Bài học đầu tiên - Dấu ấn Văn Môn

Thứ bảy - 28/09/2019 22:03  1226
Chúa Nhật 25 Thường Niên,ngày 22/9/2019 là một ngày thật ý nghĩa. Đúng 6 giờ sáng xe của đoàn hành hương giáo xứ Đồng Quỹ khởi hành gồm 32 thành viên bao gồm: Đại diện Ban Thường Trực, Quý Dì Đaminh đang phục vụ tại giáo xứ, lớp ơn gọi, lớp lễ sinh và ca đoàn thiếu nhi.

Điểm đến của chúng tôi có lẽ không xa lạ với nhiều người, nhưng còn rất lạ lẫm với đoàn hành hương của chúng tôi, vì có những tâm hồn đơn sơ của các em thiếu nhi còn đang chập chững vào đời và nuôi ước nguyện dâng mình cho Chúa. Trại phong Văn Môn, nơi có hơn 300 bệnh nhân, một căn bệnh mà nhiều người trong đoàn hành hương chỉ được nghe, đọc trong Tin Mừng hay xem trên truyền hình mà chưa một lần được gặp gỡ, tiếp xúc với họ, thì hôm nay chúng tôi được mắt thấy tay sờ.
 

Sau thời gian gần 2 tiếng di chuyển, trên xe với những tiếng cười, tiếng hát sinh hoạt… đã giúp cho quãng đường tới Trại Phong Văn Môn như ngắn lại và những ai say xe quên đi mệt mỏi. Hơn 30 khuôn bỗng rạng rỡ lên và được hòa mình vào không gian lạ nhưng thật dễ chịu nơi Trại Phong, vì chúng tôi được cha xứ, Ban hành giáo, quý Dì, Quý Thầy giáo xứ Vân Môn và một số bệnh nhân tiếp đón thật nồng hậu, làm cho mọi người cảm thấy bầu khí thật gần gũi và ấm cúng tình người.

Sau ít phút hỏi thăm nhau, chúng tôi đã cùng với Cha xứ, quý dì Mân Côi, ban hành giáo, quý Thầy bắt đầu chuyến thăm: Trước hết là chào hỏi những vị hữu trách nơi ban lãnh đạo trại phong.

Sau đó, chúng tôi chia thành 3 tổ như đã chuẩn bị ở nhà. Các tổ đi thăm hỏi, gặp gỡ, phát quà cho 95 cụ mắc bệnh nặng và hơn 150 suất quà cho các em nhỏ. Các cụ bệnh nặng đa số đã cao tuổi: có cụ nằm liệt hoàn toàn phải nhờ người khác, bác sĩ, y tá chăm sóc, có những cụ mặt mũi, chân tay biến dạng, có cụ chân tay vẫn đang lở loét, hoại tử…

Khi gặp các cụ, một số người ngập ngừng, đôi chút e sợ, nhưng với sự ân cần bắt tay chào hỏi của quý Dì và ban hành giáo làm cho mọi người sớm làm quen, hòa mình với các cụ. Nơi họ chúng tôi thấy có một nghị lực thật mãnh liệt vượt lên số phận và vượt lên mặc cảm bản thân bệnh tật để có những tâm hồn thật cao thượng, họ giúp đỡ, chia sẻ, đùm bọc, an ủi với nhau với tinh thần “lá rách đùm lá nát”.

Họ chính là hiện thân của Đức Kitô: Ta đau yếu các ngươi có viếng thăm, cuộc đời của mỗi cụ là một trang bi sử: mỗi người mỗi hoàn cảnh với những câu chuyện cuộc đời mà họ chia sẻ đọng lại trong chúng tôi niềm cảm phục: trước đây hầu như họ đều bị mọi người hắt hủi, ruồng rẫy, xa lánh, thậm chí có gia đình cha mẹ, anh em phủ nhận không nhận là con cái hay là anh em trong gia đình, dòng tộc.

Nỗi ám ảnh và mặc cảm đó vẫn còn nơi nhiều cụ cho đến ngày nay: Khi có ai đến thăm họ, đầu tiên họ muốn bắt tay chào hỏi, rồi mời ta ngồi xuống giường hoặc ghế, tiếp theo rót nước mời ta. Nếu chúng ta e ngại từ chối không bắt tay, không giám ngồi xuống hoặc sợ không dám uống nước thì họ sẽ thu mình lại, không niềm nở, cởi mở vì họ nghĩ chúng ta vẫn còn khinh họ, từ đó cuộc nói chuyện của chúng ta sẽ đơn điệu và xa cách. Ngược lại, nếu chúng ta vui vẻ đáp từ bắt tay chào hỏi, ngồi xuống, uống nước tự nhiên thì họ sẽ rất cởi mở, vui vẻ, chia sẻ, trò chuyện thân tình, khi đó chúng ta mới nghe được trang bi sử của cuộc đời họ.
 

Các nhóm tiếp tục đi thăm thấy có cụ tay chân cụt hết đi chân giả, nhưng vẫn gò những chiếc thùng để bán, bó những chiếc chổi, đan những chiếc rổ rá… mỗi ngày kiếm bốn, năm chục nghìn để phụ giúp thêm trong sinh hoạt. Ngoài ra, họ làm để cho thấy cuộc đời con người không đơn điệu, vẫn còn giá trị và đặc biệt là một nghị lực vượt lên bệnh tật để sống và làm việc. Với những lời ca, tiếng hát, những nụ cười, những cái nắm tay chúng tôi hòa quyện với cả những giọt nước mắt xúc động, những lời cảm ơn chân thành của họ, càng về cuối buổi  chúng tôi càng cảm thấy bầu khí của gia đình, đầy tình người, tình Chúa. yêu thương và giúp cho không khí nơi đây trở nên đáng sống hơn bao giờ hết.

Sau gần 3 tiếng các nhóm chúng tôi đã đi thăm hết các cụ bệnh nặng nhưng cuối cùng nhiều người trong chúng tôi lại cảm thấy chính tâm hồn mình mới được thăm nhiều hơn: Có cụ rưng rưng chia sẻ: họ chỉ cần tình thương, sự thăm hỏi của mọi người đối với họ. Phải chăng, đó một cơ chế tâm lý mà chúng tôi đọc thấy trên sách báo: Dù là ai, họ đều muốn khẳng định sự hiện hữu, tồn tại, vị thế, giá trị của mình, nhưng chúng tôi đã lãng quên hình ảnh Đức Kitô nơi họ. Chúng tôi đã nhiều lần đi du lịch, hành hương thăm các danh lam, thắng cảnh nơi này nơi kia, nhưng ít ai trong chúng tôi thích thăm, hành hương nơi các trại phong.Nhiều em chia sẻ: họ bị bệnh tật như vậy mà nhiều người vẫn cố gắng làm việcđể nuôi sống chính mình, sống vui vẻ giúp đỡ người đồng cảnh ngộ, điều mà chúng tôi phải thấy xấu hổ vì mình lành lặn, được sống trong sự yêu thương của mọi người mà nhiều khi lãng quên hay thậm chí vô ơn và sống chưa đúng với bổn phận của mình:lười biếng, không giúp gì được cho cha mẹ và người khác.

Những nỗi cô đơn bị bỏ rơi, hay tất cả những gì mà họ phải trải qua, giờchúng tôi đã phần nào cảm nhận đượclòng thương xót của Chúa mời gọi qua việc lắng nghe và đồng cảm, với những con người tuyệt vời này:“Chúng tôi không cần quà cho bằng cần tấm lòng thăm hỏi của mọi người”, cứ vang vọng mãi trong chúng tôi.

Thời gian qua nhanh như một cơn gió và giờ đã điểm, chúng tôi phải bị rịn chia tay những người bạn tuyệt vời mới quen trong xúc động. Thế nhưng cuộc đời là thế, có hợp có tan, có đến thì cũng có đi, có gặp gỡ thì cũng đến lúc phải chia tay.

Trên đường ra xe, dì hỏi về cảm nhận của chúng tôi, và điều đó làm chúng tôi xôn xao trả lời nào là vui, nào là thích thú, và nhiều câu trả lời khác…, nhưng có lẽ chúng tôi đều có cùng một câu trả lời: “Cuộc viếng thăm đã mang lại cho chúng con nhiều hơn những gì chúng có cho đi, và các cụ, các bạn đã dạy chúng con bài học làm người và nghị lực vươn lên trong cuộc sống, để chúng con sống yêu Chúa hơn và biết cho đi hơn. Qua đó, chúng con cũng muốn nói lên tâm tình cám ơn cha xứ, qúy dì, và nhất là cám ơn chính những người mà chúng con có cơ hội viếng thăm hôm nay.” Một ngày thật ý nghĩa!

Chuyến đi chắc chắn để lại trong chúng tôi những nỗi bâng khuâng, những hình ảnh đẹp và nhất là những bài học vô giá về giá trị cuộc sống, cũng như thêm gia vị cho cuộc sống, nhất là thôi thúc chúng tôi dám dấn thân và hy sinh hơn trên con đường theo Chúa mà chúng tôi ao ước.
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập364
  • Máy chủ tìm kiếm66
  • Khách viếng thăm298
  • Hôm nay52,983
  • Tháng hiện tại914,480
  • Tổng lượt truy cập78,917,931
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây