Ta sẽ đưa ngươi ra khỏi đất Ai Cập
Thứ hai - 27/03/2023 22:12
633
Đi vào sa mạc thì đâu là xuất phát?
Vào đầu Mùa Chay, chúng ta được mời gọi “vào sa mạc” với Chúa Giêsu. Trong bất kỳ hành trình nào, chúng ta phải biết điểm xuất phát để định hướng đúng đắn về đích đến của mình. Vì vậy, khi đi vào sa mạc thì đâu là điểm xuất phát chính xác của chúng ta? Thời gian từ lúc được thụ thai trong lòng mẹ cho đến khi trút hơi thở cuối cùng được gọi là hành trình cuộc đời. Hành trình này có thể rất dài, đến hơn một trăm năm; nhưng cũng có thể rất ngắn, có thể chỉ một vài ngày. Dù dài hay ngắn, hành trình cuộc đời là một chuỗi đan xen buồn với vui, nước mắt với nụ cười, khổ đau với hạnh phúc. Biết trân trọng từng giây phút trong hành trình ấy, ta sẽ cảm nhận được niềm vui đích thực.
Chúa Giêsu và sa mạc 40 ngày và chịu cám dỗ thường được xem là sự tái hiện lại 40 năm dân Israel xưa kia bước đi trong sa mạc sau cuộc xuất hành. Do vậy, cuộc xuất hành của dân Israel trong Cựu ước được coi là những phác thảo rộng nhất của biến cố này, như một mô hình cho hành trình tâm linh của chúng ta. Bị đưa vào sa mạc trong Mùa Chay có nghĩa là chúng ta được kêu gọi ra khỏi Ai Cập. Vậy nếu sa mạc tượng trưng cho sự hy sinh bản thân và sự lệ thuộc tuyệt đối vào Thiên Chúa thì Ai Cập tượng trưng cho điều gì?
Lược dòng Lịch Sử Ai Cập[1]
Vào thời điểm diễn ra cuộc xuất hành, khoảng năm 1446 trước Công nguyên, Ai Cập cổ đại đang ở đỉnh cao đã hơn một thiên niên kỷ và kéo dài từng ấy thời gian nữa trước khi thất bại trước Đế chế Assiri. Không tính Đế chế Hittite non trẻ, vào giữa những năm 1400, ở vùng Cận Đông cổ đại chỉ có hai nền văn minh vĩ đại là Mesopotamia và Ai Cập.
Trong gần 30 thế kỷ từ khi thống nhất vào khoảng năm 3100 trước Công nguyên đến cuộc chinh phục của Alexander Đại đế vào năm 332 trước Công nguyên, Ai Cập cổ đại là nền văn minh ưu việt trong thế giới Địa Trung Hải. Từ những kim tự tháp vĩ đại của Vương quốc Cổ cho đến các cuộc chinh phục quân sự của Vương quốc mới, sự hùng vĩ của Ai Cập từ lâu đã khiến các nhà khảo cổ và sử học mê mẩn.
Các lĩnh vực mà người Ai Cập cổ đại đã đạt được những tiến bộ đáng kể ở các lĩnh vực thiên văn học, viết sách, toán học và y học, đóng tàu và xây dựng. Từ các kim tự tháp vẫn còn đứng vững đến mặt nạ tử thần của Vua Tut, các xác ướp. Ai Cập tiếp tục thu hút con người ngày nay.
Quan trọng hơn, khởi đi từ viễn cảnh ra khỏi Ai cập của Israel cổ đại, Ai Cập là một vương quốc văn minh. Khi dân Israel bước chân vào sa mạc Sinai, có lẽ nơi đây là miền đất tươi tốt của sông Nile và các nguồn lương thực lớn chưa được khám phá.
Ai Cập cổ đại có thể được coi là một ốc đảo trên sa mạc phía đông bắc của châu Phi, phụ thuộc vào lượng nước hàng năm của sông Nin để người dân làm nông nghiệp. Sự phát triển chính yếu của đất nước đến từ vùng đồng bằng mầu mỡ của thung lũng sông Nin, nơi có dòng sông chảy giữa các dải đồi đá vôi và đồng bằng sông Nin và đổ vào một số nhánh ở phía bắc Cairo ngày nay.
Thiên Chúa thực thi lòng nhân
Ai Cập cổ đại thực sự phồn thịnh. Tuy vậy, nơi đây sau này dường như là biểu tượng cho cám dỗ của những thú vui trần tục: tham lam, mê ăn uống, chủ nghĩa tiêu thụ quá mức, ham muốn danh quyền. Dù đang sống tại Ai Cập, nhưng Israel xưa dường như không phù hợp khi áp dụng cho hoàn cảnh của chúng ta, bởi lẽ khi ấy Israel là những kẻ lưu đày nên họ không được hưởng bất cứ một quyền lợi nào trong xã hội phong phú của người Ai Cập.
Một số Giáo phụ coi sự lưu đày của người Do Thái là hình ảnh của sự lưu đày nơi chính chúng ta đối qua những đam mê và thói hư nết xấu như Thánh Gioan Kim Khẩu đã nói:
“Dân Israel được cứu thoát khỏi tay người Ai Cập; Phần bạn, bạn đã được cứu thoát khỏi quyền lực của bóng tối. Dân Israel đã được giải phóng khỏi ách nô lệ nơi một dân tộc ngoại bang. Phần bạn, bạn đã được giải thoát khỏi tình trạng nô lệ tội lỗi còn lớn hơn nhiều” (Catechesis 3.24-27).
Việc Giáo hội mời gọi các tín hữu đi vào sa mạc trong Mùa Chay giúp họ nhớ điểm xuất phát của mình chính là Ai Cập. Điều này gợi cho ta một khung cảnh để hiểu cuộc xuất hành và giúp làm nên câu chuyện ngụ ngôn cho hành trình tâm linh của chúng ta. Khi rời khỏi Ai Cập và vào trong ốc đảo sa mạc, dân Israel phải phụ thuộc vào Đức Chúa để có thức ăn và nước uống được cung cấp qua manna và tảng đá. Tương tự như vậy, ăn chay và giảm bớt chi tiêu một số của cải vật chất trong Mùa Chay nhắc nhở về sự lệ thuộc hoàn toàn của chúng ta vào Thiên Chúa. Điều này cũng củng cố quyết tâm trong việc “kiêng” những điều không tốt cho chúng ta.
Vì vậy, sau này Ai Cập cũng là biểu tượng cho sự áp bức và nô lệ của tội lỗi. Chúng ta được kêu gọi noi gương dân Israel ra khỏi tội lỗi. Mùa Chay thực sự là thời gian đặc biệt, khi ấy chúng ta được mời gọi làm mới khát vọng dấn thân qua đời sống thánh thiện và hãy đặt để những con người già yếu, sa ngã đàng sau chúng ta.
Điều quan trọng là phải đánh giá cao Ai Cập không chỉ là sự vất vả đen tối của chế độ nô lệ, nhưng còn là thành quả của một trong những nền văn minh tiên tiến nhất trong thế giới cổ đại. Đối với dân Israel xưa, những thành quả ấy có nghĩa là nô lệ, nhưng đó cũng là một nơi thoải mái và chắc chắn. Do đó, trong Mùa Chay, chúng ta phải có lòng can đảm và đức tin không chỉ để đi vào sa mạc mà còn là để bỏ lại Ai Cập ở phía sau. Sống giữa đời mà không để cho đời lôi kéo. Dấn thân vào mọi môi trường của cuộc sống mà vẫn giữ được nét cá biệt của đức tin. Để đạt được lý tưởng thánh thiện của Kitô giáo, người tin Chúa phải chấp nhận nhiều hy sinh.
[1] Người viết lấy ý tưởng từ https://catholicexchange.com/lent-a-time-for-leaving-egypt/