Sống yêu thương để tri ân

Thứ sáu - 29/10/2021 23:52  1075
untitled5Nếu tháng 10, người tín hữu dành riêng tràng chuỗi Mân Côi dâng kính Đức Maria, với ước mong xin Mẹ ban cho thế giới hòa bình và mọi người có cuộc sống an lành. Thì tháng 11, theo truyền thống Công Giáo, là tháng được dành để cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời còn bị giam cầm trong chốn Luyện Hình chờ ngày về hưởng vinh quang Thiên Quốc. Đây cũng là dịp để mọi người suy nghĩ về mục đích đời mình, sự sống đời đời và nơi mình sẽ đến. 

Cuộc hành trình của mỗi người trên dương thế, dài hay ngắn, lâu hay mau, tất cả đều kết thúc bằng cái chết. Khi bước vào biên giới vĩnh cửu, chúng ta phải bỏ lại những gì mình có thuộc về thế giới vật chất. Sự tước đoạt trần trụi này chỉ có cái chết mới có thể làm được. Nhưng cái chết không phải là dấu chấm hết, mà là cánh cửa dẫn chúng ta – những người Kitô hữu với niềm tin vào cuộc sống mai sau: là mặt đối mặt với Thiên Chúa, là công phúc và đền trả, là phần thưởng và hình phạt.

Thật vậy, thế giới càng văn minh thì Tử Thần càng xuất hiện dưới muôn hình vạn trạng. Cho đến ngày hôm nay, chúng ta không ai dám chắc có bao nhiêu người đã trở thành nạn nhân vì đại dịch Covid 19, và những hậu quả mà nó kéo theo. Sự chết đã trở thành một định luật của nhân loại. Quả vậy, khi Nguyên Tổ phạm tội, Địa Đàng đã đóng cửa cài then. Đau khổ và sự chết đã tràn vào thế giới và chảy dọc theo thời gian. Nhưng lịch sử cũng chứng minh rằng: Có một Đấng đã thắng sự chết, đó là Đức Giêsu Kitô. Ngài là niềm hy vọng, tin tưởng và cậy trông trước bao đau khổ mà chúng ta không có câu trả lời. Vì “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). Nhưng, chúng ta vốn là những con người yếu đuối, và lẽ tự nhiên, với những ai đã ra đi do virus corona hẳn đã để lại trong lòng những người thân nỗi đau và sự cô đơn hơn cả. Bởi lẽ, sự ra đi của họ không có người thân bên cạnh, mà chỉ có các y bác sĩ và những tình nguyện viên. Người thân cũng không thể nhìn mặt họ lần cuối. Cách riêng, đối với những người tín hữu Công Giáo, đó còn là một mất mát lớn trong tâm hồn. Thật vậy, Thánh lễ An Táng vốn là nghi thức truyền thống mang tính tôn giáo của người Kitô hữu, thì nay thay vào đó, các nghi thức sẽ được thực hiện cách ngắn gọn và họ sẽ được hỏa táng cách vội vã, vì lý do dịch bệnh.

Sự ra đi ấy phần nào nhắc nhở chúng ta, hãy sống ý nghĩa, yêu thương và quan tâm mọi người chung quanh mình nhiều hơn, nhất là những người thân và những người cô đơn. Bởi vì, cuộc sống vốn đã vất vả với bao mối lo toan về cơm, áo, gạo, tiền.... Và những khó khăn ấy dường như càng trở thành vấn nạn trong thời đại Covid này. Vì, sống trên đời cần sự sẻ chia, cảm thông để việc nhận lãnh không trở lên ích kỷ. Điều đó được thấy rõ hơn hết, qua việc chung tay góp sức của mọi người trong cơn đại dịch. Thật vậy, có những cuộc đời, những thân phận sống trên thế giới này như để thức tỉnh bản ngã con người. Và, có cả những câu chuyện của người khác dường như được viết ra cho chính mình. Cảm ơn những hy sinh, bởi vì, tất cả chúng ta đều là những chiến sĩ đang chiến đấu trong một cuộc chiến không tiếng súng, không bom đạn, nhưng là chiến đấu để giữ vững niềm tin trước những thử thách của cuộc sống. Khó khăn rồi sẽ qua đi, giống như cơn mưa vậy, dù có tầm tã đến cỡ nào rồi cuối cùng sẽ trời quang mây tạnh. Điều quan trọng là chúng ta không được đánh mất niềm hy vọng.

Chính vì thế, tháng 11 là dịp để mỗi chúng ta không chỉ nhìn lại thân phận mỏng giòn của kiếp người, nhưng còn là cơ hội để mỗi tín hữu tỏ lòng biết ơn đối với thế hệ đi trước, đó là: Ông bà, cha mẹ, anh chị em…và cả những người đã âm thầm hy sinh cho chúng ta- những thế hệ đi sau. Chắc hẳn, nỗi buồn về khoảng cách vật lý do dịch bệnh, không làm vơi cạn đi tấm lòng đạo hiếu của mỗi người Kitô hữu nói chung và của những người sống đời thánh hiến nói riêng. Dịch bệnh chính là lúc chúng ta trân trọng hơn bao giờ hết những điều quý giá của cuộc sống bình thường. Lời cầu nguyện thay cho nén hương trầm, những hy sinh thay cho việc thăm viếng.

Vẫn biết cuộc đời “Tựa đóa hoa sớm nở chiều tàn, con người qua mau, khác nào bóng câu qua cửa sổ” (G). Vậy, mỗi chúng ta hãy cố gắng sống trọn từng ngày, để đem yêu thương đến với những ai đã, đang và sẽ đi ngang qua cuộc đời của mình. Để rồi mỗi chúng ta sẽ không hối tiếc khi nhìn lại và nói “giá như...”, “nếu thời gian quay trở lại...”, hay “phải chăng tôi không cư xử như thế...”. Đừng để dành những lời yêu thương, đừng sợ mất thời gian vì giúp đỡ người khác. Vì, cuộc đời ý nghĩa hay không là bởi những việc bạn làm vì người khác.

 
Nếu ai còn nhớ khi tôi chết
Xin bước nhẹ chân trên cỏ non
Nếu ai còn nhớ khi tôi sống
Xin trải lòng ra chớ để dành.

Tác giả: Ban Truyền Thông MTG

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập433
  • Máy chủ tìm kiếm36
  • Khách viếng thăm397
  • Hôm nay41,583
  • Tháng hiện tại901,944
  • Tổng lượt truy cập78,905,395
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây