Mạc khải Thánh Tâm Chúa Giêsu
Thứ tư - 20/01/2016 15:13
2634
1. Thánh Marguerite-Marie
Cuối thế kỷ 17, trong tu đức công giáo, một yếu tố canh tân được coi là chính yếu đã xảy ra. Đó là những lần mặc khải của Thánh Tâm Chúa Kitô tại Paray-le-Monial, ở Bourgogne, Pháp. Ở đây, cần phải nghe từ "thánh tâm" theo nghĩa Kinh Thánh, như là trung tâm thiêng liêng, thân mật của con người. Nhân chủng học có thể bị giới hạn ở một mặt nào của hữu thể con người : thân xác, trí khôn, ý muốn. Nhân chủng học của con tim thì bao hàm. Mạc khải cho rằng hữu thể con người được tạo nên bởi các yếu tố khác nhau, nhưng nhân chủng học thôi thúc con người đi từ trung tâm của nó. Quả vậy, con người có một trung tâm bí ẩn, nơi đó những cái quan trọng nhất đang sống, đặc biệt trong lãnh vực tình yêu, đó là nơi của tự do và gặp gỡ Thiên Chúa. Nói con người có trái tim là nhận ra chiều sâu bên kia cái người đó có thể nhận ra. Từ đó có thể nói Chúa Giêsu Kitô, là người-Chúa, cũng có một trái tim, và như thế, một bí ẩn hữu thể của Ngài. Trong Trái tim này có gì ? Ngài có thể có những tương quan nào với con người ? Những mạc khải tại Paray-le-Monial mang lại câu trả lời cho câu hỏi này.
Từ thời Trung cổ, một số nhà thần bí đã "tiếp xúc" với Trái tim Chúa Kitô. Đó là cách diễn tả với sự hiệp thông thân mật với Ngài, trong tình yêu, giữa hai thực thể. Thánh Gioan Eudes đã tổng hợp tu đức của Trường phái Pháp xung quanh đề tài Thánh Tâm, và lần đầu tiên ngài đã viết bản thánh lễ và một nghi thức dâng cho Thánh Tâm. Thánh nhân thật là người đi trước và thần học gia lý tưởng trong lãnh vực này. Lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa cũng rất thịnh hành trong Dòng Thăm viếng Mẹ Maria do thánh Phanxicô de Sales và thánh Jeanne de Chantal thành lập. Nhiều nữ tu đã có "thị kiến" với Thánh Tâm Chúa. Nhưng điều đó chỉ liên quan đến hành trình thần bí đặc biệt của họ.
Vì vậy, giữa 1673 và 1675, một nữ tu trẻ của Dòng này, thánh nữ Marguerite-Marie Alacoque (1647-1690) đã có một loạt mạc khải của Thánh Tâm Chúa, mà tầm quan trọng không thể đánh giá hết được. Quả vậy, đây không còn là những mạc khải dành cho thần bí cá nhân, nhưng là sứ điệp đích thực phải được truyền cho toàn thế giới để canh tân nó.
2. Sứ điệp của Paray-le-Monial
Sứ điệp này chia làm ba phần lớn. Trước hết là sứ điệp tình yêu. Đức Kitô tuyên bố rằng Ngài đầy yêu thương với mọi người, Ngài nói Trái tim Ta đầy tình mến. Đó là cách tổng hợp Đạo Kitô đúng với thánh Gioan tông đồ, đã dựa mình vào Trái tim Chúa Giêsu. Trong Trái tim Chúa, chỉ có tình yêu bởi vì Ngài là tình yêu trong tất cả hữu thể Ngài. Trong tình yêu, Ngài thấy mọi người. Như vậy, Paray trước hết là một tuyên ngôn tình yêu Thiên Chúa đối với con người.
Nhưng phần thứ hai của sứ điệp đưa đến thay đổi chất giọng. Quả thế, sứ điệp cũng là một phàn nàn. Chúa Giêsu tỏ ra rằng con người không đáp lại tình yêu của Ngài, họ thờ ơ : "Thánh nữ kể lại lần hiện ra thứ hai rằng Ngài cho tôi khám phá những kỳ diệu không thể giải thích được tình yêu thanh khiết của Ngài, dù thái quá nhưng Ngài vẫn yêu con người, Ngài chỉ nhận những vô ơn và thờ ơ". Trong lần hiện ra thứ ba, Đức Kitô tuyên bố : "Đây là Trái tim đã yêu con người biết chừng nào, Ngài không tiếc gì để ban phát khi làm chứng cho họ tình yêu của Ngài ; với lòng biết ơn, ta chỉ nhận phần lớn những vô ơn, thiếu tôn trọng, những phạm thánh, sự lạnh lùng với bí tích tình yêu của Ta (Bí tích Thánh Thể). Cách nào đó, theo một cách diễn tả trong một nước Kitô giáo, ở đó, Cải cách công giáo đã thành công, tất cả mọi người thực hành, không có những vấn đề ơn gọi. Thế nhưng, Đức Kitô không được thỏa lòng. Thật vậy, không cần hoàn tất những bắt buộc tối thiểu của người kitô. Cũng ghi nhận rằng sự phàn nàn của Đức Kitô đặc biệt liên quan đến tình yêu của Ngài, được lãnh Thánh Thể Chúa nhưng họ không hiểu đúng và sống dở.
Đức Kitô đã nói với Marguerite-Marie là bạn của Ngài : "Phần con, hãy cho Ta sự vui lòng qua việc mà con có thể làm, bù vào sự vô ơn của nhân loại". Sứ điệp Paray như vậy là một tuyên ngôn tình yêu, tình bạn cho những ai đón nhận, những ai muốn là bạn đặc biệt của Đức Kitô, sẽ được Ngài chúc phúc cách đặc biệt, nhất là trong việc tông đồ của họ. Họ sẽ "sửa chữa" cho người khác, họ sẽ "an ủi" Trái tim đau thương của Đức Kitô, tức là họ sẽ cho Đức Kitô khi Ngài đòi họ tình yêu. Paray là đỉnh cao của trào lưu tu đức "canh tân" tồn tại lâu dài và còn phát triển, không nên hiểu theo nghĩa bù trừ kiểu toán học, nhưng là sự trao đổi tình yêu : cho Đức Kitô tình yêu của những người từ chối Ngài. Như thế, đó chính là nơi hiệp thông rất mạnh, rất thân mật với Đức Kitô. Hiệp thông này trước hết diễn tả trong việc thờ phượng Thánh Thể vì trong Thánh Thể, Chúa Giêsu tự cho cách gần gũi nhất : chính nơi đó, tiếng gọi tình yêu là mạnh mẽ nhất. Cũng vậy, đón nhận Đức Kitô và thờ phượng Ngài trong Bí tích Thánh Thể là cách tốt nhất để làm chứng tình yêu với Ngài. Ngoài ra, theo như chúng tôi vừa kể, Đức Kitô yêu cầu Marguerite-Marie tham dự vào cuộc thương khó của Ngài tất cả các tối thứ sáu. Đó là nguồn gốc của "giờ thánh", tạo thành phương thế cụ thể rất đơn giản để cầu nguyện với Đức Kitô. Sau cùng, Chúa Giêsu yêu cầu thành lập ngày lễ dành để tôn kính Thánh Tâm Ngài, tức là tình yêu lòng thương xót của Ngài. Ngày lễ đó đã nhanh chóng được thành lập, mà không có sự chống đối nào.
Tương tự tin mừng Gioan, Paray đánh dấu "sự trở về của Đức Kitô" cách mới mẻ. Xem tình bạn Ngài có cái gì lôi cuốn các linh hồn đang tìm kiếm. Cũng vậy, nhờ các tu sĩ dòng Tên[1] và dòng Thăm viếng, việc làm này lan truyền nhanh chóng. Hội Thánh Tâm Chúa phát triển hầu như khắp nơi, trước tiên tại Pháp, rồi cả thế giới kitô giáo. Việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu qui tụ nhiều người muốn có cuộc sống thân mật với Đức Kitô, một tôn giáo tình yêu và không phải là luân lý là trước tiên. Ít nhiều, thật hiếm thấy các nhà tu đức mà không gắn bó với việc sùng kính này.
Minh Sáng chuyển ngữ
Nguồn: Bernard Peyrous, Histoire de la spiritualité chrétienne, Editions de l’Emmanuel 2010
[1] Marguerite-Marie được sự ủng hộ của một tu sĩ dòng Tên, thánh Claude de la Colombière (+1682) đã chứng thực những mạc khải của thánh nữ. Nhiều tu sĩ dòng Tên tiếp tục truyền bá lòng tôn sùng Thánh Tâm Chúa.