Cái đẹp dẫn người ta đến với Chúa

Thứ ba - 10/08/2021 03:36  718
Một nghệ nhân và cũng là thợ kim hoàn người Ba Lan đang hy vọng rằng những tác phẩm của mình sẽ dẫn mọi người đến với Chúa. Sau khi trải qua một cuộc chữa lành kỳ diệu, người này đã quyết định dâng hiến cuộc đời mình cho nghệ thuật thánh và đặc biệt, để tạo ra những Mặt Nhật chầu Thánh Thể trên toàn thế giới.

“Thiên Chúa vô cùng đẹp đẽ và chúng tôi muốn thờ phượng Ngài”, nghệ nhân Mariusz Drapikowski nói với phóng viên EWTN News In Depth vào ngày 30 tháng 7. “Cái đẹp dẫn đến Chúa và chúng ta chỉ có thể đưa mọi người đến với Chúa khi họ cảm thấy rằng họ đang ở trước sự hiện diện của Ngài và cái đẹp."

 

Người nghệ sĩ Công giáo này dự định thực hiện điều đó với dự án mới nhất của mình: tạo ra 12 Mặt Nhật để Chầu Thánh Thể vĩnh viễn tượng trưng cho “vương miện với 12 ngôi sao” trên đầu của Đức Trinh Nữ Maria, được đề cập trong Sách Khải Huyền. Mỗi tác phẩm được đặt ở một địa điểm cụ thể, và được chế tác với các yếu tố nghệ thuật địa phương. Nhưng các Mặt Nhật này đều có một điểm chung: Mặt Nhật theo chủ đề Đức Maria.

Được trang trí bằng kim loại quý hoặc đồ trang sức, các Mặt Nhật của Drapikowski có hình Đức Maria ôm lấy Thánh Thể trong vòng tay như thể Mẹ đang bồng Hài nhi Giêsu. Trong một số Mặt Nhật, nghệ nhân trang trí thêm hoa hoặc dây leo nhẹ nhàng bao quanh Đức Mẹ và Mình Thánh Chúa.

Những bàn thờ này trình bày cái đẹp để thu hút những người yêu mến Thánh Thể trên toàn thế giới.

“Mặt Nhật đầu tiên được khánh thành ở Jerusalem, chiếc thứ hai ở Kazakhstan,” Ông Drapikowski nói. “Sau đó, chúng tôi cũng đã xây dựng ở Hàn Quốc và Philippines. Hơn nữa, chúng tôi còn đến Châu Phi, Kibeho ở Rwanda.”

Các mặt nhật cũng được đặt tại Yamoussoukro, Bờ Biển Ngà, và Medjugorje, Bosnia và Herzegovina. Hai chiếc nữa được lên kế hoạch cho châu Mỹ, cộng thêm một cho Úc và một cho Papua New Guinea.

Drapikowski đã nói chuyện với EWTN News In Depth từ Niepokalanów, Ba Lan, nơi cũng có một trong những tác phẩm của ông. Tại địa điểm này, EWTN phát sóng và truyền trực tiếp việc Chầu Thánh Thể. Buổi truyền hình đó được biết đến là buổi Chầu Thánh Thể trực tuyến lớn nhất trên thế giới, thu hút trung bình 300 người trực tuyến cùng một lúc.

Ông Drapikowski giải thích: “Chúng tôi xây dựng kiến trúc đẹp, nhà thờ đẹp để giúp cho lời cầu nguyện của chúng tôi sâu sắc hơn, tạo ra bầu không khí để chúng tôi tập trung hơn và dễ mở lòng đón nhận và chân thành hơn,” Drapikowski giải thích. Ông nhắc tới Thánh Giáo hoàng John Paul II, người, trong bức thư gửi các nghệ sĩ, đã dẫn lời nghệ sĩ nổi tiếng Marc Chagall nói, "trong nhiều thế kỷ, các nghệ sĩ đã nhúng cây cọ của họ vào bảng chữ cái đầy màu sắc của đức tin và vẻ đẹp là Tin Mừng."

Theo Drapikowski, "đây cũng là một nguồn cảm hứng cho tôi."

Drapikowski quen biết với vị Giáo hoàng quá cố và đã gặp ngài vài lần cùng gia đình. Cuộc gặp cuối cùng - và đáng nhớ nhất - của ông với Thánh Gioan Phaolô II diễn ra vào ngày 10 tháng 12 năm 2003, tại Rôma. Đó là khi, theo lời ông ấy, đã trải qua một điều kỳ diệu.

Drapikowski nhớ lại: “Tôi bị ốm nặng ở tuổi 40 và căn bệnh này, ban đầu được chuẩn đoán là nhẹ, nhưng sau đó diễn biến rất cấp tính và dữ dội. “Khi bước vào phòng gặp Đức Thánh Cha, tôi phải giữ chặt tay vợ để không bị ngã, cộng thêm thị lực đã giảm sút trầm trọng."

Trong cuộc gặp, ông đã hứa với Giáo hoàng rằng ông sẽ tạo ra một chiếc váy màu hổ phách cho bức tượng của Đức Mẹ Czestochowa tại Tu viện Jasna Góra ở Ba Lan.

“Đối với một người bệnh thập tử nhất sinh như tôi, một lời hứa như vậy là khó có thể thực hiện được,” Drapikowski thừa nhận. “Khi ấy, do xúc động khi gặp Đức Thánh Cha nên tôi đã hứa với ngài. Nó được nói một cách tự nhiên đến nỗi Đức Thánh Cha đã mỉm cười và đặt tay lên đầu tôi và chúc lành cho tôi ”.

Chính khi ấy, mọi chuyện bắt đầu thay đổi.

“Không có bất kỳ dòng điện nào chạy qua tôi,” anh nhấn mạnh. “Nhưng sau một tuần, tôi đã lấy lại được thị lực để có thể thực hiện cam kết của mình”.

Năm 2006, Đức Giáo hoàng Benedict XVI sau đó đã cầu nguyện trước Mặt Nhật đó. Tương tự như vậy, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhìn thấy công việc của Drapikowski và làm phép cho bàn thờ của ông ấy ở Kibeho, Rwanda, trong Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2016 ở Krakow, Ba Lan.

Drapikowski coi sự chữa lành kỳ diệu của mình là một dấu chỉ cho thấy người nghệ nhân nên tập trung vào nghệ thuật thánh. “Vì vậy, hôm nay, tôi làm những gì tôi làm bởi vì tôi đã được giúp đỡ,” anh kết luận. “Tôi phải tận hiến hết mình cho sự sáng tạo. Để làm những gì tôi cần làm.”

Tác giả: Duc Trung Vu, CSsR chuyển ngữ

Nguồn tin: Theo Catholic News Agency

TIN BÀI KHÁC


***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập178
  • Máy chủ tìm kiếm50
  • Khách viếng thăm128
  • Hôm nay32,848
  • Tháng hiện tại1,019,058
  • Tổng lượt truy cập79,022,509
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây