Cảm nghiệm lòng thương xót

Thứ hai - 07/03/2016 05:27  2318
Trong thư ngỏ mở Năm Thánh Lòng Thương Xót gửi TGM Rino Fisichella, Chủ tịch HĐ Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm Hóa, Đức Thánh Cha Phanxicô viết: “Tôi ước mong Năm Thánh này sẽ là một cảm nghiệm sống động về sự mật thiết của Cha, Đấng với sự ân cần quá cụ thể, để nhờ đó đức tin của mọi tín hữu được củng cố và từ đó làm chứng hữu hiệu hơn cho đức tin của mình”[1]. Theo Ngài, bất cứ ai gặp gỡ và cảm nghiệm sự ân cần, gần gũi của Thiên Chúa, Đấng mà chúng ta tin tưởng, người ấy sẽ học được bài học rất căn bản của đời sống Kitô hữu[2]. Không có cảm nghiệm đúng về Thiên Chúa và lòng thương xót của Ngài, chúng ta sẽ không thể có được mối tương quan bền vững với Ngài. Chúng ta có thể kiểm chứng qua kinh nghiệm tâm linh của mình cũng như của người thân, đặc biệt là qua Dụ Ngôn về Người Cha Nhân Hậu mà thánh Luca đã thuật lại rong Sách Tin Mừng của Ngài.

Phải nhìn nhận rằng: người Cha trong dụ ngôn này diễn tả rất rõ nét dung mạo của Thiên Chúa. Chắc chắn trên thế gian này sẽ không tìm thấy được một người Cha có khả năng quảng đại, yêu thương, hiền hậu, kiên nhẫn, bao dung…. như vậy. Tuy nhiên, ta thấy thật lạ. Dù ông rất hoàn hảo, nhưng hai người con của ông lại có những cảm nghiệm rất khác nhau. Dụ ngôn trở nên hấp dẫn hơn khi hai người con lần lượt diễn tả cảm nghiệm của mình qua cách sống của họ.

Đối với người con thứ: Người Cha luôn là một người đầy lòng xót thương. Vì lòng thương xót, ông đã làm theo lời đề nghị của con mình. Ông sẵn sàng chia gia tài cho con, mà không một chút thắc mắc, do dự. Ông hoàn toàn rút vào thinh lặng, để cho con có thể tự do hành động. Ông ý thức rất rõ “trao tài sản cho con “trẻ người non dạ” là một quyết định rất mạo hiểm: Ông có nguy cơ để cho người con đó vuột khỏi tầm tay của mình, hơn nữa, có thể ông sẽ mãi mãi mất đi đứa con này. Nhưng ông vẫn sẵn sàng chấp nhận rủi ro mà chia gia tài cho cậu. Để rồi, một khi có tài sản trong tay, người con ra đi bắt đầu cuộc sống phóng đãng(x Lc 15,11-13). Anh lao mình vào cuộc sống hưởng thụ, phung phí tài sản. Cuối cùng tất cả đều tiêu hết sạch. Tình cảnh ngày trở nên bi đát hơn, khi anh phải đi ở đợ và phải chăn heo(x Lc 15,14). Một người muốn hoàn toàn tự do, giờ đây lại là một kẻ nô lệ đáng thương[3]. Nhưng, cũng chính lúc tưởng chừng như đã mất tất cả, thì chính lúc đó sự “sám hối” xuất hiện và anh nhận ra, có một thứ anh không bao giờ mất đó là lòng thương xót của Cha. Kể từ ngày anh ra đi, cánh cửa lòng thương xót ấy vẫn luôn mở toang và luôn đợi chờ anh trở về.

Ý thức được tình trạng bị tha hóa của mình cùng với niềm cậy trông vào lòng thương xót của Cha, anh đã quyết định lên đường trở về. Chính lòng thương xót của Cha là động lực duy nhất giúp anh trở về. Cha không kết án, nghi ngờ nhưng cảm thông, tha thứ, tin tưởng. Nhìn thấy con từ đàng xa, người Cha chạy ra đón. Ông xúc động đau đớn với tình trạng của anh, khi tấm thân anh tàn tạ, mất hết danh dự. Chạnh lòng thương, ông chạy đến ôm choàng lấy con, ông không để cho người con nói hết lời thú tội nhưng hôn lấy hôn để và ra lệnh thiết tiệc ăn mừng (x, Lc 15,20). Chính nơi đây, ta thấy được lòng thương xót lớn lao khôn lường của Cha: không kết án, nhưng thắm thiết, dịu dàng bao bọc lấy cuộc đời người con. Chính nhờ cảm nghiệm được lòng thương xót này mà cuộc đời anh được biến đổi: đã mất, nay lại tìm thấy; đã chết, nay được sống lại[4].

Trái với người con thứ, người con cả lại rất chăm chỉ, chịu khó, gắn bó, trung thành với công việc. Thế nhưng, trong sâu thẳm của tâm hồn, anh cũng chẳng hơn gì người em. Dù ở trong nhà nhưng anh vẫn không cảm nhận được tình thương của Cha. Anh không tìm thấy được niềm vui khi ở với Cha. Đối với anh, Người Cha không phải là Cha Xót Thương, nhưng là một ông chủ mù quáng và không công bằng. Vì thế, anh đã thốt ra những lời rất chua chát “Cha coi, đã bao năm trởi con hầu hạ Cha, và chẳng khi nào trái lệnh Cha, thế mà Cha không cho lấy một con dê con để con ăn mừng ( Lc15,29). Anh cảm thấy bị sốc trước cách hành xử đầy lòng thương xót của Cha “nổi giận và không chịu vào nhà”. Cay nghiệt hơn nữa,khi anh còn lên giọng đối với Cha và kết án người em “Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!(Lc 15,30)” Vì có cái nhìn và cảm nhận không đúng về tình Cha nên anh cũng chẳng thể nào cảm thông, bao dung đối với người em của mình. Anh nhân danh sự công bằng, nhân danh lề luật để kết án, loại trừ em và khước từ tình thương của Cha. Con tim anh ngày trở nên khép kín. Vì thế, lại một lần nữa người Cha phải “ra ngoài” để giải thích với anh là phán đoán của anh là quá hà khắc, không công bằng và vô nghĩa dưới ánh sáng lòng thương xót vô biên của ông[5]. Ông từng bước vén mở cho anh nhận ra niềm vui và hồng ân của người cư ngụ trong nhà “Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con”( Lc 15,31).

Như vậy, qua dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn đồng hóa mình với Người Cha. Người muốn những người tội lỗi và những người Pharisiêu nhận ra lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa. Một lòng thương xót không muốn loại trự, kết án bất kỳ ai, cho dù họ là những người tội lỗi hay là những kẻ đối nghịch; nhưng luôn luôn chờ đợi, van xin họ hãy bước vào và nếm hưởng niềm vui của những người tự do đích thực. Mùa Chay 2016 cũng sắp kết thúc, hy vọng mỗi người Kitô hữu sẽ không bỏ phí thời gian hồng phúc này để trở về và cảm nghiệm sự gần gũi, dịu dàng của lòng thương xót Chúa. Amen.

[1]Nguồn:  http://phanxico.vn/2015/09/03/toan-van-thu-ngo-nam-thanh-long-thuong-xot-cua-duc-giao-hoang-phanxico/
[2] X, ĐTC PHANXICÔ, Giáo Hội giàu lòng thương xót, Augustine Nguyễn Minh Triệu,s.j dịch. Nxb Tôn Giáo, HN 2015, tr 15.
[3] X, JOSEPH RETZINGER, Đức Giê su Thành Nazareth tập I, Lm Aug Nguyễn Văn Trinh dịch, Nxb Tôn Giáo, HN 2008, tr 109.
[4] X, Lm VINHSƠN MAI VĂN KÍNH, Tin Mừng Theo Thánh Luca – Tin Mừng của lòng Thương Xót.
[5] X, ĐTC PHANXICÔ, Misericordiae Vultus, No 17.

Tác giả: Theophilo

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập446
  • Máy chủ tìm kiếm47
  • Khách viếng thăm399
  • Hôm nay50,476
  • Tháng hiện tại910,837
  • Tổng lượt truy cập78,914,288
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây