Đức tin và thực tại trần thế liên kết chặt chẽ với nhau

Chủ nhật - 22/10/2023 21:59  1256
angelus 2
 


Trưa Chúa nhật, ngày 22 tháng Mười năm 2023, có khoảng 30.000 tín hữu đến tham dự buổi đọc kinh Truyền tin, tại Quảng trường thánh Phêrô với Đức Thánh cha Phanxicô. Trong phần chào thăm sau khi đọc kinh, lần thứ năm, Đức Thánh cha lên tiếng lên án chiến tranh, kêu gọi hòa bình cho Thánh địa, trả tự do cho các con tin, ở các cửa ải để đồ cứu trợ của quốc tế được đưa tới dân chúng đang chịu thảm trạng nhân đạo tại Gaza.

Huấn từ của Đức Thánh cha

Trong bài suy niệm ngắn trước khi đọc kinh, Đức Thánh cha giải thích về bài Tin mừng đọc trong thánh lễ Chúa nhật XXIX Thường niên năm A, thuật lại sự tích những người biệt phái muốn gài bẫy chống Chúa Giêsu về việc có nên nộp thuế cho nhà nước hay không.

Đức Thánh cha nói: Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Gài bẫy

Tin mừng phụng vụ hôm nay kể lại cho chúng ta rằng có vài người biệt phái, hiệp với những người theo phái Hêrôđê để gài bẫy Chúa Giêsu. Họ đến gặp Ngài và nói: “Có được phép trả thuế cho Cesare hay không?” (Mt 22,17). Đó là một sự đánh lừa: nếu Chúa Giêsu hợp thức hóa việc trả thuế, thì Ngài đứng về phía nhà cầm quyền chính trị, không được dân ủng hộ. Còn khi nếu Ngài nói đừng nộp thuế thì có thể bị cáo là phản loạn chống nhà nước. Nhưng Chúa tránh cạm bẫy ấy. Ngài yêu cầu tỏ cho Ngài một đồng tiền, có hình của vua Cesare, và nói với họ: “Vậy hãy trả cho Cesare điều thuộc về Cesare và trả cho Thiên Chúa điều thuộc về Thiên Chúa” (v.21). Điều này có nghĩa gì?

Tương quan giữa thiêng liêng và trần thế

“Những lời này của Chúa Giêsu thường được người ta sử dụng, nhưng nhiều khi nó được dùng một cách sai trái - hoặc ít là thu hẹp - để nói về những tương quan giữa Giáo hội và nhà nước, giữa các Kitô hữu và chính trị, nhiều khi được hiểu như thể Chúa Giêsu muốn tách biệt “Cesare” và “Thiên Chúa”, nghĩa là thực tại trần thế và thực tại tinh thần. Nhiều khi chúng ta cũng nghĩ thế: đức tin với những thực hành một bên và bên kia là cuộc sống hằng ngày. Nhưng không phải như vậy. Đó là một sự phân cách, như thể đức tin chẳng có liên hệ gì với đời sống cụ thể, với những thách đố của xã hội, với công bằng xã hội, với chính trị, v.v.

Con người thuộc về Thiên Chúa

Trong thực tế, Chúa Giêsu muốn giúp chúng ta đặt “Cesare” và “Thiên Chúa: mỗi bên trong tầm quan trọng liên hệ. Với Cesare, nghĩa là với chính trị, các tổ chức dân sự, các tiến trình xã hội và kinh tế - thuộc vào sự chăm sóc lãnh vực trần thế, và chúng ta, ở trong thực tại ấy, chúng ta phải trả lại cho xã hội điều mang lại cho chúng ta, bằng cách đóng góp như những công dân trách nhiệm, quan tâm tới những gì được ủy thác cho chúng ta, thăng tiến luật pháp và công lý trong thế giới lao động, trả thuế một cách lương thiện, dấn thân cho công ích, v.v. Nhưng đồng thời, Chúa Giêsu khẳng định thực tại cơ bản; đó là con người thuộc về Thiên Chúa, trọn con người và mỗi người. Điều này có nghĩa là chúng ta không thuộc về một thực tại trần thế nào, không thuộc về “Cesare” nào của thế giới này. Chúng ta là của Thiên Chúa và chúng ta không được trở thành nô lệ cho một quyền lực trần thế nào. Vì thế, trên đồng tiền, có hình của hoàng đế, nhưng Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta rằng trong cuộc sống chúng ta có in hình của Thiên Chúa, mà không điều gì và một ai có thể làm lu mờ. Vì thế, như Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI đã nhắc nhở, “Các Kitô hữu chỉ trả cho Cesare điều gì thuộc về Cesare, nhưng không trả điều gì thuộc về Thiên Chúa” (Bài cho “Finance Times, 20-12.2-2021). Những điều của trần thế này thuộc về Cesare, nhưng con người và thế giới thuộc về Thiên Chúa: chúng ta đừng quên điều đó!

Chúa đưa trở lại căn tính con người

Vậy chúng ta hiểu rằng Chúa Giêsu đang đưa mỗi người chúng ta trở lại căn tính của mình: trên đồng tiền của thế giới này có hình ảnh của Cesare, nhưng bạn mang hình ảnh nào trong tâm hồn? Bạn là hình ảnh của ai trong cuộc sống của bạn? Chúng ta hãy nhớ mình thuộc về Thiên Chúa, hay chúng ta để cho mình được các tiêu chuẩn trần thế nào nhào nặn, hình thành và chúng ta để cho công việc, chính trị, tiền bạc trở thành những thần tượng chúng ta cần thờ lạy?

Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta nhận ra và tôn trọng phẩm giá của chúng ta và của mỗi người.

Chào thăm và kêu gọi

Sau khi đọc kinh và ban phép lành cho các tín hữu, Đức Thánh cha tái bày tỏ lo âu về tình hình tại Trung Đông, Israel và Palestine. Ngài cho biết tiếp tục lo lắng về tình trạng tại miền này, những gì đang xảy ra tại Israel và Palestine. Đức Thánh cha nói: “Tôi đau khổ khi nghĩ đến tình trạng trầm trọng về nhân đạo tại Gaza. Tôi cũng đau khổ vì những gì xảy ra tại một thánh đường, nhà thờ thánh Porfirio, một nhà thương, cả hai đã bị trúng bom. Tôi cầu nguyện cho các nạn nhân, cho thân nhân của họ. Chiến tranh luôn luôn là một thất bại, luôn luôn. Hỡi những người anh em, hãy ngưng lại!

Sau cùng, Đức Thánh cha nhắc nhở rằng thứ Sáu, ngày 27 tháng Mười tới đây là ngày ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình, và một giờ cầu nguyện sẽ được tổ chức ở Quảng trường thánh Phêrô này.

Đức Thánh cha đã lần lượt chào các nhóm hành hương khác nhau hiện diện tại Quảng trường. Ngài chúc mọi người một Chúa nhật an lành, đồng thời xin họ đừng quên cầu nguyện cho ngài.

 

Tác giả: G. Trần Đức Anh, O.P. | RVA

TIN BÀI KHÁC


***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập196
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm174
  • Hôm nay37,883
  • Tháng hiện tại37,883
  • Tổng lượt truy cập71,404,229
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây