Kêu xin Lòng thương xót trong Cựu ước

Thứ bảy - 06/02/2016 19:52  2319
Trong Cựu ước, dân được tuyển chọn đã cảm nhận Lòng thương xót Chúa trong kinh nghiệm cá nhân và tập thể. Lịch sử dân Giao ước gắn liền với Lòng thương xót. Vì Lòng thương xót, Thiên Chúa luôn trung thành với dân, nhưng dân lại hay bất trung, nhiều lần họ phá vỡ Giao ước vì tội lỗi.
 
Các ngôn sứ đã thức tỉnh họ, họ ý thức được sự bất trung và kêu xin Lòng thương xót Chúa. Là Cha của họ, Thiên Chúa không thể từ chối lời kêu xin này. Ngài có quyền khước từ dân này, nhưng Ngài vẫn trung thành với họ. Tác giả sách Xuất Hành đã chỉ ra sự phản bội của họ khi họ tôn thờ ngẫu tượng : họ xứng đáng bị chừng phạt, nhưng rồi họ sám hối, Thiên Chúa đã tha thứ cho họ (x. Tl 3,7-9). Nối tiếp truyền thống của cha mình là Đavít, Salômôn không ngừng kêu xin Lòng thương xót cho dân của mình (x. 1V 8,22-53). Từ đáy lòng, ngôn sứ Mika đã ca ngợi Lòng thương xót qua sự tha thứ và niềm vui (x. Mk 7,18-20). Isaia nói nói về sự tha thứ, công chính và ơn cứu độ của Thiên Chúa như Lòng thương xót luôn hiện diện (x. Is 1,18 ; 51,4-16). Trong lời cầu nguyện, Barúc chỉ ra danh Chúa của Lòng thương xót (x. Br 2,11-3,8).
 
Trong tông huấn Thiên Chúa giàu lòng thương xót (Dives in misericordia), Đức Gioan Phaolô II đã trích dẫn chương 9 của sách Nêkhêmia nói về lời cầu xin sám hối tội lỗi để canh tân Giao ước sau lưu đày và để ca ngợi Lòng thương xót Chúa (Nhm 9 ; DM 4§2).
 
Từ sự phân tích lời các ngôn sứ liên quan đến tội, sám hối của dân, cũng như từ tình yêu tuyển chọn đặc biệt của Thiên Chúa, Đức giáo hoàng đã viết : « Lòng thương xót có ý nghĩa là một sức mạnh đặc biệt của tình yêu, mạnh hơn sự bất trung và tội lỗi của dân. » (DM 4§3). Lòng thương xót đã chiến thắng sự dữ ẩn giấu trong tư tưởng, lời nói và hành động của dân Ítraen.
 
Giờ đây, chúng ta đi vào kinh nghiệm cá nhân của một vài nhân vật quen thuộc trong Cựu ước. Ba khuôn mặt nổi bật sẽ làm sáng tỏ Lòng thương xót Chúa khi mà họ kêu xin vì tội lỗi riêng của họ.
 
Sau khi đã thoát khỏi án phạt của sự công bằng, Đavít đã ca ngợi Lòng thương xót : « Xin thương con, lạy Chúa, theo Lòng thương xót cao cả của Ngài, xin hãy xóa tội con. » (Ps 50,3). Gióp là người ngay thẳng và vô tội. Ông sống bác ái (x. Jb 31,6-19.32), thế nhưng đau khổ, bệnh tật và bất công làm khổ ông. Ông kêu trách Thiên Chúa, nhưng rồi ông đã nhận ra những điều kỳ diệu nơi Thiên Chúa và chính mắt ông đã nhìn thấy (G 42,5-6).
 
Étte là nữ hoàng chỉ sống cho Thiên Chúa và dân tộc của bà. Trong sách mang tên bà, tác giả đã kể lại rằng Thiên Chúa giàu lòng thương xót đã dùng những phương thế quan phòng để hành động và gìn giữ dân khỏi mối đe dọa tàn phá (x. Est 4,17 ; DM 4§4).
 
Cũng còn một mẫu gương khác phải được nêu lên : Ở Giêrusalem, sau khi thoát khỏi lưu đày Babylon, Nêkhêmia đã ca ngợi Lòng thương xót như một mãnh lực chiến thắng tất cả. Lời cầu nguyện của ông chỉ ra những thuộc ngữ của Thiên Chúa. Ngay từ đầu sách, ông nói : « Thiên Chúa cao cả và đáng kính sợ, luôn giữ giao ước và ân sủng cho những ai yêu mến và tuân giữ giới răn của Ngài » (Nhm 1,5). Ông cảm nghiệm rõ nét sức mạnh của Lòng thương xót. Ông đã nhận ra rằng dân từ chối vâng phục Thiên Chúa, nói phạm thượng, họ quên những can thiệp lạ lùng của Thiên Chúa (x. Nhm 9,17-32). Còn trong thử thách và bất hạnh của vợ mình, Tôbia không ngừng cầu xin và vui mừng ca ngợi Lòng thương xót Chúa (x. Tb 3, 2.11-12). Ông không sống trong bất hạnh, mà trái lại ông tin tưởng Thiên Chúa là thành trì bảo vệ đời sống của ông và vợ ông (x. DM 4§4).
 
Sách Xuất Hành mô tả lại kinh nghiệm căn bản của dân Ítraen, qua đó, người ta hiểu được nỗi khổ của đời nô lệ cũng như Lòng thương xót Chúa (x. Is 63,9). Khi mô tả lại một số nhân vật của Cựu ước, Đức thánh cha Gioan Phaolô II giúp chúng ta hiểu được đức tin cá nhân và tập thể, niềm tin rút ra kinh nghiệm lưu lạc cũng như những hoàn cảnh bi thương khác (x. DM 4§5).
 
Việc thờ bò vàng làm cắt đứt Giao ước ; tuy nhiên trong nỗi khổ và tội lỗi của dân và của từng người trong họ, mạc khải trung tâm của Lòng thương xót tỏa rõ : « Thiên Chúa tình thương và ân sủng, chậm giận, giàu Lòng thương xót và tín trung » (Ex 34,6). Mạc khải đó trở thành sức mạnh và lý do của việc sám hối và cầu xin của dân, nó diễn tả sức mạnh tha thứ và thương xót (x. DM 4§6). Lịch sử của dân tuyển chọn là lịch sử của Lòng thương xót, không chỉ bằng lời mà bằng việc làm. Lòng thương xót là trung tâm được bao bọc bởi các sắc thái tình yêu khác như tình cha con (x. Is 63,16), tình gia đình, tình vợ chồng (x. Os 2,3 ; DM 4§7).
 
Trong các sách Cựu ước, cách diễn tả phong phú cho chúng ta thấy rằng Lòng thương xót chìm ngập nơi mỗi người Do thái. Vì thế mà nhiều thánh vịnh đã ca ngợi Lòng thương xót qua những sắc thái này (x. DM 4§8). Trong đối thoại thiêng liêng với Thiên Chúa, từ  « Lòng thương xót » chưa được diễn tả đầy đủ như từ ngữ ngày nay. Thế nhưng, từ khởi đầu nó đã diễn tả rất hay[1].
 
Lòng thương xót đã và mãi là « nội dung căn bản duy nhất » được diễn tả phong phú qua « những từ ngữ ý nghĩa gần gũi ». Cựu ước đã chỉ ra nội dung này và lối diễn tả này để khuyến khích những người Ítraen trong những hoàn cảnh khác nhau, đang kêu xin Lòng thương xót Chúa, cậy nhờ vào đó, nhớ đến nó trong những bất hành, ca ngợi và tạ ơn Lòng thương xót (x. DM 4§10).
 
Trong những hoàn cảnh khác nhau, Lòng thương xót mạnh hơn và căn bản hơn sự công chính. Sự công chính phục vụ bác ái, còn Lòng thương xót là nền tảng của công chính. Nhưng cả hai cùng phục vụ cho ơn cứu độ. Lòng thương xót hiện diện trong sáng tạo, trong tuyển chọn, trong cứu chuộc vì « từ tình yêu vĩnh hằng, Ta đã yêu con » (Jr 31,3). Hiện diện đỉnh cao của Lòng thương xót chính là Ngôi Lời nhập thể mạc khải Chúa Cha giàu lòng thương xót : « Ai thấy Ta là thấy Cha » (Ga 14,9).
 
Minh Sáng 

 

[1] Chú thích này giúp chúng ta hiểu rõ nguồn gốc tu từ học của Misericordia.
Hesed trong tiếng do thái được sử dụng rất nhiều trong các sách Cựu ước để chỉ ra lòng tốt sâu xa, lòng khoan dung, tình yêu, ân sủng, cam kết đạo đức và pháp lý, trung thành với nhau. Các tác giả dùng từ này để chỉ ra tương quan giữa Thiên Chúa và Ítraen qua giao ước trong đó Thiên Chúa trung thành mặc dù dân bất trung.
Nhiều lần, từ hesed we'emet (= ân sủng và trung tín) xuất hiện trong Cựu ước, chỉ ra nguồn gốc của tình yêu, đó là Thiên Chúa : Thiên Chúa tha thứ, phục hồi ân sủng và tái lập Giao ước. Từ kép này làm giàu cho nghĩa của từ hesed.
Từ ngữ rahamim cũng được sử dụng. Nghĩa gốc của nó chỉ tình mẹ. Vốn sống như tình mẹ, Thiên Chúa cứu Ítraen cá riêng và cách chung khỏi nguy hiểm của tội lỗi, mặc dù thái độ của họ không tốt. Tình mẹ còn mạnh hơn cả sự chết. Các từ này rõ ràng liên quan đến ý thức và kinh nghiệm của người Do thái thời nay. Thiên Chúa luôn đi trước trong tiến trình tình yêu, đến độ tình yêu này trở thành Lòng thương xót.
Việc chú giải này không chỉ nhấn mạnh sự giàu có của những diễn đạt trong Cựu ước về Lòng thương xót Chúa, nhưng còn là hình ảnh xúc động của Thiên Chúa tình yêu. Diễn đạt phong phú này là nguồn gốc của khái niệm Lòng thương xót trong Tân ước.
Ngoài ra, hai động từ : Hanan et Hamal cũng mang sắc thái của Lòng thương xót. Hanan diễn tả ân sủng chứa đựng thiên hướng chắc chắn, tha thứ, lòng khoan dung và đầy tình thương ; Hamal theo nghĩa văn chương là « dung tha (kẻ bị thua) » et « diễn tả tình thương và lòng trắc ẩn ». Từ hus có nghĩa là thương xót, tình thương, rất ít thấy trong Kinh Thánh để dịch sang từ Lòng thương xót. Từ 'emet trước tiên có nghĩa là « vững vàng, chắc chắn », trong tiếng hy lạp bản Bảy mươi có nghĩa là « chân lý », rồi « trung thành »có liên hệ với từ hesed (x. DM 4§7). Tất cả các từ này bổ sung cho hai từ Hanan et Hamal để tạo đà cho Lòng thương xót trong lịch sử Giáo Hội.
 
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập420
  • Máy chủ tìm kiếm63
  • Khách viếng thăm357
  • Hôm nay51,184
  • Tháng hiện tại911,545
  • Tổng lượt truy cập78,914,996
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây