Làm thế nào để hồi siinh việc cử hành mùa Phục Sinh

Chủ nhật - 07/04/2024 22:20  789
Bởi Joseph Pronechen
National Catholic Register, Mar 31, 2024 / 06:00 am

 
picture1 3

Mùa Phục Sinh bắt đầu bằng Chúa Nhật Phục Sinh. Mùa Phục sinh kéo dài 50 ngày cho tới Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, là mùa dài nhất trong Năm Phụng Vụ (Không kể Mùa Thường Niên). Mọi hoạt động bắt đầu với việc cử hành niềm vui ngày Chúa Phục Sinh và Tuần Bát Nhật cho tới lễ Lòng Chúa Thương Xót. Tuần này là thời gian cao điểm để làm quen với việc thực hành những truyền thống và thói quen trong Mùa Phục Sinh, cũng như cần phục hồi những thứ đã bị lãng quên hay bị hạ thấp vai trò.

Những bộ quấn áo và lễ hội đi bộ

Mặc dù ngày nay người ta thỉnh thoảng mặc quần áo mới trong ngày Lễ Phục Sinh, nhưng nó đã từng là một quy tắc và một kiểu mẫu cho tới những thập kỉ gần đây. Qua nhiều thế kỉ, nhiều người đã quên lý do của thói quen này. Cha X. Weiser đã làm rõ cho các tín hữu về truyền thống này trong cuốn sách của ngài mang tên “Sổ tay những phong tục và ngày lễ của người Ki-tô hữu”.

Trong những thế kỉ gần đây, những người tân tòng mặc những bộ trang phục màu trắng. Điều này hình thành một truyền thống cho tất cả các tín hữu khi tham dự Thánh Lễ sẽ mặc đồ mới, biểu tượng cho “sự sống mới” mà Thiên Chúa ban tặng cho những người tin nhờ sự Phục sinh của Con Ngài. Trước thời Trung Cổ, phong tục này đã được thực hành nhiều nơi. Nhưng trải qua năm tháng, ý nghĩa này đã bị lãng quên.

Một truyền thống khác đã bị lãng quên là “Cuộc Đi bộ Phục Sinh”. Phong tục này là việc các gia đình trong những bộ trang phục và trang sức đẹp đi bộ sau Thánh Lễ qua các cánh đồng hay qua các thị trấn. Trong  tác phẩm cuối cùng của cha Weiser năm 1958, thời đó phong tục này vẫn lan rộng, đặc biệt tại Châu Âu. Phong tục này đã bị tục hóa trở thành một cuộc tuần hành phục sinh mang tính thế tục.

Tuần Bát Nhật Phục Sinh

Thứ Hai trong tuần bát nhật Phục Sinh có nhiều hơn một phong tục, mà một số trong số đó vẫn tồn tại.  Đó là một ngày nghỉ vẫn được trả lương ở nhiều nơi – vì theo lịch cũ nó là ngày lễ buộc như ngày thứ Ba Phục sinh. Trong khi ngày nghỉ thứ Ba Phục sinh đã bị lãng quên nhiều năm trước, thứ Hai Phục Sinh vẫn là một ngày lễ buộc cho tới tận đầu thế kỉ 20. Cách tự nhiên, như một ngày thánh, ngày đó có những phong tục liên quan tới Lễ Phục Sinh, như cuộc đi bộ Emmaus ở nhiều nước Châu Âu. Các gia đình và bạn bè  sẽ làm một ngày picnic, nơi họ mừng lễ cũng như hát hò hay nói chuyện và chơi trò chơi. Weiser lưu ý: “Ở Pháp và Canada, phong tục đi đường Emmaus có mục đích là đi thăm viếng ông bà vào thứ Hai Phục Sinh”.

Ở hầu hết các trung tâm của Châu Âu, từ thời Trung Cổ cho tới thế kỉ 18, mọi người sẽ trở lại nhà thờ vào chiều Chúa Nhật Phục sinh để hát kinh chiều và Benedictus. Theo thông lệ, sẽ có một bài giảng vui mà các linh mục sẽ kể cho tín hữu những câu chuyện và những bài thơ vui nhưng mang tính đạo đức. Theo Weiser, mục đích là để nhắc nhớ mọi người sau khi đã trải qua một Mùa Chay sốt sắng, niềm vui Phục sinh đã đến.

Niếm vui ấy là “một khẳng định của một chân lý rằng sự sống vượt thắng cái chết thông qua cuộc khổ nạn và phục sinh của Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa chúng ta”. Johnnette Benkovic Williams của EWTN viết trên WomenofGrace.com: “Phong tục tương tự  cũng có thể  đã dẫn tới ngày Thứ Hai Cười, một truyền thống thực hành việc chọc cười diễn ra vào thứ Hai Phục Sinh nhằm chế giễu sự thất bại của Ma quỷ. Khi hắn nghĩ rằng hắn đã chiến thắng  trong cuộc chiến khi Đức Giê-su bị đóng đinh và chết, nhưng Thiên Chúa mới là Đấng có tiếng cười chung cuộc – Đức Giê-su đã sống lại từ cõi chết!”

Vào thứ Hai và thứ Ba ở Bắc Âu cũng như quốc gia nói tiếng Slav, truyến thống tặng một món quà nhỏ và hát một bài hát truyền thống “để bày tỏ một điều ước tốt đẹp cho sức khỏe và mùa màng” đã trở thành một phong tục.

Nhà thờ Chặng

Một phong tục khác trong Tuần Bát Nhật Phục Sinh mà đã biến mất trong thế kỉ XIV cho tới khi được hồi sinh năm 1959 là việc viếng các Nhà thờ “Chặng” (Station Churches) tại Rô-ma, vào một ngày trong tuần Bát Nhật Phục Sinh. Thứ tự của cuộc viếng này là: Nhà thờ thánh Maaria Maggiore vào Chúa Nhật Phục Sinh,  Nhà thờ thánh Phê-rô vào thứ Hai, Vương Cung thánh đường Phaolô Ngoại thành vào thứ Ba, Vương cung Thánh đường thánh Lawrence ngoại thành vào thứ Tư, Nhà thờ Mười Hai Tông Đồ vào thứ Năm, Vương Cung thánh đường Thành Mary và các bạn tử đạo (Đền Panthenon) vào thứ Sáu và Vương Cung thánh đường thánh Gioan Laterano vào thứ Bảy.

Đàng Ánh Sáng

Trong mùa Phục sinh, nhiều nơi mọi người có thể đi “Đàng Ánh Sáng” (Via Lucis)”, Đàng Ánh Sáng tái hiện lại 14 biến cố quan trọng sau biến cố Phục Sinh. Theo sự hướng dẫn về Phụng vụ và lòng đạo đức bình dân của Tòa thánh: “Một việc thực hành đạo đức được gọi là Via Lucis (Đàng ánh Sáng) đã phát triển và lan rộng tới nhiều tôn giáo những năm gần đây.”

Theo như nguyên mẫu của Đáng Ánh Sáng, người tín hữu vừa đi rước vừa khi suy niệm về những lần hiện ra của Chúa Giê-su – Từ khi Ngài Phục Sinh cho tới khi Ngài Lên Trời – những lần Ngài bày tỏ vinh quang của Ngài cho các môn đệ, các Tông đồ và các môn đệ đang chờ đợi Chúa Thánh Thần đến.… Qua việc suy niệm Đàng Ánh Sáng, người tín hữu hồi tưởng lại những biến cố trung tâm của niềm tin – Sự Phúc Sinh của Đức Ki-tô – và vai trò môn đệ của những người nhờ Bí tích Rửa tội, Bí tích Vượt Qua, nơi mà họ vượt thắng bóng tối tội lỗi để đi vào ánh sáng chói lòa của ân sủng.

Cha Weiser tiếp tục giải thích: “Đàng Ánh Sáng là một sự cổ võ tái sinh “văn hóa sự sống” hướng tới niềm hy vọng và sự chắc chắn đạt được nhờ niềm tin, “trong một xã hội thường được định hình bằng nền văn hóa sự chết” tuyệt vọng và sự hư vô”.

Đức Giám mục Giáo phận Manchester, New Hampshire, đã xuất bản một tập sách nhỏ về Đàng Ánh Sáng giải thích phương thức cầu nguyện bằng việc cử hành nét đẹp Phục Sinh này, và EWTN có một video trên Youtube.

Tập sách giải thích: “Mặc dù đã được biết đến và trân trọng ngay từ những thế kỉ đầu, những Đàng Ánh Sáng đã không bao giờ được chú ý và thực hành với sự trang trọng như những năm gần đây. Tuy nhiên, nó chính thức trở thành một hình thức đạo đức của Công giáo Rôma vào cuối thế kỉ XX khi Tòa Thánh đang chuẩn bị năm thánh và nghiên cứu việc chấp nhận những hình thức đạo đức mới phù hợp với sự thay đổi trong thiên niên kỉ thứ ba nhưng vẫn phải trung thành với truyền thống Ki-tô giáo”.

Vào Thứ Năm Tuần Bát Nhật Phục Sinh, những quốc gia nói tiếng Slav tổ chức ngày lễ cầu hồn, ngày để tưởng nhớ những ai đã qua đời. Vào Thứ Sáu, những cuộc hành hương tại nhiều nơi ở Châu Âu để cầu nguyện, hát thánh ca và đi rước, thường với một cây Thánh Giá và những biểu ngữ của Nhà thờ, tới những điểm đã được chọn,  thường là một nhà nguyện hoặc một nhà thờ, nơi họ tham dự Thánh Lễ và những hình thức đạo đức khác.
Giáo hội Công giáo theo nghi lễ Byzantine và Chính Thống giáo ở Pittston, Pennsylvania, giải thíc trên trang Web của họ rằng: “Tuần Bát Nhật bắt đầu với Lễ Phục Sinh được biết đến như Tuần Ánh Sáng. Trong nhà thờ Công Giáo nghi lễ Byzantine, cả tuần Bát Nhật Phục Sinh đều có ý nghĩa đặc biệt. Lễ Phục Sinh là Lễ Mẹ của mọi lễ, là biến cố tôn giáo và lịch sử lớn nhất trong Lịch Phụng Vụ Giáo hội.”

Vào Thứ Hai Tuần Ánh Sáng, truyền thống mời gọi công bố cả Bốn Tin Mừng Phục Sinh. Các linh mục, người phục vụ bàn thánh và mọi tín hữu hát và đi bộ đến bốn điểm nhà thờ khác nhau theo 4 hướng của trái đất -  Đông Tây Nam Bắc. Tời mỗi điểm, cuộc rước dừng lại và một Tin Mừng phục Sinh sẽ được xướng lên.

Một Giáo xứ đã giải thích trong một bài báo: “Đó là lý do vì sao khi chúng ta nghe Tin Mừng đọc trong ngày này sau Lễ Phục Sinh – Tin Mừng xác nhận cách sâu xa hơn chân lý của tất cả những gì chúng ta tuyên xưng và tin,” Bên cạnh đó, có một cử hành sâu xa hơn được tiến hành bởi một truyền thống của nhiều nhà thờ Công giáo văn hóa Slav. Theo đó, những người Slav chào mừng mùa Phục Sinh bằng câu: “Đức Ki-tô đã phục sinh!” như lời đáp trả của câu “quả thật Ngài đã sống lại!” hay “Chúa sống lại thật rồi!”

Kinh Lạy Nữ Vương  Thiên Đàng (Regina Caeli )

Trong suốt Mùa Phục Sinh, Kinh Truyền Tin được thay thế bằng Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, bắt đầu từ Chúa Nhật Phục Sinh. Trong đó, các tín hữu hân hoan tung hô: “Vì Chúa đã thực sự sống lại, Alleluia”.Bottom of Form

“Quả thật, Chúa đã sống lại!”

Tác giả: Khiêm Nhu dịch

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập196
  • Máy chủ tìm kiếm26
  • Khách viếng thăm170
  • Hôm nay30,336
  • Tháng hiện tại1,318,115
  • Tổng lượt truy cập71,345,872
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây