Để đối thoại hiệu quả

Thứ ba - 06/07/2021 05:01  1029
untitled3“Hãy gìn giữ tim con thật kỹ, vì từ đó mà sự sống phát sinh.” (Cn 4:23)

Các nhà nghiên cứu và lý luận trong các ngành khoa học hành vi nhìn nhận ba phẩm chất chính yếu giúp thúc đẩy cải thiện khả năng giao tiếp, đó là sự chân thành, tình yêu không chiếm hữu và sự đồng cảm.

Sự chân thành

Chân thành nghĩa là chính mình mà không có bất cứ sự che giấu, giả tạo nào. Một người thành thật cảm nghiệm được những cảm xúc của mình và có thể biểu đạt những cảm xúc đó khi thích hợp. Họ có thể là chính mình trong tương quan với người khác, để họ biết được chính cái là của người ấy. “Những gì bạn thấy là những gì bạn hiểu được.”

Trái lại, người không chân thành thì che giấu những suy nghĩ, cảm xúc, giá trị và động cơ thật của mình. Bảo thủ và che giấu trước người khác, thật không may lại chặn đứng chính sự tự nhận thức của mình. Như thế, những gì chân thật và tự nhiên nhất nơi người ấy bị chôn vùi sâu đến nỗi chính họ cũng chẳng thể nhận ra. Sự chân thành cần thiết cho tất cả những tương quan căn bản. Thiếu sự chân thành, tới một mức nào đó, tôi sẽ không thể liên đới với bất kỳ ai. Tôi phải can đảm là chính tôi để có thể liên đới với người khác. Sự chân thành có ba phẩm chất: sự tự nhận thức, tự chấp nhận và tự bộc lộ.
  • Sự tự nhận thức: Mỗi người đều hiểu về mình nhiều hơn những gì họ nghĩ. Người ta thường bỏ ngoài tai những thông điệp từ chính nội tâm của họ. Một trong những cách nhanh nhất để làm theo khẳng định của Socrates “hãy biết mình” là đừng bỏ ngoài tai nhận thức về bản thân khi chúng nhen nhúm trong ý thức.
  • Sự tự chấp nhận: Thông thường, người ta bỏ qua những lời nhắc nhở từ nội tâm, bởi họ không thể chấp nhận một loạt những cảm xúc và suy nghĩ của mình. Nhiều người xấu hổ vì những tức giận, những đòi hỏi tính dục hay ảo tưởng của họ. Dù đây là những điều bình thường trong cuộc sống, họ được lập trình để nghĩ rằng những chiều kích ấy trong họ là tồi tệ hay tội lỗi. Đôi khi chúng ta so sánh bản thân với những điều giả tạo người khác đặt ra trước chúng ta, tự đe dọa chính mình và trở nên thiếu chấp nhận bản thân. Nhiều kinh nghiệm giúp chúng ta nâng cao sự tự chấp nhận như gặp gỡ các hội nhóm được dẫn dặt; gặp gỡ các nhà trị liệu tâm lý chân thành, hiểu biết và thấu cảm; làm bạn với những người biết chấp nhận; hay hoán cải mang tính tôn giáo…
  • Sự tự bộc lộ bản thân: Đây là đức tính thứ ba của sự chân thành, người dám bộc lộ bản thân tự ý thức những suy nghĩ và cảm xúc sâu thẳm nhất của mình, chấp nhận chúng, và khi cần, chia sẻ chúng một cách có trách nhiệm. Cả trong những hoàn cảnh lo âu, người ấy có thể bộc lộ những gì họ cảm thấy cách thẳng thắn. David Duncombe nói rằng sự cởi mở của một người chân thành chạm đến mỗi khía cạnh cuộc sống của người ấy.[2]
Tình yêu không chiếm hữu

Đây là phẩm chất quan trọng thứ hai giúp nuôi dưỡng một cuộc đối thoại có ý nghĩa. Tiếng Hy Lạp cổ phân biệt giữa ba loại tình yêu. Thứ nhất là “philia”, đại diện cho tình bạn. Đó là tình yêu của David và Jonathan trong Kinh thánh. Nhiều cổ nhân nghĩ rằng trong các loại tình yêu, philia là hạnh phúc nhất.[3] Eros là tình yêu nam nữ, bao hàm việc trao ban tình yêu và sinh sản, nhưng rộng hơn nhiều so với tình yêu xác thịt. Agape là quan tâm đến hạnh phúc của người khác. Theo Waldo Beach và H. Richard Niebuhr, tình yêu này “không phải là cảm giác thích thú, cũng không phải sự thu hút lãng mạn hay tìm kiếm sự đáp trả tình yêu, cũng không mang một thái độ thuộc tri giác”, nhưng “là mong muốn của bản thân dấn thân cho người thân cận.”[4] Chấp nhận một biểu hiện quan trọng của tình yêu.

Chấp nhận được định nghĩa như một thái độ trung lập dành cho người khác. Khi một người biết chấp nhận, người đó đưa ra một không gian không bị phá hủy bởi những lượng giá về suy nghĩ, cảm giác hay hành vi của người khác. Người kia có thể khóc hay cười hay giận dữ, thậm chí nếu hành vi của anh ta không được thích, anh ta vẫn được chấp nhận. Mỗi nhân vị đều cần sự chấp nhận. không ai là hoàn hảo. Sự chấp nhận nuôi dưỡng tình yêu bản thân và giúp huy động các nguồn lực để tôi phát triển tối đa tiềm năng của mình.

Tôn trọng: Một yếu tố chính khác của tình yêu. Một tình yêu chân thành nhận thức sự thánh thiện trong tính riêng tư của người khác, ủng hộ sự tự định hướng của họ và nuôi dưỡng tiềm năng lớn hơn thay vì phụ thuộc nhiều hơn vào phần còn lại. Tình yêu duy trì một sự kính trọng – một khoảng cách – trong mối quan hệ.

Sự nồng nhiệt: Tình yêu có xu hướng dẫn đến yêu mến. Một người có thể chấp nhận và đối xử tôn trọng tôi, nhưng vẫn không thích điều gì về tôi. Khi chẳng thích gì về nhau, người ta cần chấp nhận và tôn trọng nhau. Khi một người được chấp nhận và tôn trọng, họ có thể trở nên là chính mình hơn với chúng ta. Và khi thật sự hiểu họ, ắt sự yêu mến sẽ đến. Như vậy, ý muốn yêu thương dẫn đến sự yêu mến.

Sự đồng cảm

Đồng cảm là cùng với người khác đi vào những gì là sâu thẳm của họ - trong khi vẫn giữ được một số những riêng tư. Đó là việc cảm nghiệm những cảm xúc của người khác mà không làm mất sự nhận dạng của họ. Đó là đáp trả đúng đắn những nhu cầu của người khác và không bị ảnh hưởng bởi nó. Người đồng cảm hiểu đuợc nỗi đau của người khác nhưng không bị tê liệt bởi những nỗi đau đó. Những định nghĩa gần đây đưa ra ba yếu tố tạo nên sự đồng cảm:

Trước hết, người đồng cảm có sự hiểu biết nhạy bén và chính xác về những cảm xúc của người khác, trong khi vẫn giữ được khoảng cách nhất định với họ. Thứ đến, đồng cảm nghĩa là biết được tình trạng đã góp phần hay châm ngòi những cảm xúc đó. Cuối cùng, người đồng cảm giao tiếp với người khác theo cách thức mà người kia cảm thấy được chấp nhận và thấu hiểu. Cuộc đối thoại của sự thấu hiểu rất quan trọng.

Thực tiễn 

Sự chân thành, tình yêu không chiếm hữu và sự đồng cảm là những thái độ giúp nuôi dưỡng một mối quan hệ tốt hơn với người khác. Đôi khi người ta nói rằng: “Nếu tôi thiếu những thái độ này thì sao? Có phải những mối quan hệ của tôi gắn với cái định mệnh nhạt nhẽo nhất và cũng tàn phai nhất?”. Cần nhớ rằng những thái độ này đều tồn tại ở mức độ nào đó trong sâu thẳm mỗi chúng ta. Nhà tâm thần học Alfred Adler nói về xúc cảm xã hội bẩm sinh, một đặc điểm của sự đồng cảm luôn tồn tại trong tất cả chúng ta. Một số phẩm tính có thể bị hao mòn khi không sử dụng, nhưng không ai thiếu hụt hoàn toàn những phẩm chất ấy. T.S. Eliot từng nói về những người với mơ ước tạo lập các hệ thống quá hoàn hảo đến mức không còn ai cần phải trở nên tốt nữa. Chúng ta đều biết rằng ý tưởng này thật sai lầm. Các kỹ năng giao tiếp, dù tốt thế nào, cũng không thể thay thế cho sự chân thành, quan tâm và thấu hiểu. Nhưng chúng có thể giúp chúng ta biểu lộ những phẩm chất này hữu hiệu hơn. Sự biểu lộ này nuôi dưỡng và tăng trưởng những phẩm chất đó. Khi chúng ta cố gắng đối thoại chân thành hơn, yêu thương hơn và thấu hiểu hơn, chúng ta đạt đến cái hơn mà chúng ta có thể trở thành.

[1] Nguồn: Robert Bolton, People Skills, NXB Simon & Schuster Inc., 1986, tr. 258-274.
[2] David Duncombe, Đặc điểm đời sống Kitô hữu, New York: Abingdon Press, 1969.
[3] Cuộc thảo luận thú vị về philia trong C.S.Lewis: Bốn loại tình yêu, London: Geofrey Bless, 1960, tr. 69-70.
[4] Waldo BeachRichard H. Niebuhr, Nhân đức người Kitô hữu, nguồn mạch của truyền thống sống động, Ronald Press, 1955.

Tác giả: Joseph Dinh (lược dịch)

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập188
  • Máy chủ tìm kiếm66
  • Khách viếng thăm122
  • Hôm nay32,848
  • Tháng hiện tại1,020,583
  • Tổng lượt truy cập79,024,034
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây