LỄ THÁNH GIA THẤT
St 15,1-6; 21,1-3; Hr 11,8.11-12.17-19; Lc 2,22.39-40
Vẫn trong bầu khí tuần Bát Nhật Giáng Sinh, phụng vụ Giáo hội hôm nay cho chúng ta mừng kính lễ Gia Thất: Chúa Giêsu, Đức Maria và thánh Giuse. Đó là một gia đình mà nơi đó Con Thiên Chúa xuống thế làm người đã có một người cha nuôi nhân loại là thánh Giuse và Đức Maria là mẹ ruật của Người. Đâu là điều mà Giáo hội muốn con cái mình nhìn vào gia đình này?
Hơn bao giờ hết tình trạng khủng hoảng trong các gia đình đang là tiếng kêu thảm thiết của nhân loại. Gia đình là xã hội thu nhỏ. Nên sự khủng hoảng của xã hội chính là dấu chỉ của sự khủng hoảng gia đình. Vì thế, khi nhìn vào Thánh gia, với những hình ảnh đẹp đẽ, bình dị: người cha lao động cần mẫn, người mẹ điềm đạm yêu thương, người con ngoan hiền chăm chỉ, nhiều người không khỏi thốt lên: gia đình thánh đẹp là bình thường, hạnh phúc là tất yếu, việc gì phải bàn cãi.
Vậy thực tế gia đình thánh có miễn nhiễm những khủng hoảng của các gia đình nhân loại không? Thưa không, tình yêu không có sóng khó chưa chắc đã là tình yêu đẹp, gia đình không có khủng hoảng chưa chắc đã có tình yêu. Và nếu Con Thiên Chúa không mang đau khổ của nhân loại thì Ngài chưa mang thân phận con người. Nhưng gia đình thánh trở thành mẫu gương cho các gia đình hướng tới, bởi trong khủng hoảng họ vẫn có thể hạnh phúc, vẫn nên thánh. Nếu chúng ta nhìn vào toàn bộ các trang Tin Mừng, thì gia đình thánh gia này cũng trải qua đủ những sóng gió, khủng hoảng của phận người: khủng hoảng bên trong lẫn bên ngoài.
Thật vậy, khủng hoảng bên ngoài thánh gia không phải là ít. Trước tiên, chúng ta phải nói là sự nghèo khó, bởi đã bao gia đình lục đục, cắn cấu vì nghèo. Thánh gia đã trải qua sự tận cùng của nghèo khó: không đủ tiền thuê trọ, để rồi những nhu cầu tối thiểu cũng không có: nơi sinh con chỉ là cái chuồng bò, với cái nôi là máng cỏ và chăn ấm là hơi của xúc vật. Còn gì bất lực bằng Giuse lúc này? Có ai tủi thân hơn Maria, nhưng cả hai không một tiếng kêu than.
Cái nghèo chưa phải là tận cùng của đau khổ, nhưng cái đau khổ nhất của phận người là bị xua đuổi, bị đuổi giết. Sẽ là vô cùng đau khổ khi mà chúng ta không được đón nhận, bị bài xích, loại trừ ra khỏi cộng đồng sống, và bị đuổi giết. Gia đình Nazareth cảm nhận được điều này: Khi mà trẻ thơ còn non nớt, người vợ mới sinh còn đau yếu, thì gia đình thánh đã phải làm một cuộc vượt biên trốn chạy. Sẽ là thế nào khi Maria không đồng ý? Cãi vã sẽ xảy ra. Sẽ là thế nào nếu Giuse không cương quyết? trẻ Giêsu sẽ bị giết. Tuy nhiên, tất cả những khủng hoảng tận cùng từ bên ngoài: Giuse và Maria đều có tiếng nói chung.
Tuy nhiên người ta nói, cái khủng hoảng bên ngoài không bao giờ nguy hiểm bằng bên trong. Mà đâu tiên phải kể đến là sự hiểu lầm của những người trong cuộc: đó là sự bất ổn của Maria đã có thai khi chưa về chung sống. Ai sẽ hiểu được tâm trạng của Giuse, người cảm thấy bị phụ tình, bị phản bội? Giuse đã mất niềm tin và tính rút lui, nhưng khi sứ thần truyền tin, ông nhận ra ý Chúa và đón Maria. Sẽ là bất ổn còn đến từ khủng hoảng giữa con cái với cha mẹ: khi trẻ Giêsu ở lại Đền thờ mà không xin phép. Chắc chắn ba ngày tìm kiếm là 3 ngày của bất an và đau khổ nhất đối với Mẹ Maria và thánh Giuse.
Tất cả đã những khủng hoảng bên ngoài cũng như bên trong không làm cho gia đình thánh trở lên tan vỡ. Nhưng càng tô điểm thêm vì họ đã nhận ra ý Chúa.
Gia đình Nazareth, trở lên tuyệt vời, trở lên thánh bởi luôn đặt thánh ý Chúa làm tâm điểm cuộc đời. Khi gặp biến cố, Giuse cũng ko để ý mình thực thi để nổi nóng, Maria cũng không để ý riêng mình lên tiếng rồi đây nghiến nhưng tất cả để cho thánh ý Chúa được thực thi. Bởi thế, thánh giá mới có thể vượt qua khủng hoảng, trở thành gia đình thánh của Con Thiên Chúa.
Gia đình chúng ta cũng không thiếu những khó khăn đau khổ. Có những khó khăn đến từ bên ngoài như: công việc, sức khoẻ, tương quan,…. Nhưng cũng chẳng thiếu những khó khăn đến từ những người trong cuộc. Đau khổ sẽ là tất yếu khi chúng ta luôn cho mình là đúng, tan vỡ sẽ là sớm muộn khi chúng ta cứ làm theo ý riêng. Hãy noi theo thánh gia, để thánh ý Thiên Chúa là kim chỉ nam cho mọi người trong nhà. Như thế, tình yêu mới có thể lan toả trong hành động và cuộc sống của chúng ta. Amen.