Những vấn đề của thế giới tu đức

Thứ hai - 21/12/2015 14:35  1685
VII. Phái Janséisme
 
Trong số những trào lưu tu đức trải rộng khắp nước Pháp - và sau đó khắp châu Âu - phái Janséisme giữ một vị trí riêng. Đó là một phái rất rộng mà ở đây chỉ đề cập quan điểm tu đức, chứ không đề cập đến vấn đề sử học. Những tên tuổi rất được biết đến : Janséius, giám mục Ypres (1585-1638), Saint-Cyran (1581-1643), Antoine Arnaud (1612-1694).
 
Về nguồn gốc, phái này được định nghĩa như phái Âu tinh hệ thống. Họ trở về thời các Giáo phụ mang đặc tính thế kỷ 17, những người theo phái này mến mộ Âu tinh, được coi là tác giả lớn của Giáo Hội, họ coi ngài là tiêu chí đầu tiên để phân định. Thái độ thiêng liêng căn bản của họ là một đòi hỏi tuyệt đối của chân lý, cho dù đòi hỏi này khó nghe đối với con người. Họ tuyệt đối từ chối tất cả những điều hại đến thanh danh và dễ dãi, nhờ đó con người cố gắng thoát khỏi luật Thiên Chúa. Vì vậy chân lý đó là con người tội lỗi. Những người phái này nhấn mạnh đến tội, mà không dựa vào lòng thương xót Chúa. Họ cũng nhấn mạnh sự tiền định của Chúa. Như vậy, ơn cứu độ là mầu nhiệm, con người phải nhìn thực tại này và tùy theo nó. Một điểm chân lý khác là đòi hỏi luân lý không thể giảm nhẹ. Môi trường hoạt động luân lý là nơi quyết định số phận cuối cùng của con người. Điều đó không có nghĩa là tình yêu vắng mặt, nhưng ít ra phải khẳng định rằng nó có trong truyền thống salésien.
 
Người ta biết rằng phái Janséisme nêu nhiều đến những vấn đề đối lập và chống lại họ là đa số những môi trường thiêng liêng của thời hiện đại. Nhưng cũng là một phần các vấn đề mà các môi trường đó gặp phải.
 
VIII. Những vấn đề của thế giới tu đức
 
Thật vậy, "sự xâm chiếm thần bí" đã không xảy ra nếu không gặp những đối kháng. Nhận định của việc này và sự tồn tại bề ngoài của một số nhân vật tu đức đã trích dẫn Bremond nói về sự "sai lạc các chuyện thần bí" cuối thế kỷ. Chắc chắn là thái quá. Vấn đề không bao giờ được phân tích đầy đủ và chắc chắn phức tạp. Một loạt những cản trở có thể làm chậm đi hay đôi khi làm tật nguyền không chỉ đời sống thần bí nhưng còn là đời sống thiêng liêng nói chung. Nhìn chung chúng không chỉ xảy ra trong môi trường nước Pháp, nhưng trên toàn thế giới công giáo.
 
1. Những tranh luận thần học
 
Vấn đề đầu tiên là những đối lập nội bộ trong Cải cách công giáo. Quả vậy, một phần hoạt động của những dòng tu, đáng tiếc là chỉ quan tâm để chống lại nhau, đặc biệt dòng Tên chống lại dòng Đaminh và các cộng đoàn khác. Các ngăn thư viện chứa đầy văn chương tranh cãi của thời kỳ. Điều đó đã tạo ra bầu khí hết sức khó chịu mà có thể mang những tinh thần hướng về cải cách tư tưởng kiểu ý thức hệ hơn là tu đức. Vấn đề kéo dài đến thế kỷ 18 cho đến khi bãi bỏ dòng Tên.
 
Một vấn đề khác gắn với vấn đề đầu tiên là trật tự thần học. Cuối thế kỷ 16, dòng Tên đã soạn thảo thần học ân sủng, gọi là molinisme, tên của người sáng tạo ra, Molina Tây Ban Nha (+1600). Vừa công bố, thần học này là đối tượng của những phê bình rất sôi động, đặc biệt là phía các tu sĩ Đaminh. Dường như thần học đó làm cho con người, phần nào đó trong ơn cứu độ đến độ vai trò của Thiên Chúa trở thành thứ yếu. Nó dẫn đến một thứ Tân pélage. Tranh luận đưa về Rôma, tại đây lập một ủy ban. Tranh luận rất máy móc, hết sức thô bạo, kéo dài cả thế kỷ. Trái lại, nhiều người theo phái Tôma diễn tả thánh Tôma một cách ngược với Molina : người ta gọi trào lưu này banesianisme, tên của một tu sĩ Đaminh Banez (+1600), cha giải tội và bạn của Têrêxa Avila. Tất cả các trường đại học được hun nóng lên. Chính trong bối cảnh này mà Jansénius, giám mục Ypres, đã cho ra đời tác phẩm thần học Augustinus vào năm 1640. Nghĩ đến việc trở về với học thuyết đúng của thánh Âu tinh. Người ta biết thuyết janséisme, đến phiên nó, phát sinh những vấn đề mới.
 
Tranh luận ân sủng tăng gấp đôi bạo loạn thần học luân lý. Thần học này hoàn thiện nhiều. Người ta tự hỏi phải làm gì trước, một trường hợp nghi ngờ, trong đó lương tâm như là bất lực. Để cho giải pháp trung cổ (thuyết luân lý của Jansénius - tutiorisme) coi là giải pháp tốt hơn cho ơn cứu độ, người ta đề nghị thay thế những hình thức ít đòi hỏi hơn, thuyết khả thể (probabilisme) : chọn cái có thể nhất, và nhất là thuyết chọn giải pháp mà người ta muốn : miễn sao nó được bảo vệ bởi một tác giả nghiêm túc. Các tu sĩ dòng Tên là những người bảo vệ thuyết này nhất. Người ta tố cáo họ theo chủ nghĩa khoan hòa. Đúng là một số tác giả bảo vệ những tổng luận "rộng" mà nhiều lần Giáo Hội kết án. Vấn đề tồn tại thật sự. Bạo loạn đã xảy ra ở phạm vi rộng : Pascal chỉ là một trong số cả nghìn người khác. Các tác giả đi tới sự cứng nhắc chống lại các tác giả thích sự dễ dãi. Chuyển động vượt qua thuyết jansénius, là thuyết thuộc một phần chuyển động. Như thế, đời sống tu đức bị phá hủy tận gốc.
 
2. Không tin vào thần bí
 
Sau cùng, có sự không tin nào đó đối với văn chương thần bí. Đã tồn tại tại Tây Ban Nha. Ở Pháp có ngay từ đầu thế kỷ 17. Có những đối thủ của thần bí, không chỉ là những người tin lành và những người yếu tin, nhưng cả trong thế giới công giáo. Cuối thế kỷ đã xảy ra khủng hoảng của thuyết tịnh tâm (đề cao thinh lặng). Vào năm 1687 nhà thần bí sai lạc, Michel Molinos bị kết án tại Rôma. Tại Pháp, Madame Guyon (1648-1717) đã tạo ra hội tu đức đích thực. Ảnh hưởng rất rộng tới mọi người, các đề tài mà bà phát triển gây lo sợ và nhắc đến tư tưởng của Molinos. Fénelon, đồ đệ của bà, đã bảo vệ bà trong cuốn sách vụng về, Những giải thích châm ngôn của các thánh (1697). Ông này bị tấn công mạnh, đặc biệt với Bossuet, bị kết án tại Rôma năm 1699. Chắc chắn vào lúc đó bầu khí không thuận lợi, không chỉ thần bí nói riêng, mà tu đức nói chung. Người đã lẫn lộn đi chút nào. Không tin vì những sai lệch, khuyến khích các tâm hồn chiến đấu vì một đời sống đạo đức, vâng phục, bảo thủ, cứng nhắc, bổn phận và lo sợ giữ vai trò quan trọng. Thái độ này về sau gọi là "janséiste", vượt ra cả janséisme và lan rộng trong xã hội kitô giáo. Ngược lại, qua sự mất cân bằng, thái độ khoan dung hơn được mở rộng, một kitô giáo dễ dàng, đụng chạm đến mọi tầng lớp cao cấp. Như thế tạo ra những nguyên tắc sau : tìm ơn cứu độ ngay tại thế. Cần sống một đời sống luân lý tốt, qui chiếu về Thiên Chúa trong chính Ngài hơn Chúa Kitô gần gũi. Tình thương là cần thiết, chính là luân lý cứu độ. Vả lại, luân lý này có thể cứng nhắc hay rộng rãi. Ân sủng yêu mến và ân cần của Thiên Chúa không phải là trước tiên. Tu đức gây chia rẽ thành hai nhánh, đặc biệt theo sau các tài liệu của tu sĩ dòng Tên Scaramelli (1687-1752) : khắc khổ và thần bí mà chỉ một số người đi vào.
 
Minh Sáng chuyển ngữ
Nguồn: Bernard Peyrous, Histoire de la spiritualité chrétienne, Editions de l’Emmanuel 2010
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập219
  • Máy chủ tìm kiếm43
  • Khách viếng thăm176
  • Hôm nay28,772
  • Tháng hiện tại560,480
  • Tổng lượt truy cập70,588,237
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây