Tổ chức Cứu trợ Công giáo phối hợp với Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ để cung cấp thực phẩm cho trẻ em ở Guatemala trong thời kỳ đại dịch
Các tình nguyện viên của Tổ chức Cứu Trợ Công giáo đang phân phối thực phẩm cho phụ huynh học sinh. Tất cả được thực hiện theo qui trình đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch Covid-19Totonicapán, Guatemala, ngày 18 tháng 8 năm 2021 / 15:05 chiều
María Quiró sống với ba người con trai và bốn người con gái ở Totonicapán, Tây Nguyên Guatemala. Chồng cô đã di cư đến Hoa Kỳ vài năm trước để tìm việc làm và cô rơi vào tình trạng thất nghiệp hơn một năm qua vì đại dịch COVID-19. Không có thu nhập ổn định, Quiró nhanh chóng hết tiền và không thể nuôi các con.
Quiró nói: “Người ta độc quyền tất cả nhu yếu phẩm như ngũ cốc, ngô và đậu ván, lạm phát tăng lên và thách thức mỗi ngày một nhiều hơn. “Các con tôi xin tôi bánh mì, và tôi thì không có gì để cho chúng cả.” Maria Quiró đang hướng dẫn các con học tại nhà. Cô đã không được theo học đầy đủ, vì thế mà cô hiểu được cần phải giúp các con hoàn thành việc học tập có tầm quan trọng thế nào.
Trong điều kiện bình thường, mấy đứa con của Quiró sẽ ăn một bữa ăn ở trường trong khuôn khổ Dự án “Học tập vì Cuộc sống” của Tổ chức Cứu trợ Công giáo (CRS), hợp tác với Dự án McGovern-Dole của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
Chương trình McGovern-Dole cung cấp các mặt hàng nông nghiệp của Hoa Kỳ, chẳng hạn như gạo, ngô và đậu, để hỗ trợ các dự án cung cấp thực phẩm cho học sinh trên khắp thế giới. Nhiều gia đình trong vùng Totonicapán phụ thuộc vào các chương trình cung cấp bữa ăn miễn phí ở trường do chính phủ hỗ trợ, cung cấp một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng cho mọi trẻ em vào mọi ngày trong tuần.
Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=GDa8tIqOR1s
<iframe width="640" height="360" src="https://www.youtube.com/embed/GDa8tIqOR1s" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe>
Ở Cao nguyên phía Tây của Guatemala, gần 70 phần trăm trẻ em bị suy dinh dưỡng. Việc thiếu thức ăn và dinh dưỡng cũng có tác động trực tiếp đến các vấn đề khác của đói nghèo, chẳng hạn như việc trẻ em phải sống xa gia đình vì gia đình không đủ khả năng nuôi chúng.
Brenda Urizar, giám đốc chương trình thanh thiếu niên và thời thơ ấu của Tổ chức cứu trợ Công giáo ở Guatemala cho biết: “Guatemala không phải là một môi trường tốt để trẻ em lớn lên. “Người dân nơi đây thiếu điều kiện tiếp cận các dịch vụ như giáo dục, y tế, hỗ trợ tâm lý xã hội và thiếu cơ hội”.
Khi đến trường, trẻ thường đã bị suy dinh dưỡng cấp tính, điều này có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
“Những gì chúng tôi làm với những thực phẩm này là bù đắp – ít nhất là trong điều kiện cho phép – cho sự phát triển và tăng trưởng của trẻ em,” Urizar nói.
Khi đại dịch bắt đầu vào tháng 3 năm 2020, Tổ chức cứu trợ Công giáo đã nhanh chóng làm việc với Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ và Bộ Giáo dục Guatemala để đảm bảo rằng học sinh vẫn nhận được một lượng thức ăn tương đương để ăn ở nhà trong quá trình học tập trực tuyến, giống như khi chúng đến trường học vậy.
Urizar nói: “Trước đại dịch, chúng tôi đã có tình trạng nguy cấp này đối với trẻ em. Đại dịch đã làm trầm trọng thêm và gây ra nhiều rắc rối khác cho các gia đình”.
Các trường học ở Guatemala đóng cửa vào tháng 3 năm 2020 và hầu hết vẫn còn đóng cửa cho đến ngày hôm nay. Năm học kéo dài từ tháng Giêng đến tháng Mười và học sinh đã gần hai năm không được đặt chân đến nhà trường học do hậu quả của đại dịch.
Để đáp ứng nhu cầu học tập tại nhà của học sinh, Urizar đã tham khảo ý kiến nhóm của cô và đổi mới chuỗi cung ứng để tiếp tục chương trình cung cấp thức ăn cho trẻ ngay cả khi các em không đến trường trực tiếp được.
Shane Danielson, giám đốc cấp cao của Bộ phận Hỗ trợ Thực phẩm Quốc tế của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ cho biết “Bộ Nông Nghiệp đã phê duyệt các suất ăn tận nhà cho những người thụ hưởng chương trình trong thời gian trường học đóng cửa. Ngoài ra, Bộ Nông Nghiệp đã làm việc với những người thực hiện để điều chỉnh các hoạt động của chương trình sao cho phù hợp nhất trong thời kỳ đại dịch toàn cầu này.”
Các tình nguyện viên đã tổng hợp các khẩu phần thực phẩm riêng lẻ từ Chương trình McGovern-Dole, cùng với các sản phẩm tươi sống từ một dự án địa phương khác. Tình nguyện viên đang chia các gói hỗ trợ trước khi phân phối cho gia đình các học sinh trong trường
Tổ chức Cứu Trợ Công giáo đã thiết lập các quy trình để phụ huynh đến trường lấy thức ăn một cách an toàn, bao gồm các trạm khử trùng tay, đeo khẩu trang bắt buộc và giãn cách xã hội. Chưa đầy một tháng sau đại dịch, họ đã sẵn sàng phân phát thực phẩm. Sử dụng cái loa ở trung tâm của mỗi làng mạc, các thành viên trong dự án đã kêu gọi những người khác đến trường để lấy thức ăn mang đi.
“Việc này cho chúng tôi thấy cách mọi người đến với nhau như một cộng đồng để hỗ trợ con cái của họ,” Urizar nói.
Trong năm học 2020, 47.515 trẻ em được nhận bữa ăn thông qua khẩu phần mang về nhà.
Mặc dù nguồn tài trợ ban đầu của Chương trình McGovern-Dole đã hết hạn vào năm 2020, Tổ chức Cứu Trợ Công giáo ở Guatemala đã được chọn để trao giải thưởng tiếp theo, tiếp tục kéo dài chương trình đến năm 2025.
“Đất nước Guatemala có nhu cầu đáng kể trong các lĩnh vực giáo dục, dinh dưỡng và sức khỏe; đáp ứng các tiêu chí của quốc gia nhận tài trợ của McGovern-Dole; và đã được chỉ định là quốc gia ưu tiên cấp vốn, ”Danielson nói. Một nhân viên Tổ chức Cứu Trợ Công giáo đang kiểm kê kho lương thực được trợ giúp bởi Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ
Theo Tổ chức Cứu Trợ Công giáo, chương trình cung cấp bữa ăn ở trường học đã được chứng minh là giúp tăng khả năng duy trì học sinh đến trường và tham gia vào các bài học hàng ngày, đồng thời giảm thiểu bệnh tật.
Danielson nói: “Tổ chức cứu trợ Công giáo đã có thể thực hiện nhiều cải tiến trong các lĩnh vực an ninh lương thực, sức khỏe trẻ em, dinh dưỡng và giáo dục. “Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ đánh giá cao Tổ chức Cứu Trợ Công giáo là một tổ chức triển khai mạnh mẽ và rất hân hạnh được tiếp tục mối quan hệ này và xây dựng dựa trên thành công của nó.”
Đối với những gia đình như Maria Quiró’s, sự hỗ trợ này giúp gia đình bớt áp lực về kinh tế và có nhiều cơ hội hơn cho trẻ em tiếp tục đi học.
“Nếu các con tôi không ăn uống đúng cách, chúng sẽ bị đau đầu khi học,” Quiró nói. “Tôi rất biết ơn vì khẩu phần thức ăn được cung cấp cho các con tôi.”