Thứ 6 tuần 29: Hãy suy xét cân nhắc vấn đề cho tốt

Thứ năm - 24/10/2019 11:17  894
Thứ Sáu tuần XXIX
Rm 7,18-25; Lc 12,54-59

download 7Thiên Chúa thật khôn ngoan. Ngài đã tạo dựng con người và ban cho họ lý trí ý và chí tự do. Lý trí giúp cho con người có khả năng nhận biết, suy xét, cân nhắc vấn đề để đưa ra quyết định sao cho hợp lý; ý chí tự do để con người chọn lựa và theo đuổi điều mình đã chọn. Các bài đọc Lời Chúa hôm nay mời chúng ta sử dụng lý trí để có sự hiểu biết, suy xét và cân nhắc mọi vấn đề cho tốt, hầu có thể đạt tới hạnh phúc đích thật.

Trong Bài Đọc I, thánh Phaolô đã dựa vào hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân để chứng minh cho người Do Thái rằng: Lề Luật có thể giúp con người biết thiện, biết ác; nhưng không có sức mạnh để thúc đẩy con người làm điều thiện và giải thoát con người khỏi tội. Ngài thành thật thú nhận: sự thiện không ở trong xác thịt. Sự thiện ngài muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác ngài không muốn thì lại cứ làm. Nhìn vào sự thật trong con người của mình, ngài khám phá ra tội vẫn ở trong ngài nên mỗi khi muốn làm sự thiện đồng thời ngài lại thấy sự ác xuất hiện ngay. Đứng trước sự thật này, thánh Phaolô cảm thấy mình bị giằng co giữa sự thiện, sự ác và ngài cảm thấy bất lực. Điều thiện thì ngài có thể muốn nhưng lại không có khả năng làm. Giữa hiểu biết và việc làm luôn có một khoảng cách xa. Thật vậy, nhiều lúc trong cuộc đời, chúng ta biết rất nhiều, nhưng không bao giờ chịu hành động theo những gì mình biết; nhiều khi còn hành động hoàn toàn ngược lại. Sự trái ngược này làm cho thánh Phaolô phải thốt lên “thật là một người khốn nạn”. Vậy ai có thể giúp chúng ta thoát khỏi nỗi giằng co này? Thánh Phaolô mạnh mẽ thưa lên: Đó là Đức Kitô. Chỉ có nhờ tin vào Ngài mà chúng ta được giải thoát khỏi nỗi giằng co này, chứ không phải lề luật.

Còn trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu muốn các môn đệ và mỗi người chúng ta phải biết dùng trí khôn, kinh nghiệm sống và đức tin để nhận ra các dấu chỉ thời đại. Quả vậy, các hiện tượng tự nhiên thay đổi sẽ làm cho sự suy xét nhận định của chúng ta thay đổi. Cũng vậy, các biến cố đang làm cho thời của chúng ta thay đổi từng ngày. Theo đó, một người khôn ngoan phải là một người nắm bắt được thời cuộc thậm chí phải là người đón đầu được xu thế. Còn đối với người Kitô hữu, không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt hay đón đầu xu thế, mà còn phải biết nhận ra sự khác biết hay sự thay đổi của thời đại mà còn phải đọc ra được ý nghĩa của các dấu chỉ của thời đại. Đây không phải là điều dễ, bởi vì chúng ta thường hay bị cám dỗ bằng lòng với những điều người ta nói; với những điều mà ta đã nghe, đã đọc… Chúng ta cảm thấy thỏa mãn và dừng lại với những điều ấy. Tuy nhiên, chúng ta có tự do có lý trí. Chúng ta có quyền để nhận xét, suy xét và nhận định. Chúng ta phải nỗ lực tìm hiểu đâu là sự thật? Đâu mới là thông điệp mà Thiên Chúa muốn nói với chúng ta ngang qua những dấu chỉ của thời đại này? Để có thể tìm ra được ý nghĩa của các dấu chỉ thời đại, trước tiên chúng ta cần biết thinh lặng quan sát. Tiếp đến là biết suy xét nhận định. Cuối cùng là biết cầu nguyện. Như vậy, có ba tiến trình giúp chúng ta nhận biết được các dấu chỉ của thời đại: thinh lặng quan sát, suy xét nhận định và cầu nguyện.

Lạy Chúa Giêsu, giữa dòng chảy của cuộc sống, xin cho chúng con biết dừng lại thinh lặng suy xét nhận định để con không bị cuốn vào vòng xoáy của công việc hay thú vui tạm bợ. Xin Chúa hãy ban cho con ơn khôn ngoan để con có thế nhận ra sự hiện diện của Chúa giữa cuộc đời và can đảm bước theo Chúa đến cùng.

Tác giả: Nhóm suy niệm BC

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập223
  • Máy chủ tìm kiếm54
  • Khách viếng thăm169
  • Hôm nay127,116
  • Tháng hiện tại285,758
  • Tổng lượt truy cập71,652,104
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây