Henri Nouwen, cảm nghiệm về Lòng thương xót

Thứ tư - 04/04/2018 15:07  1494
Hãy Có Lòng Thương Xót Đối Với Chính Mình
 
Trong cuộc sống, chúng ta cần thinh lặng và thậm chí phải khao khát thinh lặng. Tuy nhiên, khi bước vào thinh lặng, chúng ta bắt gặp bao ồn ào, xáo động trong lòng. Chúng gây phiền hà đến nỗi chúng ta thích một cuộc sống bận rộn nhiều lo toan hơn là những phút giây tĩnh lặng. Khi bắt đầu để cho lòng mình lắng đọng, chúng ta thấy có hai thứ ồn ào xuất hiện một cách nhanh chóng và gây phiền hà cho chúng ta. Đó là sự ồn ào của những ham muốn và sự ồn ào của sự nóng giận.

 
 
 
Sự ham muốn biểu thị rằng nơi ta còn nhiều nhu cầu chưa được thỏa mãn; trong khi đó, sự nóng giận thì cho thấy ta còn nhiều tương quan chưa được hàn gắn. Nhưng, thực tế cho thấy, để đối diện với những ham muốn và sự giận dữ nơi lòng mình thì chẳng dễ chút nào. Đâu là những việc chúng ta phải làm để đối diện với những ham muốn và sự giận dữ trong ta? Chúa Giêsu nói: “Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: "Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế” (Mt 9,13) . Lễ tế được hiểu là sự “dâng hiến”, “từ bỏ mình”, “quên mình”, “toàn thiêu”. Nhưng chúng ta không nên dâng lễ tế trong khi lòng còn những ham muốn hoặc sự giận giữ. Đơn giản bởi vì làm như thế thì chẳng sinh ích lợi gì. Ngược lại, chúng ta phải có lòng thương xót đối với chính mình đang trong hoàn cảnh xáo động, đồng thời kết bạn với chính mình thay vì chống đối.
 
 
Tự Do Khỏi Xét Đoán, Tự Do Để Thương Xót
 
Chúng ta thường tốn nhiều công sức để xét đoán người khác. Dường như, không một ngày nào trôi qua, mà những việc làm hay lời nói của người khác lại không tác động lên chúng ta khiến chúng ta xét đoán về họ. Chúng ta nghe nhiều, thấy nhiều và biết cũng nhiều. Chúng ta cảm thấy ít nhiều khó chịu khi phải nhận định những dữ kiện đến trong tâm trí để có thể đưa ra những phán đoán.
 
Nhiều vị ẩn sĩ đã nói rằng, đưa ra nhận xét về người khác là một gánh nặng, trong khi tiếp nhận những góp ý của họ thì nhẹ nhàng hơn. Một khi vượt thắng được khuynh hướng xét đoán người khác, ta sẽ kinh nghiệm được một sự tự do nội tâm sâu xa trong tâm hồn. Và một khi ta không còn bị ràng buộc bởi thói xấu xét đoán tha nhân, ta cũng sẽ có được tự do để bày tỏ lòng thương xót đối với họ. Hãy nhớ lời của Chúa Giêsu: “Anh em đừng xét đoán, để khỏi bị Thiên Chúa xét đoán” (Mt 7,1).
 
 
Chúa Giêsu-Đấng Giàu Lòng Thương Xót

Chúa Giêsu, Con Một Chí Thánh của Thiên Chúa, là Đấng giàu lòng xót thương. Biểu lộ lòng thương xót thì khác với sự thương hại. Thương hại cho thấy có một khoảng cách, và thậm chí là một sự ban phát giữa người cho và người nhận. Khi một người hành khất đến xin một chút tiền, và bạn bố thí cho anh ta vì lòng thương hại, thì khi đó bạn không có lòng thương xót. Lòng thương xót đến từ một con tim trắc ẩn và khao khát trở nên đồng hạng với họ. Chúa Giêsu đã không đánh giá thấp chúng ta. Ngài muốn trở nên con người giống như ta để đồng cảm với những cơ cực của chúng ta. Khi làm cho con trai bà góa thành Nain trỗi dậy, Đức Giêsu đồng cảm với người mẹ này đang tột cùng đau đớn (x. Lc 7, 11-17). Chúng ta hãy nhìn ngắm Chúa Giêsu nếu chúng ta muốn biết cách thức tỏ lộ lòng thương xót với anh chị em của ta.
 
Nguyễn Thế Anh, SJ, chuyển ý
Nguồn: Henri Nouwen, Bread for the Journey: A Daybook of Wisdom and Faith, (electronic book), (New York: HarperCollins e-books, 2007), 59.96.179/412.
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập185
  • Máy chủ tìm kiếm28
  • Khách viếng thăm157
  • Hôm nay33,758
  • Tháng hiện tại873,692
  • Tổng lượt truy cập69,933,566
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây