Theo Đức Giêsu, để được vào Nước Trời, các môn đệ phải ăn ở công chính hơn các kinh sư và người pharisêu. Câu hỏi đặt ra là các kinh sư và pharisêu công chính ở điểm nào? Công chính hơn họ là công chính như thế nào?
Ngày hôm qua tôi đứng trước tờ lịch cuối cùng của năm cũ và hôm nay tôi lại đứng trước tờ lịch đầu tiên của năm mới, một câu hỏi lớn hình thành trong tôi: "Đây phải chăng là cái kết thúc hay sự khởi đầu trong hy vọng?". Năm cũ đã kết thúc và năm mới đã bắt đầu. Tạ ơn Chúa vì trong một năm qua biết bao hồng ân Chúa đã ban xuống trên bản thân, gia đình, xứ họ đạo. Tôi cũng thầm xin lỗi Chúa vì biết bao những lỗi lầm đã xúc phạm đến Chúa.
ĐTC Phanxicô đã cầu nguyện cho Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu toàn cầu của Liên Hiệp Quốc (COP 21) đang diễn ra tại Paris được thành công tốt đẹp. ĐTC cho biết ngài theo đang theo dõi Hội nghị rất sát sao. Ngài đã nhắc lại câu hỏi mà ngài đã đặt trong thông điệp Laudato Si’ rằng “Chúng ta muốn trao cho thế hệ mai sau, cho các trẻ em đang phát triển một thế giới như thế nào?” (số 160).
Toàn bộ phụng vụ lời Chúa trong Chúa Nhật thứ hai Mùa Vọng hôm nay giới thiệu và loan báo cho chúng ta ơn cứu độ. Thiên Chúa sẽ cứu độ dân Israel nếu Israel có tâm hồn sẵn sàng. Thiên Chúa sẽ ban ơn cứu độ cho muôn dân hay hết thảy mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa. Chúng ta đặt câu hỏi: cứu độ là gì? Ơn cứu độ đến từ đâu? Làm thế nào để ơn cứu độ đến được với mỗi người?
Trước những biến động khôn lường trên thế giới, con người ngày nay hoang mang đặt ra những câu hỏi: Liệu có phải sắp tận thế chăng hoặc những sự kiện này có ý nghĩa gì?... Trong những ngày cuối cùng của năm phụng vụ, Tin Mừng Luca ghi lại lời tiên báo, nhắc nhớ cho các môn đệ năm xưa và cho chúng ta hôm nay hãy nhận ra vương quyền và giờ khắc của Người khi xuất hiện những điềm thiêng dấu lạ trên trời, dưới biển. Tuy nhiên, Người cũng trấn an chúng ta: “Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc” (Lc 21,28).
Số phận của tôi sẽ thế nào? Đó là câu hỏi mà ai trong chúng ta cũng đặt ra. Vẫn biết rằng, số phận không ai biết trước được sẽ ra sao, nhưng thâm tâm chắc hẳn ai cũng muốn số phận của mình luôn là những niềm an vui, không ai muốn số phận mình bi đát cả. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su cho các môn đệ năm xưa và cho tất cả những ai qua mọi thời đại đang trên hành trình làm chứng nhân của Chúa biết trước số phận của mình, một số phận chẳng ai ngờ.
Đó là câu nói bập bẹ của một em bé chừng khoảng hơn một tuổi, đang được bố dắt đi chơi trong khuôn viên nhà thờ. Khi đi qua tượng đài Thánh Gia, bắt gặp bé khoanh tay ngay ngắn, cúi đầu và bặp bẹ nói: Con chào Chúa ạ! Tôi không khỏi ngạc nhiên và mừng thầm trong lòng: Bé giỏi quá! và tôi đặt ra câu hỏi: Làm sao em có thể làm được như vậy? Ắt phải có ai đó đã dạy cho bé biết, hay bé đã bắt chước ai đó?
Với những người dấn thân theo Chúa, loan báo Tin Mừng cho tha nhân và các loài thụ tạo khác thì ước ao khao khát được tuân phục thánh ý Chúa làm tròn bổn phận, sứ mạng mà Chúa trao phó cho mình thì đó vừa là trách nhiệm vừa là niềm vui. Tuy vậy câu hỏi được đặt ra là nếu chúng ta không nhận biết Chúa, không nhận biết Chân Lý thì làm sao chúng ta có thể hiểu biết được thánh ý Chúa trên cuộc đời mình, làm sao để chúng ta có thể hoàn thành trọn vẹn ý muốn Chúa trên mình và làm đẹp lòng Chúa mọi đàng?
Hàng ngày muốn hay không, chúng ta vẫn phải đối diện với hàng loạt những câu hỏi: có những câu hỏi người khác đặt ra cho mình, có những câu tự mình đặt ra cho bản thân hay cho người khác. Tuy nhiên, không phải câu hỏi nào chúng ta cũng tìm được câu trả lời.
Tin Mừng hôm nay ghi lại câu hỏi của nhà thông luật đặt ra cho Chúa Giêsu nhằm thử Người: “Ai là người thân cận của tôi?” Người thân cận của tôi ư, chẳng lẽ lại không phải cha mẹ, anh chị, bạn bè… Chúng ta cùng lắng nghe xem Chúa Giêsu trả lời cho câu hỏi này thế nào!
Đây là câu hỏi Đức Giê-su hỏi các môn đệ về căn tính của Người trong bối cảnh mà từ vua Hê-rô-đê, các thầy thượng tế, biệt phái và ngay cả dân chúng đều lúng túng và phân vân tự hỏi: “Vậy thì ông này là ai” (Lc 9,9).
Sống trong thế giới hôm nay, con người ngày đêm bị vây bọc bởi trăm mối bận tâm liên quan tới tiền của, chức danh, sang hèn. Trên đường tu trì và trên đường sứ vụ, chúng ta luôn hăng say, dấn thân quên mình nhưng một điều cần thiết là phải có những điểm dừng. Tại sao chúng ta phải dừng chân? Đó là câu hỏi đặt ra cho bạn, cho tôi, cho mỗi chúng ta giữa một thế giới vốn đầy biến chuyển này.