Ghép tất cả những câu trả lời này lại với nhau, bạn sẽ có một bức tranh mờ nhạt về một linh hồn ‘vô thần’, ‘hoang vắng’ và ‘mất mát’; đó là một linh hồn không có Chúa Kitô!
Mùa thu vừa qua, tôi đã giảng dạy khóa học về chủ nghĩa vô thần lần thứ hai. Khóa học được đón nhận nồng nhiệt vào mùa xuân trước, đây là lần đầu tiên một khóa học về chủ nghĩa vô thần được cung cấp tại Đại học Georgetown.
Nhà khoa học vô thần nổi tiếng người Anh Richard Dawkins, tác giả cuốn sách “Huyễn tượng Thượng đế” phát biểu trong một bài phỏng vấn rằng ông ta tự coi mình là “một ki-tô hữu văn hóa”[2] và thích Ki-tô giáo hơn Hồi giáo,
Một lãnh tụ vô thần đã tuyên bố: “ Chúng ta hãy triệt phá Giáo hội, nhưng đừng tạo ra những vị tử đạo”. Khi tuyên bố như thế, một cách mặc nhiên ông ta công nhận điều mà Thánh giáo phụ Tertulianô đã nói là đúng :“ Máu các Thánh tử đạo là hạt giống nảy sinh các Kitô hữu”.
Trong một giảng đường đại học, một giảng viên say sưa giảng bài về môn triết học. Vốn là người theo chủ nghĩa vô thần, ông nói một câu quen thuộc như bao kẻ vô thần khác: “Chết là hết, đời người chúng ta vốn chỉ có thế, chẳng có gì gọi là đời sau cả.
Hòa cùng dòng người ngậm ngùi tiễn đưa lĩnh cữu Thầy Giuse từ nhà thờ về với Thánh địa giáo họ Đồng Ninh - giáo xứ Lạc Đạo, trong tôi có những cảm thức rất đặc biệt. Suy tư này là dư âm qua bài chia sẻ lời Chúa mà cha giảng trong thánh lễ cuối cùng của Thầy: « Chính lúc nhắm mắt là lúc mở mắt »
Bertrand Russell từng là Kitô hữu, nhưng ông từ chối đức tin và công khai trở thành một người vô thần. Con gái ông, Katherine Tait, đã nói về ông, “Ở nơi nào đó trong đáy lòng, trong sâu thẳm tâm hồn ông, có một khoảng trống đã từng được Chúa lấp đầy; ông đã từng ‘mở ra không gian’ cho Ngài. Thế nhưng, ông không bao giờ tìm thấy bất cứ thứ gì khác để đặt vào đó!”.
Trong cuốn “Our Daily Bread”, “Lương Thực Hằng Ngày”, tác giả viết, “Julius Caesar, nhuộm cẩm bào của mình bằng máu của một triệu kẻ thù; ông chinh phục 800 thành phố; rồi chỉ để bị đâm bởi những người bạn chí thiết ngay tại chiến thắng vĩ đại nhất! Thành công tạm thời thường đội vương miện cho những nỗ lực của kẻ vô thần, mà không bao giờ họ hài lòng hoàn toàn.
“Ben-Hur”, một tác phẩm sử thi kinh điển, một cuốn phim giành 11 giải Oscar. Đó là một câu chuyện cao ngất tình Chúa, cao thượng tình người và là sự miêu tả tinh tế về quyền năng, ân sủng và tình yêu. Thế nhưng, “phần còn lại” nào mấy ai biết! Đó là khi tác giả Lew Wallace, một người vô thần, bắt đầu nghiên cứu cuộc đời Chúa Giêsu, nhằm viết một điều gì đó để phủ nhận Ngài;
Một buổi sáng, một người điên cầm đèn ra chợ, vừa đi vừa la lên, ‘Tôi đi tìm Thiên Chúa’. Thấy cảnh tượng này, nhiều người vô thần đứng đó bật cười. ‘Ngài đã chết rồi?’, một người nói; ‘Ngài đã đi lạc như một đứa trẻ?’, một người khác bảo; ‘Hay là Ngài đang trốn? Ngài xuống tàu và di cư rồi?’, họ cười nhạo và kháo nhau. Người điên lao vào giữa họ, giận dữ la lên, ‘Thiên Chúa ở đâu?
Dù có đức tin hay không, theo tôn giáo hay vô thần, ai cũng phải thừa nhận con người là một thọ tạo cao cả hơn bất cứ thọ tạo nào khác. Con người không chỉ có những nhu cầu vật chất cần được thoả mãn như: ăn, uống, ngủ, nghỉ, nhà ở, xe cộ..., nhưng còn có nhu cần tinh thần cần được thoả mãn như: học hành, giải trí, du lịch...
Từ ngàn xưa cho đến nay, con người luôn truy vấn về nguồn gốc và cùng đích của mình. Người vô thần cho rằng chết là dấu chấm hết cuộc đời. Người hữu thần lại tin rằng sau cái chết, họ bước sang một thế giới khác. Bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta hiểu rằng ai tin vào Con Người tức là Chúa Giêsu sẽ có sự sống vĩnh cửu.