Vị tha, liều thuốc cho căn bệnh xung đột

Thứ ba - 05/04/2016 15:27  1704
Có những bạn trẻ vướng vào một ảo tưởng chết người. Họ nghĩ rằng làm chủ mình thật lạnh lùng để người khác không đọc được ý định của mình. Mấy hôm trước, tôi coi phim Huyền Thoại Bố Già (Black Mass, 2015). Cuốn phim về một người bước vào ngõ cụt của Mafia dạy cho con mình đừng bao giờ tỏ cho người khác biết mình làm gì khi muốn trả thù! Quả thật ghê sợ. Cũng thế, bên trời Á, phim Dạ Yến kể về một người muốn dấu lộ tình cảm của mình bằng một chiếc mặt nạ. Và rồi, người khác còn dạy rằng mặt nạ số một là dùng chính mặt thật của mình để làm cái mặt nạ. Xem ra như thế mới làm chủ chính mình!
 
Không. Ngàn lần không phải đâu, hỡi các bạn trẻ, làm chủ theo kiểu đó chỉ là sống giả tạo và ích kỉ. Những người như thế chỉ sở hữu được cái bề ngoài chóng qua, rồi sẽ vào ngõ cụt. Chân lý của việc làm chủ chính mình lại khác hoàn toàn. Thật thế, “ Tôi rất hạnh phúc bởi vì tôi đã chiến thắng chính mình, chứ không phải thế giới. Tôi đã hạnh phúc bởi vì tôi đã yêu mến thế giới chứ không phải chính tôi” ( Sri Chinmoy).
 
Bạn có dám tin: Làm chủ chính mình là công việc mang tính chất thiêng liêng, thuộc về tinh thần, thuộc về thần linh? Làm chủ chính mình không phải để giết người song để xây dựng mà thôi? Làm chủ chính mình để biết chân thành yêu thương và tha thứ? Mahatma Gandhi nói rõ: “Kẻ yếu nhược không thể tha thứ được. Tha thứ là thái độ của người mạnh mẽ”. Còn Franklin nói cho chúng ta hay rằng nhất thiết phải: “giáo dục tới một lối sống tự chủ, tới thói quen biết khuất phục những đam mê và thiên khiến cũng như những khuynh hướng xấu và bắt chúng phải quy phục trước những ngay thẳng và lô-gic. Như thế ta mới có thể giúp họ tránh khỏi sự khốn cùng của họ trong tương lai cũng loại bỏ những tội ác ra khỏi xã hội loài người”. Theo ánh sáng này người xưa và người nay gặp nhau, cho dù phát biểu dưới những cách thức khác nhau. Lão Tử nói: “Người điều khiển được kẻ khác thì biểu rõ sức mạnh của mình, còn những ai biết làm chủ bản thân, thì mạnh mẽ hơn”. Aleph Coelho lại nói: “Nếu bạn chiến thắng chính mình, bạn chiến thắng cả thế giới”, tựa như câu ngạn ngữ ta từng nghe: “Tu thân, trị quốc, bình thiên hạ”.
 
Làm chủ bản thân rốt cuộc không phải là câu chuyện của cá nhân mà thôi. Nó còn là tặng phẩm của ân ban. Nó nhắm đến việc làm cho chúng ta có thể thưởng nếm niềm vui của sự tha thứ. Làm chủ chính mình giúp ta tha thứ cách trọn vẹn. “Tha thứ không luôn dễ dàng đâu. Đôi khi còn phải cảm nhận đau đớn hơn những vết thương mà ta phải chịu khi tha thứ cho người đã gây ra (vết thương đó). Tuy nhiên, chẳng có bình an nếu không có tha thứ” (Marianne Willamson). Tha thứ là tên gọi khác của hòa bình.
 
Đức thánh cha Phan-xi-cô đã diễn đạt chân lý này khi diễn đạt cho chúng ta câu chuyện vua A-kháp giết Na-bốt để chiếm vườn nho của ông.
 
“Đức Chúa chấp nhận sự thống hối của nhà vua. Dù sao, một người vô tội cũng đã bị chết, và sự dữ để lại những vết sẹo buồn thảm. Thực tế, tội lỗi ta phạm luôn để lại những dấu vết đau buồn, và lịch sử nhân loại phải mang những vết thương. Trong tường hợp này, lòng thương xót phải tỏ lộ lối đường mà ta phải theo. Lòng thương xót có thể chữa lành các vết thương và làm thay đổi lịch sử. Hãy mở rộng tâm hồn cho lòng thương xót! Lòng thương xót của Thiên Chúa thì mạnh mẽ hơn tỗi lỗi của con người. Nó mạnh mẽ hơn nhiều! A-kháp là một thí dụ! Chúng ta biết sức mạnh của lòng thương xót khi chúng ta suy niệm việc con Thiên Chúa vô tội đã đến trần gian và trở thành người phá hủy sự dữ bằng chính sự tha thứ của ngài. Đức Giêsu Kitô là vị Vua chân thật, nhưng quyền lực của ngài hoàn toàn khác. Ngai của ngài là thập giá. Ngài không phải là vị vua để giết chết, nhưng ngược lại, để ban sự sống. Ngài đi đến với mọi người, cách riêng người yếu đuối nhất đánh bại sự đơn côi và định mệnh chết chóc đem lại của tôi lỗi. Đức Giêsu Kitô dẫn đưa tội nhân đến với ân sủng của tha thứ qua sự gần gũi và dịu hiền của Ngài. Đây là tha thứ của Thiên Chúa. “Thiên Chúa đấng hoàn toàn làm chủ chính mình, cũng chính là đấng tha thứ vô điều kiện cho chúng ta, là các tội nhân. Thiên Chúa, Đấng chiến thắng mọi sự, cũng là đấng chạnh lòng thương và trở nên “mềm” vì chúng ta, “ Ngài như một người mẹ khi bồng bế con mình, chỉ muốn yêu thương, che chở, giúp đỡ, sẵn sàng trao ban mọi sự, ngay cả chính bản thân”. Nơi khác Thiên Chúa được miêu tả là người cha nhân hậu, cúi xuống trên những kẻ yếu đuối và nghèo khổ, luôn sẵn sàng đón tiếp, thông cảm, tha thứ. Ngài như người cha không thu mình trong oán hận khi thấy đứa con trở về. Và chính ông cũng cúi xuống, mời đứa con cả, vốn sống như một người đầy tớ trong nhà mình, đi vào nhà một cách mới mẻ, ngài mở rộng lòng mình để yêu thương, để không một ai loại bỏ lòng thương xót. Lòng thương xót là một cử hành vui tươi vậy! (x. Đức Phanxicô, Những bài giáo lý về lòng thương xót).
 
Thiên Chúa là đấng tuyệt mĩ, vì Ngài tràn ngập niềm vui và luôn trung tín. Với quyền năng và sự vĩ đại cao cả, Thiên Chúa yêu thương chúng ta, những con người mong manh, bé nhỏ và bất tài…Đó là tình yêu luôn đi bước trước, không lệ thuộc vào công nghiệp của con người, nhưng hoàn toàn mang tính “nhưng không”. Đó là sự chăm sóc của Thiên Chúa mà không có gì ngăn cản, kể cả tội lỗi, bởi vì nó có thể vượt qua tội lỗi, vượt thắng tội lỗi và tha thứ tội lỗi. (Đức Phan-xi-cô).
 
Như thế, Khi con người làm chủ chính mình để diễn đạt sự tha thứ, họ sống trong Thiên Chúa, họ làm sống lại như một vị Thiên Chúa dẫn đến trong thế gian để tha thứ.
 
Chúng ta hãy cùng với Đức Thánh Cha rút ra một vài kết luận thực hành khi xác tín rằng: “Khả năng tha thứ và tìm sự tha thứ là điều cốt yếu trong ơn gọi và sứ mệnh của gia đình. Trong gia đình, chúng ta hãy luôn học để chân thành nói những lời như: “xin giúp nhé”, “cám ơn” và “xin lỗi”. Mọi gia đình Kito hữu phải trở thành nơi trải nghiệm niềm vui và sự tha thứ trong cuộc sống lữ hành này. Tha thứ là yếu tính của tình yêu để có thể thông cảm với các lỗi lầm và tìm cách sửa chữa cho chúng. Trong gia đình, chúng ta hãy biết học cách tha thứ, bởi vì chúng ta biết rằng ình được thông cảm, nâng đỡ, bất kì chúng ta làm điều lầm lỗi nào”.
 
Tôi muốn để lại cho mọi người châm ngôn này: “ Tha thứ là hương thơm mà bông hoa tím tỏa ngát trên gót chân đã giẫm đạp nó” ( Mark Twain). Hình ảnh thật tuyệt vời: Bông hoa vẫn tỏa hương khi con người giẫm đạp lên! Như thế, ta hiểu rõ: “Sự tối tăm không thể xua đuổi sự tối tăm; chỉ ánh sáng mới có thể làm điều đó, Thù ghét không thể xua đuổi thù ghét; chỉ có tình yêu mới có thể làm điều đó” (Martin Luther King, Jr.).

Vũ Hoàng
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập118
  • Máy chủ tìm kiếm39
  • Khách viếng thăm79
  • Hôm nay25,062
  • Tháng hiện tại1,035,297
  • Tổng lượt truy cập79,038,748
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây