Lên núi để gặp gỡ và lắng nghe lời Chúa

Thứ sáu - 23/02/2024 21:09  568
Chúa Nhật II Mùa Chay năm B
St 22,1-2.9a.10-13.15-18; Rm 8, 31b-34; Mc 9,2-10

360 f 587058976 qzz7oh8ry1f9skcc9qvkj1bhf2bikqaz“Núi” là nơi được nói tới rất nhiều trong Kinh Thánh, từ Cựu ước đến Tân ước. Bởi vì. “Núi” được xem là nơi con người đến gần hơn với Thiên Chúa, là nơi Thiên Chúa thường tỏ mình ra cho con người. Điều này được kể lại qua nhiều câu chuyện trong Kinh Thánh: Bài đọc I nói về việc tổ phụ Ápraham đem Isaác lên núi để sát tế dâng Thiên Chúa; ông Môsê lên núi Sinai gặp Đức Chúa và nhận Mười Điều Răn; ngôn sứ Êlia gặp gỡ Đức Chúa trên núi Khôrếp, Đức Giêsu biến hình trên núi Tabor, Người giảng Tám mối phúc thật trên núi; trên Núi Sọ, Người chịu đóng đinh vào thập giá; rồi sau khi Phục sinh, cũng trên núi cao, Người đã gặp gỡ các môn đệ và sai các ông đi khắp thế gian để tiếp tục sứ vụ loan báo Tin Mừng. Ngoài ra, “núi” còn tượng trưng cho nơi nương ẩn, là sức mạnh chở che của Thiên Chúa cho những ai tin cậy vào Ngài, như Thánh vịnh đã diễn tả: “Lạy Đức Chúa là núi đá, là thành luỹ, là Đấng giải thoát con, lạy Thiên Chúa con thờ, là núi đá cho con trú ẩn”.

Phụng vụ Lời Chúa của Chúa Nhật II MC hôm nay cũng nhắc đến hai cuộc lên núi. Cuộc lên núi thứ nhất là cuộc lên núi của hai cha con ông Ápraham. Theo lời Thiên Chúa hứa, Ngài đã cho ông Ápraham sinh được một cậu con trai vào lúc ông đã một trăm tuổi và ông đã đặt tên cho con là Isaác. Hai ông bà yêu quý cậu con một này biết bao bởi Isaác chính là đứa con “nối dõi tông đường”, là niềm hy vọng và là niềm vui duy nhất của ông bà lúc tuổi già. Thế nhưng, Chúa lại muốn ông sát tế (giết) con mình làm của lễ toàn thiêu trên một ngọn núi. Nếu ở trong hoàn cảnh của ông Ápraham, chúng ta sẽ làm thế nào đây?! Dầu vậy, ông Ápraham vẫn kiên định và hoàn toàn phó thác cho Thiên Chúa. Đối với ông, thánh ý Chúa mới là điều quan trọng nhất, những điều khác đều không đáng kể, thậm chí cả đứa con độc nhất của mình. Thấy được lòng trung thành tuyệt đối của Ápraham, Thiên Chúa đã liệu, như chúng ta thấy ở phần kết của câu chuyện. Từ đó ngọn núi này được mang tên “Núi Đức Chúa sẽ liệu”. Qua vị sứ thần, Thiên Chúa đã ghi nhận sự vâng lời, lòng trung thành và tín thác tuyệt đối của ông vào Ngài. Chính do lòng trung thành này mà Thiên Chúa đã hứa cho ông những điều tốt đẹp ở tương lai. Đó là sẽ ban cho ông một dòng dõi đông đảo và được chúc phúc.

Cuộc lên núi thứ hai là cuộc lên núi của Chúa Giêsu. Ngài đưa Phêrô, Giacôbê và Gioan đi riêng với Người lên ngọn núi Tabor. Đây là ba môn đệ rất thân tín của Đức Giêsu. Người yêu họ cách đặc biệt. Điều đó cho thấy, Chúa Giêsu khi xuống trần gian, Người sống giống như con người chúng ta. Mặc dù Người yêu hết mọi người, nhưng vẫn có những tình cảm đặc biệt cho một số người, tiêu biểu như ba môn đệ được nhắc tới trong bài Tin mừng hôm nay. Tại ngọn núi Tabor này, Người đã biến hình trước mặt ba môn đệ. Áo của Người trở nên chói lọi, trắng tinh như tuyết, không một thợ giặt trên trần gian nào có thể giặt trắng đến thế. Đó là một khoảnh khắc kỳ diệu trong đời. Ba môn đệ đã “đứng hình” khi chứng kiến khoảng khắc đó. Trong lúc ngất ngây vì vui sướng, ông Phêrô đã thốt lên “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay ! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Mô-sê, và một cho ông Ê-li-a.”. Ông nói mà không biết mình nói gì vì tất cả các ông đều bàng hoàng. Quả thực, khi được ở bên Chúa, được xem thấy vinh quang của Chúa thì còn điều gì sánh bằng. Giả dụ khi ấy chúng ta có mặt ở đó cùng với ba môn đệ để chứng kiến khoảnh khắc Chúa biến hình, có lẽ chúng ta cũng ngất ngây vì vui sướng, cũng muốn xin được ở đó mãi như ông Phêrô đã xin. Vì chỉ một lần thôi, được thấy vinh quang của Chúa là chúng ta đã được thoả mãn mọi ước nguyện, mọi giác quan, đã mãn nguyện lắm rồi.

Chúa Nhật tuần trước, chúng ta đã cùng với Chúa Giêsu vào sa mạc để ăn chay cầu nguyện, chấp nhận cám dỗ, thì trong Chúa Nhật II Mùa Chay hôm nay, Chúa cũng mời chúng ta lên núi với Người. Giữa thiên nhiên bao la hùng vĩ, Thiên Chúa ngỏ lời với con người. Để gặp được Chúa, chúng ta cũng phải ra khỏi bản thân để lên núi với Người. Lúc này, “núi” không chỉ là một yếu tố địa lý đơn thuần, mà “núi” còn là không gian linh thánh, nơi Thiên Chúa tỏ mình cho con người, nơi con người gặp gỡ Thiên Chúa, và là nơi Thiên Chúa ngự trị.

Trong tâm tình của Mùa Chay Thánh, mỗi người chúng ta cũng được mời gọi “lên núi”, tức là được mời gọi đi vào “không gian linh thánh” trong tâm hồn, trong gia đình, nơi công sở, trường học, chỗ chúng ta hiện diện, để chúng ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa, lắng nghe lời Ngài chỉ dẫn, nhờ đó một ngày kia tất cả chúng ta cũng được vĩnh viễn ở cùng Thiên Chúa trên Núi Thánh của Người – chính là Nước Trời vĩnh cửu. Amen.

Tác giả: Nhóm Suy Niệm Bùi Chu

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập119
  • Máy chủ tìm kiếm57
  • Khách viếng thăm62
  • Hôm nay37,686
  • Tháng hiện tại200,755
  • Tổng lượt truy cập79,432,593
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây