Điều gì cần cho ta trong đại dịch Covid-19?

Thứ hai - 20/04/2020 22:38  1173
is 200316 coronavirus covid19 spread worldwide 800x450Dù có đức tin hay không, theo tôn giáo hay vô thần, ai cũng phải thừa nhận con người là một thọ tạo cao cả hơn bất cứ thọ tạo nào khác. Con người không chỉ có những nhu cầu vật chất cần được thoả mãn như: ăn, uống, ngủ, nghỉ, nhà ở, xe cộ..., nhưng còn có nhu cần tinh thần cần được thoả mãn như: học hành, giải trí, du lịch... Đối với người có niềm tin tôn giáo, ngoài những thứ kể trên, họ còn muốn được thoả mãnh nhu cầu tâm linh.

Trong thời gian đại dịch Covid-19, các tín hữu thuộc các tôn giáo cùng với dân chúng cả nước phải tạm thời tuân giữ kỷ luật cách ly xã hội, không được tập trung đông người để tham dự các nghi lễ tôn giáo hay các buổi sinh hoạt chung. Vì vậy, các tổ chức tôn giáo cố gắng tìm cách đáp ứng cho các tín hữu của mình bằng các phương tiện truyền thông xã hội. Giáo hội Công giáo đã chọn phát online các thánh lễ ngày thường cũng như các thánh lễ ngày Chúa Nhật cho các tín hữu tham dự. Thật ra, đây chỉ là giải pháp tạm thời bởi dù có tham dự thánh lễ online, các tín hữu đạo đức vẫn không cảm thấy được thoả mãn. Nhiều anh chị em tâm sự với các mục tử của họ rằng: chúng con vẫn cảm thấy thế nào ấy khi tham dự thánh lễ online dù đã cố gắng.

Là mục tử, tôi có cơ hội gặp gỡ nhiều anh chị em giáo dân, ngay cả trong thời kỳ đại dịch, cho dù mỗi khi gặp gỡ, chúng tôi vẫn cố gắng áp dụng các biện pháp cách ly xã hội. Giáo dân vẫn nói với tôi: Chúng con khao khát cho đại dịch mau trôi qua không những để chúng con bắt tay lại với công việc và những sinh hoạt bình thường của đời sống xã hội, mà còn được tham dự các thánh lễ, các buổi đọc kinh cầu nguyện chung tại nhà thờ. Chúng con cảm nhận rằng đại dịch đã cướp đi rất nhiều thứ nơi mỗi người tín hữu. Ngoài công việc làm ăn gặp khó khăn, chúng con còn không được thường xuyên tham dự thánh lễ, nguồn ơn thánh và nghị lực giúp chúng con vượt qua mọi thử thách.

Nhiều anh chị em còn cho rằng Tuần Thánh và Lễ Phục Sinh năm nay thiệt thòi cho các tín hữu chúng con. Các tín hữu không được tham dự Tam Nhật Vượt Qua một cách đúng nghĩa. Nếu gia đình nào có tivi thông minh nối mạng thì còn được tham dự các nghi thức online. Nếu gia đình nào không đủ điều kiện thì chỉ còn cách ở nhà đọc kinh cầu nguyện chung với nhau. Vì vậy, nhiều anh chị em thường xuyên rảo quanh nhà thờ vào các giờ lễ thông thường để nếu cha xứ cử hành thánh lễ và các nghi thức Tuần Thánh sẽ tham dự. Nhiều anh chị em thấy nhà thờ đóng cửa thì đứng ngoài “vọng” lễ và nghi thức để nhu cầu tâm linh phần nào được thoả mãn. Thế đấy, nhu cầu tâm linh cần thiết biết bao cho mỗi tâm hồn tín hữu. Họ không chỉ nỗ lực cầu nguyện chung riêng mà còn cố gắng tham dự các nghi thức của Giáo hội một cách trọn vẹn.

Như vậy, con người hơn hẳn mọi thọ tạo khác trong vũ trụ này. Trong cái nhìn đức tin Công giáo, nhân loại được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa, có hồn và xác. Nhu cầu cho thân xác và tâm hồn đều cần thoả mãn. Do dịch bệnh cả hai nhu cầu này phần nào thiếu hụt. Đó là một thiệt thòi lớn đối với các tín hữu. Người Công giáo tin rằng Thiên Chúa không là tác giả của sự ác, nhưng Ngài có quyền đẩy lui sự ác, biến điều ác thành điều thiện, vẽ đường thẳng trên những đường cong. Hy vọng Ngài sẽ ra tay cứu giúp để những nhu cầu chính đáng của con người được thoả mãn. Về phần xác, xin Chúa thương đẩy lui dịch bệnh để nhân loại lại được sống trong an lành. Về phần hồn, xin cho nhân loại được gặp Chúa giữa những khổ đau của cuộc đời, nhất là khi thế giới đang phải đối diện với đại dịch, để con cái Chúa lại được một cuộc sống thanh thản.

Tác giả: Lm. Giuse Nguyễn Văn Toanh

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập127
  • Máy chủ tìm kiếm48
  • Khách viếng thăm79
  • Hôm nay46,391
  • Tháng hiện tại906,752
  • Tổng lượt truy cập78,910,203
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây