Tín thác hay sợ hãi?

Thứ bảy - 19/06/2021 21:29  1019
CHÚA NHẬT XI TN – B
G 38,1.8-11; 2Cr 5,14-17; Mc 4,35-41

95c829ff3661725ac78281a232376183Đây là một sự kiện thật sự đã xảy ra. Tin Mừng đã nhiều lần đưa hình ảnh Chúa Giêsu cùng các môn đệ ngồi trên thuyền giảng dạy dân chúng (biến cố kêu gọi những môn đệ đầu tiên, Lc 5,1-11), đi trên thuyền để di chuyển đến những địa điểm khác (sau biến cố làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, Ga 6,16-21).

Ngày hôm nay, thầy trò Chúa Giêsu đã gặp trận cuồng phong, đang khi di chuyển. Đây là một sự kiện Chúa Giêsu làm ra để thử thách các môn đệ hay là sự kiện tự nhiên? Có lẽ là một sự kiện tự nhiên, vì theo khoa học: ban đêm không khí trong đất liền nguội nhanh hơn nên lạnh hơn không khí ngoài biển. Vì thế không khí chuyển động từ đất liền ra biển (gió từ đất liền thổi ra biển). Vì thế, ngoài biển sẽ có gió nhiều hơn, tạo nên sóng mạnh hơn.

Sự kiện sóng to gió lớn làm chao đảo con thuyền, làm cho thầy trò trách móc lẫn nhau. Trò thì trách thầy sao cứ điềm nhiên như không vậy! Thầy thì trách trò sao anh em kém lòng tin! Thật ra trong biến cố này, việc thầy trò trách nhau là dễ hiểu và chấp nhận được. Khi đối diện với sự chết, mọi người tìm cách chống chọi, chỉ mình Chúa Giêsu cứ ung dung ngủ, còn ai khác để kêu đâu! Sợ hãi theo bản tính yếu đuối, các môn đệ chỉ còn có thầy để kêu mà thôi. Còn Chúa Giêsu lại nhìn và muốn các môn đệ sống niềm tin, với tinh thần phó thác; đang bên cạnh Đấng làm được nhiều phép lạ, mà lại không tin tưởng! Người trách mọc cũng dễ hiểu thôi.

Tin Mừng đã đưa ra nhiều hình ảnh đối lập. Nếu gió và sóng mạnh bao nhiêu, thì Chúa Giêsu lại nằm nghỉ một cách bình thản bấy nhiêu. Nếu gió và sóng cứ con thuyền mà ập vào mạnh bao nhiêu, thì hình ảnh Chúa Giêsu dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ một cách bình an, như là một sự thách thức bấy nhiêu. Nếu các môn đệ là số đông phải vất vả chống chọi trong vô vọng và sợ hãi bao nhiêu, thì một mình Chúa Giêsu lại cứ điềm nhiên an hưởng giấc ngủ bấy nhiêu. Tất nhiên khi được đánh thức, Chúa Giêsu đã dẹp yên sóng gió, mọi sự trở nên bình yên nhanh đến lạ thường. Chúa Giêsu đang cho chúng ta thấy rằng: Người chính là sức mạnh để chống lại mọi sự dữ. Người chính là sức mạnh để làm nên sự bình yên.

Cuộc sống của chúng ta cũng có cuồng phong, mà không phải chỉ có một, nhưng là nhiều và rất nhiều cuồng phong. Cuộc sống của mỗi người cũng phải đối diện với nhiều nỗi sợ hãi. Ai cũng đã trên một lần sợ hãi. Càng lớn nỗi sợ hãi càng nhiều. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong tác phẩm “Tập bay” đã nói: “Trẻ con thì điều gì cũng mong ước, điều gì cũng nghĩ đến, chỉ có cái chết là không nghĩ đến. Còn người lớn, thì cái gì cũng nghĩ đến, ngay cả cái chết cũng nghĩ”. Đúng vậy, chúng ta sợ hãi, vì chúng ta không làm gì được trong thời điểm ấy. Nhiều người, sợ đến nỗi nghĩ mình không thể vượt qua được, thà chết trước để khỏi đối diện với nỗi sợ, nên đã đi tìm đến cái chết (tự tử). Sóng và gió giữa biển mênh mông, đâu có cái gì khác để ập vào ngoài chiếc thuyền của thầy trò Chúa Giêsu. Vì thế, chiếc thuyền hấng trọn là phải. Sự khó đôi khi cứ ập đến cuộc đời của chúng ta, như thể chẳng còn ai khác để ập đến. Dù có xảy ra như thế thì chúng ta đã chết chưa? Đang còn ngồi đây, còn nghe đây, là chưa chết được, là những sóng gió đó chưa phải là kinh khủng nhất, đến nỗi phải chết. Có khi chúng ta chết vì sợ hãi, trước khi chết vì một biến cố xảy ra. Như vậy, có khi chúng ta tự mình làm mình chết.

Chúa Giêsu thật tuyệt vời. Người vẫn nằm đó, vẫn dựa đầu vào chiếc gối êm ái để an hưởng giấc ngủ nhẹ nhàng. Thánh Mác-cô tường thuật lại rằng: “Đức Giêsu đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ” (4,38). Đàng lái là nơi điều khiển con thuyền, Chúa Giêsu vẫn ở đó. Liệu sóng gió có cướp lái được không, hay Người đang hiện diện tại chỗ đó là một sự đảm bảo cho các môn đệ, và là một sự thách thức mọi thế lực sự dữ! Định hướng cuộc đời thì chúng ta vẽ, nhưng để đi được thì Thiên Chúa phải dẫn dắt, như Người đang hiện diện ở đàng lái vậy. Thiên Chúa dẫn dắt chúng ta đi lạc làm sao được? Thiên Chúa dẫn dắt, ai cướp mất cung đường của chúng ta được? Chúa Giêsu đang hiện diện ở đàng lái chính là một sự đảm bảo; Người dựa đầu vào gối, đấy là một con đường êm ái.

Anh chị em thân mến, chúng ta đặt câu hỏi: sự việc trong Tin Mừng hôm nay khi ngủ Chúa Giêsu có biết không? Chắc chắn là biết vì thuyền chao đảo, gió và nước vào người, thuyền thì sắp chìm. Tại sao Chúa Giêsu lại cứ nằm ngủ? Đó là một sự “giả vờ” chăng?

Chúa Giêsu đang cần các môn đệ và chúng ta điềm tĩnh, bình tĩnh để hiểu rằng chuyện gì đang xảy ra, nên sợ hay không, giải quyết được không! Vì nếu không, thì nỗi sợ sẽ nhấn chìm chúng ta trước khi khó khăn thực sự xảy ra.

Chúa Giêsu cần các môn đệ và những kẻ tin như chúng ta một niềm tin sống động. Thiên Chúa đã từng phán với ông Gióp (Bài đọc 1) khi cuộc đời ông gặp bao tai ương bỗng đâu gửi đến, rằng chính Người kiểm soát mọi thứ, không có gì diễn ra ngoài trật tự. Chúa Giêsu đang cần nơi những kẻ tin một niềm tin mà tin thì gắn liền với cậy trông và phó thác trong khi các môn đệ và chúng ta nhiều lúc sợ hãi hơn tin tưởng, sợ hãi hơn tin tưởng phó thác; mà tin thì không bao gồm sự sợ hãi.

Đối diện với thử thách, Chúa Giêsu cần những kẻ tin một lời cầu nguyện, một lời thỉnh nguyện, hơn là một lời trách móc “Thầy chẳng lo gì sao?” Như ông Gióp, biết bao biến cố xảy ra, Thiên Chúa vẫn là bóng mây quan phòng và bình an cho con người, bất chấp con người có nhận biết hay không. Vì thế, trong mọi biến cố, Chúa cần nơi chúng ta một lời cầu xin đầy đức tin trong ý thức và tự do. Amen. 

Tác giả: Lm. Giuse Đoàn Văn Tuân

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập270
  • Máy chủ tìm kiếm27
  • Khách viếng thăm243
  • Hôm nay73,711
  • Tháng hiện tại676,789
  • Tổng lượt truy cập70,704,546
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây