Ăn chay đích thực là gì?

Chủ nhật - 16/01/2022 09:01  696
Thứ Hai tuần II Thường Niên
Mc 2,28-22

bride of christ 1 7m7h2Bối cảnh của đoạn Tin Mừng hôm nay diễn ra trong bữa tiệc của ông Lêvi (Máthêu) mời Chúa Giêsu và nhóm biệt phái cùng tới dự, được tổ chức vào ngày sabat. Ngay trong bữa tiệc đó có hai thái độ: Chúa Giêsu và các môn đệ thì vui mừng vì ông Lêvi đi theo làm môn đệ Chúa; còn những người biệt phái lại tỏ ra buồn rầu vì đó là ngày hưu lễ. Cho nên có người trong nhóm biệt phái (Lc 5,33) hoặc môn đệ của Gioan tiền hô (Mt 9,14) đến hỏi thẳng Chúa Giêsu: “Sao các môn đệ của Ngài lại không ăn chay?”

Toàn dân Do thái có rất nhiều ngày ăn chay theo luật buộc (Lv 23,29; Cv 27,9). Ngoài ra, còn có những người ăn chay vì lòng đạo đức riêng (Lc 2,37). Các môn đệ của Gioan Tiền hô và người biệt phái cũng ăn chay như thế. Đối với người Do thái nói chung, chay tịnh mang một ý nghĩa đau khổ chia lìa, tang tóc, đổ vỡ. Nhưng khi người ta đến đặt vấn đề với Chúa Giêsu, thì Ngài đã trả lời bằng cách dùng hình ảnh so sánh đối lập của tiệc cưới: “Các khách dự tiệc cưới có ăn chay khi tân lang còn ở với họ không?”.  


Sở dĩ, Chúa Giêsu so sánh như thế là vì chính ông Gioan tiền hô cũng đã gọi Ngài là tân lang, và nhận mình là bạn của tân lang (Ga 3,29). Thời gian mà Chúa còn “ở với họ”, được coi như là thời gian của tiệc cưới đầy tràn niềm vui. Trong đó, các môn đệ là những thực khách đầu tiên, cho nên họ không thể ăn chăy trong một hoàn cảnh vui vẻ như vậy được! Nhưng Chúa nói thêm: “sẽ đến ngày tân lang bị đem đi, bấy giờ sẽ ăn chay”. Ở đây, Chúa hé mở cho biết Ngài sẽ “bị đem đi”, đó là thời gian chay tịnh để tưởng niệm cuộc tử nạn của Chúa, đó cũng là thời gian chờ đợi: từ khi Chúa phục sinh và lên trời cho đến ngày “Đức lang quân” quang lâm.

Ngoài ra, Chúa Giêsu còn dùng hai ví dụ khác để trả lời tại sao các môn đệ của Ngài không ăn chay: “không ai lấy vải mới vá áo cũ, cũng không ai để rượu mới vào bì da cũ”. Chúa muốn dùng hình ảnh này để thay đổi hẳn quan niệm về việc chay tịnh, và nói lên tinh thần luật mới của Chúa, cần phải có một tâm hồn mới cho phù hợp luật của Tân ước. Trong đó, Chúa nhấn mạnh đến thái độ siêu thoát của cải (Mt 19,21), đến việc từ bỏ, vác thánh giá mình (Mt 10,38-39), đến việc hy sinh khổ chế tự hạ chứ không để khoe khoang (Mt 6,16).

Trong cuộc sống Đạo, nhiều lúc chúng ta thắc mắc phải ăn chay thế nào cho đúng cách? Ngày Chúa Nhật có được làm việc xác không? Bỏ lễ Chúa nhật có tội hay không? Thật ra, còn có những câu hỏi nền tảng hơn mà thiết tưởng chúng ta không thể không đặt ra để tự vấn lương tâm mỗi ngày: Tôi đã sống công bằng, bác ái chưa? Tôi có yêu thương người anh em bên cạnh tôi chưa? Nhắm mắt làm ngơ trước nỗi khổ của người xung quanh tôi có phải là một tội không?

Chiêm ngắm cuộc đời và lắng nghe giáo huấn của Chúa Giêsu, chúng ta sẽ thấy được cái cốt lõi của Đạo chính là tình thương. Nguyện xin Chúa cho chúng ta ngày càng thấu hiểu và xác tín rằng sống Đạo là sống yêu thương với ttá cả mọi người. Amen.

Tác giả: Lm. Gioan B. Vũ Quốc Đạt

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập274
  • Máy chủ tìm kiếm21
  • Khách viếng thăm253
  • Hôm nay54,973
  • Tháng hiện tại641,855
  • Tổng lượt truy cập70,669,612
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây