Martin H. Padovani
Lòng biết ơn là một nét đặc trưng tiêu biểu của một người trưởng thành và một người Ki-tô hữu thực sự. Lòng biết ơn là nhãn quan về sự tốt lành của Thiên Chúa khi chúng được biểu lộ trong tất cả các công trình kỳ diệu của Ngài, trong lịch sử của thế giới, trong đời sống của chúng ta, trong gia đình chúng ta và trong tất cả mọi người. Lòng biết ơn giúp ta nhận ra những thực tại của sự dữ và bất công trong thế giới, nhưng có thể vượt thắng chúng bởi vì lòng biết ơn luôn nhắm đến điều tốt lành. Lòng biết ơn làm nảy sinh niềm hy vọng điều tốt luôn chiến thắng sự dữ và những con người mặc dù họ có những sai lầm, nhưng bản chất họ vẫn là những người tốt và có khả năng (and that people, even though they are flawed, are basically good and gifted). Lòng biết ơn được diễn tả là một phương diện cốt yếu của tất cả các mối quan hệ, đặc biệt những mối quan hệ thân thiết. Nó gắn kết con người với nhau và chữa lành những mối tương giao bị tổn thương. Lòng biết ơn mang bình an cho cõi lòng chúng ta.
Lòng biết ơn chắc chắn sẽ giúp chúng ta biết cách cân bằng trong nhận thức về thế giới xung quanh và biết hòa hợp trong cuộc sống của chính mình. Lòng biết ơn giúp chúng ta biết để điều tốt và điều xấu đúng vị trí của nó, và không trở nên thiển cận trong nhận thức và đánh giá về cuộc sống của chúng ta. Lòng biết ơn giữ cho tâm trí của ta không bị đắm chìm khi chỉ khư khư giữ định hướng của cuộc đời ta theo một chiều hướng duy nhất, bởi thế chúng ta có thể điều chỉnh phù hợp khi những cơn bão cuộc sống xô đẩy chúng ta. Lòng biết ơn là một liều thuốc giải độc (antidote) cho những cảm xúc về sự thất vọng và vô dụng lúc chúng ta gặp những vấn đề và những bi kịch. Lòng biết ơn tiếp sức cho chúng ta lòng can đảm để vững bước tiến về phía trước.
Việc giữ một ký ức tri ân về những ân sủng Thiên Chúa đã ban cho chúng ta phụ thuộc vào việc ý thức của chúng ta về sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời mình. Thật là một sự thất vọng và nản lòng khi những người đã được chúc phúc với biết bao ơn huệ lại giữ trong lòng cảm xúc cay đắng và giận dữ, để rồi họ quay lưng lại với Thiên Chúa khi những biến cố bi thương và không hay xảy đến với họ. Một lẽ thường tình, sau cú sốc đầu tiên của bi kịch và mất mát, con người trở nên chìm đắm trong buồn sầu, giận dữ và chán nản. Họ không thể tìm ra cách để cân bằng cuộc sống để tiếp tục vượt qua biến cố đau thương.
Lòng biết ơn chẳng thể giúp ta tiêu tan hoàn toàn những đau thương, những mất mát trong cõi lòng nhưng sẽ là nền tảng để giúp ta có thể từ từ vượt qua những bi kịch, những đau thương trong suốt hành trình tìm lại sự cân bằng cho chính mình. Lòng biết ơn gợi nhớ lại những khoảnh khắc tốt lành của quá khứ: những thành công, những thuận lợi, những điều mình đạt được, những kỷ niệm hạnh phúc. Lòng biết ơn có thể phục hồi niềm hy vọng nảy sinh trong chúng ta giúp chúng ta có khả năng giải quyết những khó khăn hiện tại và những mất mát của cuộc đời. Chỉ có thái độ biết ơn mới có thể mang đến sự tỉnh táo giữa sự giận dữ quanh ta. Lòng biết ơn là nguồn động lực trợ giúp chúng ta khi chúng ta gặp phải sự buồn bã với bao nhiêu mất mát trong cuộc đời, và thậm chí cả khi chúng ta cảm phục sâu xa hơn bởi những ân huệ và phúc lành chúng ta đã được hưởng. Lòng biết ơn là một phần của cách thức chúng ta đáp trả cuộc đời và những mất mát cuộc sống gửi đến.
Lòng biết ơn là một trợ lực to lớn với tôi khi tôi đau buồn về sự ra đi mới đây của mẹ tôi. Những phẩm chất cao quý của bà lóe lên trong suy nghĩ của tôi lòng biết ơn Thiên Chúa và với bà. Chính điều đó khiến cho tôi buồn về sự ra đi của bà. Lòng biết ơn đang giúp tôi vượt qua nỗi buồn và những cảm xúc khác tôi đã cảm nghiệm được ở sự ra đi của mẹ.
Chúng ta không phủ nhận sự có mặt của sự ác và đau khổ trong cuộc sống, nhưng chúng ta không để chúng đè bẹp chúng ta. Nếu đau khổ đã nhấn chìm chúng ta, thì chúng ta cần chịu trách nhiệm vì đã cho phép chúng xâm chiếm mình và điều khiển cuộc sống của mình. Chúng ta có sức mạnh trong mình để đối diện với những hoàn cảnh này. Hãy nhận biết và cảm ơn vì năng lượng này sẽ giúp chúng ta tăng sức mạnh cho việc quyết định đương đầu của chúng ta.
Lòng biết ơn cũng giữ cho chúng ta quân bình trong những mối tương quan một cách có ý nghĩa. Khi chúng ta bị tổn thương, chúng ta có xu hướng tập trung vào sai lầm mà người khác đã gây ra, điều đó làm phát sinh sự đóng kín tất cả những điều tốt và tình yêu họ đã dành cho chúng ta. Việc cố gắng gợi nhớ những điều tốt và lòng yêu thương của họ và cảm ơn họ đã giúp chúng ta dần dần chữa lành những đau thương và làm dịu (defuse) nỗi tức giận trong khi vội vã tha thứ và làm hòa. Lòng biết ơn không phải là một chiếc đũa thần ma thuật, nhưng nó có thể là một vật quý khi chúng ta cố gắng ổn định suy nghĩ của chúng ta, và là dầu thơm chữa lành tinh thần suy sụp của ta. Lòng biết ơn đem lại bình an cho tâm hồn chúng ta và cho tâm hồn những người khác. Một lời “cảm ơn” đơn giản mang lại nụ cười trên các khuôn mặt và cho chúng ta một cảm giác hài lòng.
Khi chúng ta diễn tả lòng biết ơn với người khác, chúng ta nhận ra giá trị của họ; họ cảm thấy quan trọng. Biết ơn giúp xoa dịu những cay đắng, giảm bớt sự lo âu, hạn chế sự thiếu kiên nhẫn và làm vui vẻ cõi lòng. Đó chính là sự ấm áp và gần gũi mà người ta cảm nhận được trong ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving Day). Sau Lễ Giáng sinh, kỳ nghỉ này là một kỳ nghỉ được tổ chức lớn nhất trong đất nước chúng ta bởi vì Tạ Ơn diễn tả nhu cầu sâu xa mà những người Mỹ nhằm diễn tả lòng biết ơn của họ với người khác và với Thiên Chúa.
Mọi người đều muốn hạnh phúc và đáng để tìm một số cung bậc của hạnh phúc trong đời sống này. Hạnh phúc là một đặc tính phát sinh từ sâu bên trong chính chúng ta. Chúng ta có trách nhiệm làm cho nó phát triển. Không ai có thể cho chúng ta hạnh phúc. Không ai khác có thể làm chúng ta hạnh phúc. Con người thường hay kiếm tìm hạnh phúc của họ từ người khác hoặc từ của cải vật chất. Đây là một sai lầm lớn dẫn đến những hụt hẫng vô tận.
Những người hạnh phúc thường có một sự tỉnh thức sắc bén hơn về điều tốt và phúc lành trong đời sống của họ. Ghi nhận rằng những người biết ơn nhiều hơn thì họ dường như càng hạnh phúc hơn. Họ thể hiện sự hài lòng, mãn nguyện và cảm phục về những thành công, điều tốt lành và những ân huệ mà cuộc sống đem lại cho họ. Hạnh phúc phát sinh nhiều hạnh phúc hơn, nhưng hạnh phúc được nuôi dưỡng bởi lòng biết ơn. “Hạnh phúc không là điều làm chúng ta biết ơn. Chính lòng biết ơn làm chúng ta hạnh phúc” (David Steindl-Rast).
Nó chẳng phải là điều đáng kinh ngạc khi bao nhiêu người dường như có mọi thứ mà không hạnh phúc? Họ không thể hiện một cảm giác về lòng biết ơn, điều có thể làm cho trạng thái tâm trí của họ trở nên tốt. Nhưng lại có những người chẳng có nhiều của cải vật chất nhưng họ lại luôn cảm thấy hạnh phúc bởi vì họ cảm ơn những gì họ có. Sự khác biệt đó là một thái độ biết ơn.
Một số ký ức xáo trộn của chúng ta là về những người mà chúng ta đã làm cho họ nhiều điều tốt, những người chúng ta đã giúp đỡ khi họ gặp khó khăn túng thiếu, và những người chúng ta đã hiện diện những lúc họ đau buồn. Nhưng có lẽ họ là đã trở mặt khi chúng ta không may lỗi lầm hoặc xúc phạm họ. Đôi khi, nó có thể là một nỗi đau được phóng chiếu mà họ đã cảm nghiệm. Đâu là sự công chính trong tất cả điều này? Bây giờ những người này có thể đau đớn và giận dữ đúng cách – nhưng còn những điều tốt lành họ đã nhận được từ chúng ta lúc trước thì sao? Những điều này họ đã quên rồi à? Không nên để lòng biết ơn là lý do cho sự thương xót, lòng trắc ẩn và việc hiểu nhau chứ? Cảm nghiệm này có thể rất đau đớn. Nhưng chúng ta không bao giờ cho phép bản thân mình cay đắng bởi vì thái độ vô ơn này. Tốt hơn, chúng ta nên quyết tâm để là người cảm tạ, rộng rãi và tri ân nhiều hơn.
Làm ơn rồi bị xúc phạm do một người bạn có thể đủ để phá vỡ một mối tương quan, nhưng chúng ta đừng bao giờ quên điều tốt mà người bạn đó đã làm cho mình. Việc ghi nhớ này có thể giúp chúng ta kiểm soát được nỗi đau cũng như sự tức giận. Những ký ức mang ơn cần được ghi nhớ khi chúng ta sầu khổ về những mối quan hệ đã mất.
Một trong những người khó ưa nhất chúng ta gặp trong cuộc sống là người phàn nàn kinh niên. Người đó không bao giờ được hài lòng hoặc được bình an. Với họ, hạnh phúc là một nghệ thuật đã bị đánh mất (a lost art). Người kêu ca là một người mang thẻ người bất mãn, người phát triển và được hoạt động bởi phê bình và tiêu cực. Họ luôn cảm thấy bản thân bị thiệt thòi, thua thiệt. Một tinh thần biết ơn đang bị lãng quên nơi đời sống của họ. Họ là những người sợ hãi và thường đau khổ về những tổn thương rất nhiều.
Chúng ta không thể cho phép bản thân mình bị lây nhiễm bởi những người này. Chúng ta có thể ngăn chặn chứng bệnh này làm khổ chúng ta, lấy cắp cuộc đời chúng ta và làm chúng ta trở thành những người khốn khổ bằng việc phát triển một thái độ biết ơn.
NUÔI DƯỠNG THÁI ĐỘ CỦA LÒNG BIẾT ƠN
Đây là một số đề xuất có thể giúp bạn nuôi dưỡng thái độ của lòng biết ơn. Trước tiên, biết ơn những gì chúng ta có. Thường xuyên nói lời cảm ơn người khác. Nhìn vào những điều tốt đẹp của cuộc sống mà không phủ nhận những điều xấu, tiêu cực, điều dữ và sự bất công. Tìm cách giúp bản thân luôn khỏe mạnh (Realize how well off you are). Mở rộng cái nhìn của mình về cuộc sống bằng cách nhìn toàn bộ bức tranh, mặt xấu cũng như mặt tốt. Giữ mọi sự đúng vị trí của nó (in perspective).
Chúng ta phải ca ngợi và tạ ơn Chúa trong đời sống hằng ngày của mình, vì thế chúng ta cần làm như vậy với người khác. Đừng bao giờ cho rằng người khác tự biết chúng ta cảm ơn họ. Chúng ta cần nói “cảm ơn” nhiều lần với sự chân thành. Người khác cần nghe nó. Lòng biết ơn là nguồn để ràng buộc, chữa lành, và củng cố trong mọi mối tương quan, đặc biệt là trong hôn nhân và gia đình.
Tính cách của con người có thể được định hình bởi sự có mặt hay vắng mặt sự biết ơn trong cuộc sống và các mối tương quan của họ. Lòng biết ơn được diễn tả xuất phát từ trái tim và linh hồn, xác định tính cách của một người trưởng thành. Lòng biết ơn như thế được diễn tả không chỉ bằng lời nói nhưng còn bằng thái độ khen ngợi, trung tín và tin tưởng.
Viên đá góc của các quan hệ bền vững được biểu lộ lòng biết ơn, nó thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người khác. Lòng biết ơn giúp chúng ta vượt lên những nỗi đau chúng ta cảm nhận trong hôn nhân và gia đình biến đổi những mối tương quan này. Lòng biết ơn chữa lành những vết thương và sự tan vỡ nằm sâu trong những mối tương quan và trong chính bản thân chúng ta. Lòng biết ơn an ủi chúng ta và mang đến cho chúng ta nụ cười, nâng cao tâm hồn ta, và thậm chí có thể đưa chúng ta đến một ý nghĩa lớn hơn của lòng biết ơn và quảng đại hướng tới người khác. Từ “cảm ơn” đơn giản có sức mạnh thay đổi cuộc sống của con người.
Lòng biết ơn cũng có thể tác động như một liều thuốc giúp chúng ta không rơi vào trạng thái mất hy vọng và cảm thấy vô dụng. Bằng việc đánh giá cao những gì chúng ta lúc này đang có cũng như nhiều điều tốt lành trong quá khứ của chúng ta, bao gồm cả những khó khăn mà chúng ta đã giải quyết, tinh thần của chúng ta sẽ được nâng cao. Tất cả những tư tưởng và ký ức tích cực này có thể cải thiện lòng lạc quan, điều này đem lại sức mạnh cho sự tự tin của chúng ta và tin tưởng rằng sự hiện diện của Thiên Chúa đang tác động trong đời sống của ta.
Chúng ta sẽ không bao giờ đón nhận được tất cả lòng biết ơn và sự khen ngợi mà chúng ta đáng nhận (We will never receive all the gratitude and appreciation that we deserve). Chúng ta cần có những mong đợi thực tế. Điều này đặc biệt quan trọng cho những người trong những chuyên ngành giúp đỡ, và trên hết là cho các bậc cha mẹ. Từ kinh nghiệm của tôi, dường như có mức độ nghiêm trọng hơn của sự vô ơn và vô cảm từ những đứa trẻ ngày nay so với trước đây. Đôi khi cha mẹ quên rèn luyện các con của họ để cám ơn và diễn tả lòng biết ơn. Tâm tình biết ơn được học đầu tiên trong gia đình. Cha mẹ không chỉ phải dạy con em mình cách để biết ơn, mà họ còn phải diễn tả sự đau đớn và thất vọng của mình khi những đứa trẻ không biết ơn. Cha mẹ đừng đặt con cái mình vào một hành trình mặc cảm khi thực hành điều này, nhưng làm cho họ nhạy cảm với nét đặc trưng rất quan trọng của những mối tương quan nhân bản lành mạnh và gia đình Ki-tô hữu sinh động.
Các bậc cha mẹ ngày nay thường bị phê bình về việc quá nuông chiều những đòi hỏi về của cải vật chất của con cái. Đôi khi sự nuông chiều quá đáng này là cách cha mẹ bù đắp (make up) cho tuổi thơ túng thiếu của chính họ. Đôi khi đó là sự đền bù (compensation) cho sự thiếu thốn về tình cảm và sự hiện diện thể lý của chính họ trong đời sống của những đứa con họ. Trong cả hai trường hợp, dường như cha mẹ đều không yêu cầu hay mong đợi sự biết ơn. Họ mong chờ những đứa con của trẻ của họ tự động cảm ơn chăng? Sự tự động nói lời cảm ơn xảy đến sau khi đã giáo dục và được bén rễ trong việc rèn luyện thường xuyên.
Tóm lại cha mẹ mang trách nhiệm làm cho con cái thấm tinh thần biết ơn bằng lời nói, việc dạy bảo và gương sống của chính họ. Lòng biết ơn sẽ là nét đặc trưng đầy ý nghĩa của cá tính những đứa con của họ. Nó sẽ làm nên sự khác biệt trong đời sống của họ liên quan đến sự trưởng thành tình cảm, chất lượng của những mối tương quan và việc đón nhận một Thiên Chúa nhân từ. Một tâm tình biết ơn cải thiện bầu khí về sự tôn trọng, nhạy cảm và bền chặt trong gia đình. Lòng biết ơn mang đến mục đích để gia đình cùng nhau thờ phượng Thiên Chúa vào ngày Chúa Nhật.
Xin nhắc lại rằng: Một tâm tình biết ơn có thể biến đổi chúng ta. Khi là những người biết ơn, chúng ta trở nên nhân từ, quảng đại, ấm áp hơn và đón nhận người khác, ít phê bình tiêu cực hơn, đánh giá cao những gì chúng ta có và bén nhạy hơn với điều tốt lành người khác làm cho mình. Chúng ta trở nên ý thức và nhạy bén hơn với những điều tốt nơi người khác; và nhất là với điều tốt, tình yêu, sự tha thứ, lòng thương xót và nhân hậu của Thiên Chúa. Người sống giữa chúng ta và chúng ta gọi Người là Cha.
Tiểu Bôi chuyển ngữ
(Martin H. Padovani, Healing Wounded Relationships, Manila: Logos, 2006, p. 163-168