Giải đáp thắc mắc: Phỏng vấn xin đặc ân thánh Phaolo

Thứ tư - 20/12/2023 03:31  495
omalley marriage 1 cropHỏi:

Thưa cha:
Con đã đọc bài trả lời của cha về thủ tục xin đặc ân thánh Phaolô, xin cha giải thích thêm về việc ai là người phỏng vấn để ban đặc ân: cha xứ của người Công giáo hay cha xứ của người tôn giáo bạn đã ly dị và nay xin đặc ân. Đặc ân thánh Phaolô, đương nhiên được ban hay có khi nào bị từ chối không. 
Một bạn hỏi qua email.
 
Giải đáp:


Các điều luật về thủ tục xin đặc ân thánh Phaolô cũng khá dài, nên cha chỉ trả lời theo nội dung của câu hỏi mà thôi, cho dễ đọc và dễ hiểu.

Giáo luật 1983, điều 1145§1 quy định: “Theo nguyên tắc chung, quyền bính của Đấng Bản quyền địa phương của bên đã trở lại phải thực hiện việc chất vấn ấy, Đấng Bản quyền này phải cho người phối ngẫu kia một thời hạn để trả lời, nếu họ xin, nhưng phải cho họ biết rằng khi thời hạn đó trôi qua vô ích, thì sự im lặng của họ được coi là một lời từ chối”.

Như thế, căn cứ theo điều kiện thực tế, cha xứ của người xin đặc ân thánh Phaolô sẽ thực hiện việc chất vấn dễ dàng hơn. Nghĩa là cha xứ của người tôn giáo bạn, đã kết hôn, nay ly dị, xin được gia nhập đạo Công giáo để kết hôn với người Công giáo. Nên Giáo luật quy định việc thụ lý hồ sơ, ký xác nhận biên bản phỏng vấn và các giấy tờ liên quan thuộc về cha xứ của người ấy.

Việc chất vấn này, theo điều 1144§2, thông thường phải thực hiện sau khi người lương dân đã ly dị và được chịu Bí tích Rửa tội. Nếu cha xứ nào tự ý bỏ qua sự chất vấn này thì hôn nhân của người xin đặc ân sẽ vô hiệu. Tuy nhiên, khi có lý do quan trọng như thấy việc chất vấn ấy không cần thiết, hoặc quá khó khăn không thể thực hiện được (người vợ/chồng cũ đã bỏ đi nước ngoài, biệt tích nhiều năm…) thì cha xứ sẽ phải xin Đức Giám mục giáo phận miễn khỏi sự chất vấn ấy hoặc thực hiện việc chất vấn trước khi người ấy được Rửa tội (khi người ấy gia nhập Công giáo với mục đích để kết hôn với người Công giáo...). Việc ban đặc ân thánh Phaolô là do chính luật chứ không phải do Đấng Bản quyền. Tuy nhiên, để cho khách quan và tránh việc lạm dụng, Đức Giám mục giáo phận cũng có thể yêu cầu các cha xứ sau khi thụ lý hồ sơ xin đặc ân thánh Phaolô cần phải gửi hồ sơ về tòa Giám mục để được điều tra trước khi ban đặc ân (xem điều 392).

+ Đặc ân thánh Phaolô không được ban khi:
  • Người phối ngẫu cũ của người xin đặc ân cũng muốn gia nhập Công giáo, hoặc vẫn muốn tái hôn, sống chung mà không xúc phạm đến Đấng Tạo Hóa (theo diện chuẩn hôn nhân khác đạo).
  • Nguyên nhân đổ vỡ cuộc hôn nhân tự nhiên của hai người lương ấy do người xin đặc ân và do người Công giáo mà người xin đặc ân muốn kết hôn gây ra.
  • Hai người ly dị chưa giải quyết xong mọi tranh chấp về tài sản, trách nhiệm nuôi con (nếu có) cùng mọi thủ tục pháp lý dân sự (trường hợp người phối ngẫu cũ của người xin đặc ân đã kết hôn thì thủ tục xin đặc ân cũng được dễ dàng hơn).
  • Khi cha xứ thấy không chắc chắn về sự thong dong của người xin đặc ân như người đó sống ở nước ngoài, hoặc có thể đã được Rửa tội gia nhập một giáo đoàn Kitô hữu khác (Tin lành, Chính thống…), hoặc họ ly dị giả để kết hôn đưa người đi nước ngoài… Cha xứ có quyền từ chối thụ lý hồ sơ xin đặc ân.
Email: vincmanhvsl@gmail.com

Tác giả: Lm. Vinc. Nguyễn Bản Mạnh

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập289
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm49
  • Khách viếng thăm239
  • Hôm nay34,575
  • Tháng hiện tại894,936
  • Tổng lượt truy cập78,898,387
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây