Chỉ có một tấm lòng

Thứ sáu - 06/05/2022 05:21  1790
Cuộc sống đầy đủ vật chất, tiện nghi với những kỳ nghỉ lễ, những chuyến du lịch khắp nơi, tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền cho những cuộc vui, những bữa tiệc, những trò giải trí… nhiều khi làm chúng ta thỏa mãn và bằng lòng với số phận của bản thân mà quên mất hay không biết đến những mảnh đời nghèo khổ, thiếu thốn, cơ cực của biết bao anh chị em sống trên cùng một đất nước với chúng ta. Đó có thể là những người dân nơi vùng núi hiểm trở, cũng có thể là những con người quanh năm sống chung với nước. Nơi đó có những con người đang đói, đang khát, nhưng lại chất chứa cả một tấm lòng…
 
picture1 1

Đầu tháng hoa trùng với kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động kéo dài, trong tâm tình “chứng nhân ra khơi với Mẹ Maria”, chị em Dòng Nữ Tu Thừa Sai Đức Mẹ Trinh Vương Bùi Chu đã lên đường đi thăm hỏi và đem niềm vui đến với bà con nghèo khổ nơi miền Tây của đất nước.
 
2 2

Được bao bọc bởi những dòng sông quanh năm nước lớn, phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân là những chiếc giỏ, mỗi ngày qua đi với hai bữa cơm đạm bạc pha chút mắm cá, không trồng không nuôi thì chả có cái gì mà sống, nhưng khi trồng và nuôi xem chừng như đặt tiền vào canh bạc may rủi của cuộc đời. Cảm nghiệm một cuộc đời, một kiếp người… thật long đong!

Thế nhưng, tấm lòng của những con người ấy thật quá đỗi đơn sơ, giản dị. Mặc dù số lương thực đã được chia sẵn cho mỗi gia đình nghèo không nhiều, nhưng họ lại chỉ nhận đủ theo số người trong gia đình, còn lại thì xin dì phước (tên mà người dân gọi chúng tôi) chia cho người khó khăn hơn. Thật cảm động! Cuộc sống thiếu thốn làm vậy nhưng lòng họ luôn bình an, trên môi luôn nở nụ cười và thi nhau kể chuyện về gia đình. Trò chuyện với ông Ba Lu, một ông lão già hơn 80 tuổi, sống một mình với cái chòi Cha xứ xây cho, tôi thật sự xúc động! Ông kể: “Lâu rùi, con không đi nhà thờ được, vì lục bình nhiều quá…”. Lục bình trên sông dày đặc làm các phương tiện di chuyển trở nên thật khó khăn, nhất là với những người già như ông Ba Lu. Gia tài của ông chứa hết trong một cái màn, tý gạo, tý mắm, bộ quần áo rách, tất cả những gì ông có… Xung quanh cái chòi của ông, chỉ có cây cối và nước, không có nơi để giải quyết nhu cầu vệ sinh cơ bản của một con người, có lẽ lúc cần là chỉ nhảy xuống sông thôi, mà ở cái tuổi như ông, sao có thể?

 
3 1

Chúng tôi có hai ngày đi lại để thăm hỏi bà con nghèo, càng đi vào sâu càng heo hút, lác đác có một nhà. Mỗi nhà có một cái khổ riêng, không chỉ khổ vật chất, mà khổ nhiều về tinh thần, cô đơn, bệnh tật… thế nên khi thấy chúng tôi, họ vui lắm, tâm sự đủ thứ… Vì khoảng cách mỗi hộ gia đình khá xa, đi đường sông lại chậm và khó khăn nên chúng tôi không có nhiều thời giờ để nán lại lâu với họ, ra về mà lòng còn lưu luyến, băn khoăn…
 
4

Mấy ngày ở miền Tây cũng hết, chúng tôi lên đường về Sài Gòn với bao niềm khắc khoải, ước mong. Thương cho cuộc sống của những người dân “màn trời chiếu đất”, mà nghĩ về cuộc đời mình, nghĩ về những ơn mà Chúa đã ban cho. Ước mong có nhiều tấm lòng quảng đại sẵn sàng chia cơm sẻ áo, nhất là trao ban tình thương cho những anh em đồng bào thiếu may mắn này.

Tác giả: Nữ tu Ter. Sương

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập302
  • Máy chủ tìm kiếm46
  • Khách viếng thăm256
  • Hôm nay53,172
  • Tháng hiện tại1,075,172
  • Tổng lượt truy cập71,102,929
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây