Qua Lời Tổng Nguyện của Chúa Nhật Tuần II Mùa Chay, năm B này, các nhà phụng vụ muốn chúng ta ý thức rằng: Chúa muốn chúng ta phải vâng nghe Con yêu dấu của Người, phải biết lấy Lời Hằng Sống mà nuôi dưỡng đức tin của chúng ta,
Vào đầu Mùa Chay, chúng ta được mời gọi “vào sa mạc” với Chúa Giêsu. Trong bất kỳ hành trình nào, chúng ta phải biết điểm xuất phát để định hướng đúng đắn về đích đến của mình. Vì vậy, khi đi vào sa mạc thì đâu là điểm xuất phát chính xác của chúng ta?
Trong cuộc sống thường ngày, nếu muốn kết thân với ai đó, chúng ta phải biết rõ người ấy. Càng biết rõ người ấy bao nhiêu, chúng ta càng có thể kết thân bấy nhiêu. Nếu muốn biết, muốn hiểu sâu sắc một người, chúng ta phải tìm hiểu người ấy.
Các bài Thánh Kinh hôm nay như muốn mời gọi từng người chúng ta trả lời cho câu hỏi của Đức Giêsu: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”. Câu trả lời của thánh Phêrô tuy đúng, nhưng ông lại hiểu sai về Đấng Kitô. Muốn sống cho đúng là một con người và phát huy trọn vẹn giá trị làm người, mỗi người chúng ta, bất kể là ai, đều cần phải biết Đức Giêsu, vì Người là Thiên Chúa làm người.
Triết gia La Rochefoucauld đã nói: “Có ba thứ ngu dốt: không biết điều phải biết, biết bậy điều đáng biết, và biết điều không nên biết”. Có thể người nào cũng đều có ba thứ ngu dốt đó bởi có những điều cần biết nhưng ta chưa biết, có nhiều điều tuy biết mà lại biết sai bậy…
Gioan đã hoàn thành sứ vụ của mình với một mục tiêu rõ ràng: tất cả là để cho Chúa lớn lên. Làm được như thế không phải là điều dễ dàng. Phải có một lòng khiêm nhường thẳm sâu mới có thể làm được. Thế nhưng, để có được một tấm lòng khiêm nhường thì đâu phải là ai cũng làm được, mà họ phải biết học hỏi nơi Chúa.
Là một người Công giáo chắc hẳn ai cũng phải biết đến Ca đoàn dù cho có không tham gia đi chăng nữa. Nói tới ca đoàn là nói tới hát mà đã đi ca đoàn là phải hát dù cho hát có không hay. Thế nhưng liệu đi ca đoàn chỉ để hát?
Chúa Nhật (10/07), ĐTC Phanxicô đã chia sẻ về dụ ngôn người Samari nhân hậu tại quảng trường thánh Phê-rô trong giờ đọc Kinh Truyền tin. Ngài diễn giải rằng, dụ ngôn người Samari nhân hậu “chỉ ra một lối sống thay vì chỉ nghĩ đến bản thân mình, mà cần phải biết quan tâm đến tha nhân”.
Cám ơn là tỏ lòng biết ơn với người đã làm ơn cho mình. Dẫu biết rằng, người làm ơn cho ta không chờ đợi ta cám ơn hay nhận lại hay sự đền đáp. Tuy nhiên, mỗi khi ta nhận được một ơn huệ gì, thì ta phải biết tạ ơn Chúa và cám ơn những người làm ơn cho ta. Khi ta tỏ lòng biết ơn, không những làm vui lòng người làm ơn mà còn thể hiện mình là người sống biết ơn. Như vậy, thể hiện lòng biết ơn là nghĩa vụ hàng đầu trong cuộc sống của con người.
Sám hối không phải chỉ là tâm tình hối hận vì những tội đã phạm, mà còn là làm việc lành phúc đức để đền bù tội lỗi. Một trong những việc làm đó là tha thứ. Ta sám hối là để cầu xin Chúa tha thứ cho ta thì ta cũng phải biết tha thứ cho anh em ta. Lời Chúa hằng mời gọi chúng ta hãy sám hối khi thời gian còn thuận tiện. Đừng trì hoãn, đừng thử thách Thiên Chúa, chớ có coi thường nhưng hay mau kíp thật lòng ăn năn trở về cùng Chúa. Như thế có nghĩa là chúng ta phải cố gắng chừa tội và sám hối về những việc sai trái đã làm. Nhìn nhận mình có tội, ăn năn dốc lòng chừa, mau chạy đến với Chúa qua Bí tích Hòa Giải để được tha thứ và giao hòa với Chúa và Giáo Hội.
Như vậy, chuẩn mực của đời sống cộng đoàn là phải biết chuyên cần lắng nghe Lời Chúa, luôn hiệp thông với nhau và cùng nhau tham dự lễ bẻ bánh. Đặc biệt hơn nữa là cầu nguyện, bởi vì chỉ khi cầu nguyện, chỉ khi có Chúa ở trong lòng thì việc tham dự lễ bẻ bánh và sự hiệp thông trong cộng đoàn mới được triển nở. Hay nói cách khác là việc cầu nguyện cần phải được đặt trên sự hiệp thông, một sự hiệp thông sâu xa với Ba Ngôi Thiên Chúa, nhất là hiệp thông với Đức Giêsu qua việc cử hành bí tích và lãnh nhận Thánh Thể.