Thực hành thiêng liêng: Chia sẻ là nhân rộng
Thứ năm - 10/03/2016 08:41
912
Spiritual Excercises: 'to share is to multiply'
2016-03-09 Vatican Radio
Chủ đề của tuần tĩnh tâm Mùa Chay là “Những câu hỏi trần trụi của Tin Mừng”. Hai ý chính trong bài suy niệm thứ sáu của tuần tĩnh tâm hướng đến tính minh bạch về những tài sản của Giáo hội và những ưu tư về cuộc chiến chống lại đói nghèo và lãng phí lương thực trên thế giới ngày nay.
Người được ĐTC ưu ái mời giảng tuần tĩnh tâm là cha Ronchi, một linh mục người Ý, giáo sư phân khoa Thần học của Học viện Giáo hoàng Marianum. Tuần tĩnh tâm được tổ chức tại thành phố Ariccia cách Roma 30 cây số về hướng đông nam. Những bài chia sẻ tập trung vào 10 câu hỏi rút ra từ Tin Mừng.
Câu hỏi chủ chốt của bài chia sẻ sáng thứ Tư là “Anh em có mấy chiếc bánh?” (Mc 6,38; Mt 15,34). Cha Ronchi quảng diễn rằng: “Điều làm tổn hại đến người Ki-tô hữu nhất là lòng quyến luyến tiền bạc của hàng giáo sỹ, trong khi quên mất điều làm cho họ hạnh phúcphải là ‘sẻ chia tấm bánh’”. Cha tiếp rằng “Có nhiều người đang rất nghèo đói mà chúng ta có thể chia sẻ cho họ một tấm bánh”.
Cha nói: “Cuộc sống tràn lan sự đói nghèo,và anh em đều có thể nhận thấy nạn đói của hàng triệu người trên thế giới: Bao quanh chúng ta là những người nghèo khổ, hàng triệu những cánh tay dang rộng đang xin ăn mà không có. Giáo hội trả lời cho những điều này như thế nào?”
Đừng tạo thành những bức bình phong
Trích dẫn từ bài đọc Tin Mừng về phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều, cha Ronchi chỉ ra rằng Chúa Giê-su có một sự gần gũi rất thực tế khi Ngài bảo các tông đồ đem những gì mà một em nhỏ thuộc đám đông dân chúng đang có trên tay lại cho Ngài. Chúa Giê-su không những nói với các tông đồ ngày xưa mà cả chúng ta ngày nay nữa, Người mời gọi chúng ta hãy lượng giá trị tài sản của mình “Anh em có bao nhiêu tiền? Anh em có bao nhiêu căn nhà? Mức sống của anh em thế nào? Anh em cần phải kiểm tra lại xem! Có bao nhiêu xe hơi và bao nhiêu đồ trang sức được làm thành hình cây thánh giá hay vòng nhẫn?”. Cha Ronchi nhấn mạnh rằng Giáo hội không cần phải e ngại về tính minh bạch này.
Chia sẻ là nhân rộng
“Nếu anh em minh bạch thì đồng nghĩa với việc anh em trung thực. Khi anh em sống trung thực thì anh em sẽ là con người sống trong tự do”. Cha Ronchi quảng diễn tiếp rằng “Chúa Giê-su đã không để bất cứ ai mua chuộc được mình, và Người chỉ vào những nơi nguy nga đầy quyền uy khi ở đó có những con người đang khát lòng thương xót, đang cần đến bàn tay cứu độ của Người chạm đến”.
Cha Ronchi giải thích rằng, ước mong của Chúa Giê-su là trao ban chứ không phải dành dụm. Ngài nói rằng động từ ‘yêu’ trong Tin Mừng được diễn giải theo nghĩa ‘trao ban’. Phép lạ hóa bánh ra nhiều cho chúng ta thấy rằng Chúa Giê-su không hướng chúng ta lưu tâm đến số lượng của bánh, mà những gì Người mong ước là tấm bánh được chia sẻ.
Theo một quy tắc thiêng liêng huyền diệu: Khi tấm bánh của tôi trở thành tấm bánh của chúng ta, thì từ một tấm bánh nhỏ nhoi đã trở thành một tấm bánh lớn lao và vĩ đại. Sự đói khát bắt đầu khi tôi giữ tấm bánh cho riêng tôi; khi các nước phương Tây dư tràn tài sản, họ đang nắm giữ một số tài sản lớn mà họ có thể nuôi cả thế giới. Do vậy, nếu khi họ đóng góp phần nhỏ của mình với cộng đồng nhân loại là họ đã bắt đầu sẻ chia và đồng cảm với những người khác. Chúng ta không cần những sự nhân rộng phi thường: Chúng ta cần đánh bại tính ích kỷ nơi con người mình, việc lãng phí lương thực và thu vén lợi lộc cho riêng mình. Do đó “Sự đói khát của người khác có bổn phận của tôi trong đó”.
Trích dẫn từ Tin Mừng theo thánh Lu-ca, cha Ronchi diễn giải rằng: “Khi trao ban, anh em sẽ nhận lại được những món quà là: một cái đấu tốt và được đong, được lắc đến tràn đầy, và sẽ được đổ vào vạt áo của anh em…”. Với lời hứa này của Chúa Giê-su, cha Ronchi quảng diễn rằng đó là một nền kinh tế rộng lớn và diệu kỳ của sự trao ban và nhận lại được gấp trăm mà biến mọi ngân quỹ trở nên đảo ngược.
Và câu hỏi cuối cùng là: “Anh em đã cho đi ít hay cho đi nhiều? Việc anh em cho đi ít hay nhiều không quan trọng, mà quan trọng là anh em đã cho như thế nào? Cha nói: “Một món quà năm chiếc bánh là đủ để thay đổi thế gian”. Cha Ronchi kết lại rằng phép lạ năm chiếc bánh và hai con cá mà Giáo hội tiên khởi được bao bọc trong vòng tay yêu thương của Đức Ki-tô và được Người nhân rộng trên khắp trần gian này nhờ việc Người đã không hề tính toán và giữ lại cho riêng mình trong Bữa tiệc cuối cùng của mình, cho chúng ta thấy rằng một giọt nước trong đại dương có thể đem lại ý nghĩa và niềm hy vọng cho cuộc sống.
Tác giả: Giuse Đỗ QC chuyển ngữ
Nguồn tin: News.va