vâng, con đi. Nhưng nó lại không đi” (Mt 21,30). Anh lừa dối cha, sống ích kỉ, thiếu tình yêu. [1]

Có thể nói thái độ đối lập của hai đứa con trong dụ ngôn, nói lên mâu thuẫn giữa niềm tin và việc sống đạo. Thượng tế và Luật sĩ luôn tự mãn, bị Chúa lên án. Nhiều kẻ hoang tưởng rằng, chỉ có mình là tốt, và coi người khác không ra gì. Nhiều người đi dự Lễ, tham gia đoàn hội, nhưng dùng miệng lưỡi để nói gian, kết án người khác, trái với đạo đức Kitô giáo. Đức Giêsu lên án những kẻ có thái độ dối trá, nói không đúng sự thật. Đàng khác, người con thứ trong dụ ngôn thưa vâng rồi không đi làm. Nhiều kẻ nói nhiều mà chẳng làm được bao nhiêu, thậm chí làm ngược lại, hay ‘nói một đàng làm một nẻo.’ Đức Giêsu luôn thể hiện hai tiếng ‘xin vâng.’ Trong đền thánh, Ngài nói: Ta phải thi hành công việc Cha Ta; nơi vườn Dầu, Ngài cầu: “Xin đừng theo ý Con, nhưng theo ý Cha.” Vâng lời là cần thiết,

Từ hình ảnh hai người con ấy, chúng ta liên hệ đến đời sống Đức tin của mỗi người. Nhiều người đọc kinh nhiều, cho là cứ kêu lạy Chúa, là được vào Nước Trời. Đức Giêsu lên án lối sống giả hình, nói nhiều mà không làm gì hết, ‘nói vậy mà không phải vậy.’ Ngài ưa thích những ai làm theo ý Chúa Cha cách chân thành. Kitô giáo là tôn giáo sống bằng niềm tin. Mà lòng tin phải được thể hiện ra bên ngoài, như lời thánh Giacôbê: “Đức tin không có hành động là đức tin chết” (Gc 2, 17). Đàng khác, cũng có những người có nhãn hiệu Kitô, có tên Thánh, có chứng nhận Rửa tội, nhưng khi thiệt hại đến lợi ích cá nhân, họ sẵn sàng làm điều ngược lại với việc loan báo Lời Chúa. Hãy noi gương Đức Giêsu luôn thể hiện từ trong lời nói đến việc làm, là thực hành loan Tin Mừng đến cho muôn dân, dâng hiến tất cả cho loài người.

Quả thật, tin đạo mà không sống đạo là bôi bác và nhạo báng Chúa: “Ai bảo rằng mình có đức tin mà không hành động theo đức tin, thì nào có ích lợi gì? Đức tin có thể cứu người ấy được chăng? Giả như có người anh em hay chị em không có cơm ăn áo mặc mà có người lại nói với họ: hãy đi bình an, mặc cho ấm, ăn cho no, nhưng lại không cung cấp cho họ những thứ thân xác họ đang cần thì nào có ích gì? Con người được trở nên công chính nhờ hành động theo đức tin, chứ không phải chỉ tin xuông mà thôi. Tổ phụ Abraham đã hành động theo đức tin, ông được kể là người công chính và là bạn của Thiên Chúa. Ra-kháp cô gái điếm cũng vậy, chính nhờ hành động đón tiếp và cứu giúp các sứ giả của Chúa mà cô được trở nên công chính. Thật thế, một thân xác không hơi thở là một thân xác chết, đức tin không có hành động là đức tin chết” (x. Gc 2,14-26).

Hành động theo đức tin, sống đức tin hay sống đạo là gì? Là để cho đức tin hướng dẫn, chi phối, thanh luyện đời ta từ tư tưởng đến lời nói và việc làm khiến chúng luôn ăn khớp với nhau, nhằm biến tư tưởng xấu, lời nói xấu và việc làm xấu thành tư tưởng tốt, lời nói tốt và việc làm tốt.
 

[1] Nét đáng chú ý của dụ ngôn là việc chọn lựa “hai người con”, nghĩa là người cha đều dành cho cả hai đứa con mình tình thương yêu như nhau. Đứa con thứ nhất từ chối lời mời gọi của người cha: “Không, con không đi đâu”, nhưng rồi lại thi hành ‎ý muốn của cha, trong khi đưa con thứ hai đã ngoan ngoãn đáp lại lời mời gọi của cha: “Thưa cha, vâng!”, nhưng rồi lại không thi hành ý muốn của cha.

Bản văn Êdêkien nhắc lại rằng Thiên Chúa không muốn người tội lỗi phải chết, và vì sự tự do của con người mà không có gì bất di bất dịch: người công chính có thể sa ngã và kẻ tội lỗi có thể hoán cải. Đây là ý nghĩa phi thời gian của dụ ngôn về hai người con. Dụ ngôn giải thích sự thay đổi thái độ của người con thứ nhất: “Nhưng sau đó, nó hối hận, nên lại đi”, nhưng lại không nêu ra l‎ý do nào người con thứ hai sau đó lại thay đổi triệt để như thế. Tuy nhiên, chúng ta có thể nghĩ đến một lời khác của Đức Kitô: “Không phải những ai nói: “Lạy Chúa, Lạy Chúa!” là được vào Nước Trời đâu, nhưng chính là thi ‎hành ý muốn của Cha tôi”.

Tác giả: Đức Hữu

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập377
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm356
  • Hôm nay42,814
  • Tháng hiện tại903,175
  • Tổng lượt truy cập78,906,626
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây