GIáo dục giới tính

Thứ năm - 22/11/2018 04:12  1464
Nhịp cầu đối thoại
(Ra Khơi số 19, Phát hành 01/11/2018, tr. 42-48)

Trong chuyên mục Nhịp Cầu đối thoại lần này, Ra Khơi xin cùng với quý độc giả tìm hiểu về đề tài Giáo dục giới tính qua cuộc gặp gỡ, trao đổi với linh mục Vinhsơn Nguyễn Bản Mạnh – đặc trách Văn phòng Hôn nhân và Gia đình của Giáo phận Bùi Chu.

untitled 2Ra Khơi (RK): Xin kính chào Cha, xin cám ơn Cha đã dành thời gian trao đổi cùng Ra Khơi.

Thưa Cha, trong một xã hội hưởng thụ và đề cao chủ nghĩa cá nhân như ngày nay, tình trạng các bạn thanh thiếu niên, nhất là các bạn sinh viên, mang thai ngoài ý muốn đang gia tăng và điều này đã để lại nhiều hậu quả cho chính bản thân các em cũng như gia đình và xã hội. Theo Cha, đâu là nguyên nhân của vấn đề này?

Trả lời (TL): Cám ơn bạn đã quan tâm, tin tưởng và đặt câu hỏi để phỏng vấn. Theo mình nghĩ thì gồm hai nguyên nhân chính này:

1. Do thiếu hiểu biết. Đây không phải là thiếu hiểu biết về cách phòng ngừa, cách tránh thai… như xã hội dân sự vẫn đề cập đến, mà là thiếu hiểu biết về nhân phẩm, giới tính và ý nghĩa cũng như giá trị của giới tính. Tránh mang thai ngoài ý muốn, người ta thường nghĩ đến các phương pháp ngừa thai, nhất là ngừa thai nhân tạo, theo kiểu nghĩ: Có những người do chân lý sinh ra, có những người do vô ý sinh ra. Khoa học tìm mọi cách để nghiên cứu ra những phương pháp ngừa thai. Đó chỉ là cách Bán quạt mát mùa đông và mua áo bông mùa hè hay Chặn lỗ rồ ở cuối nước mà thôi. Chính đáng phải nhận ra ý nghĩa của giới tính là để cộng tác và bổ túc cho nhau cả về đời sống sinh hoạt xã hội, Giáo Hội và gia đình; tính dục chỉ được sử dụng trong lãnh vực gia đình khi đã trở thành vợ chồng.

2. Do lạm dụng. Dùng giới tính sai mục đích và ý nghĩa, để làm phương tiện thỏa mãn theo kiểu Đàn ông muốn hư hỏng thì phải có tiền còn đàn bà muốn có tiền thì phải hư hỏng. Lợi dụng giới tính để kiếm tiền, kiếm địa vị, bằng cấp, thỏa mãn sinh lý, chiếm đoạt, để cưới nhau, để vui chơi giải trí… Theo kiểu: Hôn nhau là chuyện thường, lên giường mới là chuyện lớn.

RK: Cha vừa cho biết nguyên nhân chính của tình trạng các bạn thanh thiếu niên mang thai ngoài ý muốn là do các bạn thiếu hiểu biết về giới tính cũng như sự giáo dục về giới tính. Vậy thưa Cha, Giới tínhGiáo dục giới tính là gì?

TL: Tác giả của giới tính chính là Thiên Chúa: Thiên Chúa đã tạo dựng con người có nam có nữ (St 1,27), giới tính là hồng ân Thiên Chúa ban cho con người. Trước khi được thụ thai, tinh trùng của bố và trứng của mẹ đã mang nhiễm sắc thể giới tính, và lúc thụ thai, thai nhi mới chỉ là một tế bào thì đã có giới tính rồi. Do đó, việc sử dụng giới tính phải theo kế hoạch của Thiên Chúa và việc giáo dục giới tính cũng phải theo giáo huấn của Thiên Chúa. Như thế, con người phải được giáo dục để nhận biết giá trị, ý nghĩa đích thực của giới tính để đón nhận và tôn trọng.

Trước tiên cha mẹ cần đón nhận giới tính của con theo cách tự nhiên, tránh dùng khoa học để lựa chọn giới tính làm mất cân bằng giới tính ngày một tăng. Theo thống kê năm 2016, tỉ lệ 120XY/100XX nghĩa là 120 bé trai mới có 100 bé gái và năm 2017 đã tăng lên 125XY/100XX. Năm vừa qua, cả nước đã dư 4 triệu bé trai.

Sau nữa, chính xã hội cũng không được can thiệp vào việc lựa chọn giới tính. Năm qua, Ấn Độ và một số nước đã ra luật tước bằng cấp và phạt tù cho những bác sĩ hay ai thi hành vào việc lựa chọn giới tính. Họ đã nhận ra những nguy hại của việc lựa chọn giới tính làm mất cân bằng giới tính làm rối loạn đời sống xã hội và là nguyên nhân đổ vỡ các gia đình. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục cho xã hội phá bỏ quan niệm trọng nam khinh nữ, Nhất nam viết hữu thập nữ viết vô, nhất là những cha mẹ chỉ sinh con gái hay bị chê cười, khinh thường trong những cuộc họp hội hay đình đám.

Cuối cùng cần giáo dục cho các cá nhân biết nhận ra, bảo vệ và tôn trọng giới tính tự nhiên của mình và của người khác. Thuở ban đầu, Thiên Chúa đã tạo dựng con người chỉ có giới tính nam và nữ, nhưng ngày nay thì người ta chia thêm ra như pédérastie (PD) - gay, lesbian (đồng tính nam và nữ), đổi giới, vô tính… theo giáo huấn của Giáo Hội, thì những trường hợp thêm này chỉ là sự biến đổi khác thường của giới tính nam và nữ mà thôi.

RK: Thưa Cha, một cách cụ thể, cần ưu tiên giáo dục cho các em những gì về giới tính và giáo dục ở độ tuổi nào?

TL: Việc giáo dục, tùy theo độ tuổi của đứa trẻ. Trước tiên, cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý, sức khỏe để sinh con và đón nhận con cái cùng giới tính của chúng trước khi họ yêu nhau. Trong lúc người mẹ mang thai, cũng luôn phải giữ tâm lý ấy, tránh mọi áp lực về giới tính của con, gây những căng thẳng bất an cho người mẹ để ảnh hưởng đến tâm lý của thai nhi. Sau khi sinh, chính cha mẹ phải đón nhận giới tính của chúng trước, tránh tỏ ra thất vọng về giới tính của con cái làm chính chúng cũng mất tự tin, tiêu cực, tự ti và mong ước đổi giới để thỏa mãn ước mong của cha mẹ và của chính chúng. Sau nữa, khi chúng lớn phải cho chúng ăn mặc, dùng lời nói, cử chỉ, cách xưng hô, giao tiếp, trò chơi, ăn uống, bạn bè… theo đúng giới tính của chúng. Khi đến tuổi khôn, phải giáo dục về giới tính, ý nghĩa của giới tính để chúng biết tự hào, tôn trọng, bảo vệ giới tính của chúng và của người khác.

RK: Vậy mình có thể dùng những phương tiện gì và cách thức giáo dục như thế nào, thưa Cha?

TL: Gia đình cần kết hợp với Giáo Hội, nhà trường và các tổ chức xã hội để giáo dục và bảo vệ giới tính cho trẻ. Trước hết, trong gia đình, cha mẹ cần phải tôn trọng giới tính của nhau, tránh mạt sát, khinh thường giới tính trong những cuộc cãi vã. Gia đình sum họp, tặng quà ngoài những dịp mừng sinh nhật, bổn mạng, ngày cưới… còn có những dịp khác như ngày của cha (Chúa nhật thứ 3 trong tháng 6), ngày của mẹ (Chúa nhật tuần 2 của tháng 5), ngày quốc tế phụ nữ (8 tháng 3), phụ nữ Việt Nam (20 tháng 10), ngày quốc tế nam giới (19 tháng 11)… qua đó, nhắc nhở về giới tính và ý nghĩa của giới tính. Cha và mẹ cần giáo dục giới tính riêng theo kinh nghiệm giới tính của mình: cha cần giáo dục con trai về bản lĩnh nam giới, những nghị lực và trách nhiệm… mẹ cần giáo dục con gái về giới tính nữ như công, dung, ngôn, hạnh, về sinh lý hay chu kỳ kinh nguyệt… nhưng cũng cần bổ túc với nhau để cân bằng. Cần cộng tác với Giáo Hội trong các thánh lễ, giờ giáo lý để giáo dục về luân lý tính dục. Cộng tác với nhà trường và các phương tiện truyền thông để giáo dục những kiến thức chuyên môn hơn.

RK: Ngày nay nạn lạm dụng tình dục, nhất là lạm dụng tình dục trẻ em, còn gọi là ấu dâm đang gia tăng. Hiện tượng này cũng xuất hiện cả trong Giáo Hội thời gian gần đây. Suy nghĩ của Cha về vấn đề này như thế nào?

TL: Những vấn đề lệch lạc về tính dục thì có nhiều như: Ái vật: thích làm tình với vật dụng như sextoy (đồ chơi tình dục), búp bê tình dục, đồ lót… Ái tử thi: làm tình với tử thi; Ái lão: làm tình với người già; Ái thú: làm tình với thú vật; Đồng tính: làm tình với người cùng giới tính thì Ái nhi, ấu dâm: làm tình với trẻ em cũng là một trong những sự lệch lạc về tình dục và giới tính. Người ta thường lạm dụng những mối qua hệ như quen biết, người thân, bạn bè… với trẻ em để lợi dụng. Ngay cả bố đẻ, dượng, thầy giáo, các nam nữ tu sĩ, ân nhân, kết nghĩa… cũng lạm dụng trẻ em. Đối với Tây phương, người ta không chú trọng nhiều đến lạm dụng khác phái mà quan tâm đến những trường hợp đồng phái và ngay cả phái nữ cũng lạm dụng các bé trai. Còn ở Đông phương thì chú trọng đến khác phái và các nam giới lạm dụng đến các bé gái.

Đối với nội bộ của Giáo Hội Công Giáo, ngày nay chuyện này đang bị lên án, cả những người lạm dụng và những người bao che. Theo tôi nghĩ, từ việc các nam nữ tu sĩ được giáo dục yêu trẻ nên thường có những hành động quý mến thái quá, vượt mức cho phép rồi dẫn đến lạm dụng lúc nào không hay. Cũng khó phân biệt được ranh giới giữa yêu trẻ và lạm dụng trẻ. Bên cạnh đó, các trẻ em và cha mẹ thường quý trọng các tu sĩ nên không mấy quan tâm và tố cáo đến vấn đề lạm dụng mà chỉ cho là các tu sĩ yêu trẻ mà thôi. Nên Giáo Hội cần phải giáo dục cho các thành viên, các nam nữ tu sĩ phân biệt được giữa sự yêu trẻ và lạm dụng tính dục trẻ em để xác định trách nhiệm của mình là yêu trẻ, bảo vệ trẻ chứ không được lạm dụng trẻ em.

RK: Thưa Cha, là người đặc trách Văn phòng Hôn nhân và gia đình của Giáo phận cũng như tham gia trong Tòa án Hôn phối, Cha thấy vấn đề liên quan đến giới tính, nhất là tính dục có vai trò và tác động đến đời sống hôn nhân Công Giáo như thế nào?

TL: Cũng có nhiều trường hợp đến Văn phòng hôn nhân xin tư vấn về vấn đề sinh con theo ý muốn; vấn đề tệ nạn của việc trọng nam khinh nữ với những gia đình không sinh được con trai; vấn đề lựa chọn giới tính khi mang thai, siêu âm và muốn hủy thai nhi khi giới tính của thai nhi không như cha mẹ và họ hàng mong muốn; vấn đề xem bói khi biết tuổi của thai nhi kỵ tuổi với cha mẹ hay ông bà… và cả vấn đề những trẻ em bị lạm dụng tính dục trong gia đình. Điều chắc chắn là những điều đó đang làm cho các gia đình hoang mang, lo lắng; ấy là chưa kể đến nguyên nhân tan vỡ các gia đình.

Tính dục là giới tính được Thiên Chúa sáng tạo và là món quà quý giá mà Ngài ban cho nhân loại. Con người được sở hữu, làm chủ và sử dụng hợp với Thánh Ý của Thiên Chúa. Nếu thế, tính dục sẽ trở thành phương tiện, động lực và là nguồn cảm hứng thăng hoa, bổ túc, cộng tác với nhau trong đời sống các gia đình. Nếu ngược lại, không đạt được mục đích thỏa mãn và bị lệch lạc, tích dục sẽ trở thành nguyên nhân của bất hòa, tổn thương và đổ vỡ.

RK: Theo ý kiến của Cha, các vị mục tử có thể giúp được gì cho vấn đề chúng ta đang trao đổi?

TL: Như chúng ta đã biết, việc nói đến giới tính và tính dục là một vấn đề nhạy cảm, nhất là với các linh mục, và nếu giảng trong thánh lễ thì càng gây phản cảm. Mà các linh mục thì đâu có giờ để dạy giáo lý hay ít ra chỉ dạy trong lớp giáo lý hôn nhân, nhưng khi ấy các bạn trẻ đã lớn rồi hay ít ra đã quan hệ tính dục rồi. Dó đó, cơ hội dạy hay nói đến tính dục hầu như không có hoặc là rất ít. Có khi chỉ nói đến trong các lớp kỹ năng sống, bồi dưỡng kiến thức cho Giáo lý viên để dạy lại các em, giảng dịp lễ hay dịp tĩnh tâm cho giới trẻ hoặc cho giới phụ huynh. Nhiều giáo xứ vẫn không tổ chức được dịp này vì hiện nay giáo dân bận lo cho công việc làm ăn, thanh thiếu niên thì bận học quá nhiều, đi làm ăn xa… nên mục tử chỉ giảng được ít phút lễ ngày thường, hoặc chút ít ngày lễ Chúa Nhật mà thôi. Nhưng ít còn hơn không, vẫn phải tìm ra thời gian và cách thức để hướng dẫn các bạn trẻ, các bậc phụ huynh hiểu và tôn trọng giới tính. Hơn thế nữa, chính các mục tử cũng phải hiểu và tôn trọng, bảo vệ giới tính qua cách cư xử, nói năng, giao tiếp, giảng giải… để làm mẫu gương cho giáo dân.

RK: Trách nhiệm giáo dục giới tính chắc hẳn thuộc về các bậc cha mẹ, nhà trường và xã hội. Ở Việt Nam, vấn đề này xem ra là một điều gì đó tế nhị, cha mẹ và thầy cô hay cả hệ thống giáo dục cũng ít nói đến, thậm chí chính những bậc cha mẹ cũng thiếu hiểu biết về vấn đề này. Ý kiến của cha về điều này thế nào? Cha thấy ở những nước Cha đã đến họ giáo dục giới tính như thế nào, nhất là ở nước Nhật, nơi cha đã có thời gian học và nghiên cứu?

TL: Đúng thế, nhiều lúc tôi có dịp đi giảng tĩnh tâm hay thuyết trình ở các giáo xứ hay giáo hạt, có nói đụng đến giới tính một chút thì ngay cả các cha hay các soeurs, giáo dân ra vẻ đạo đức nghe cũng cười và lên án là dung tục, vẽ đường cho hươu chạy… nên nhiều khi cũng ngại nói đụng đến. Trong Tông huấn Familiaris Consortio (số 73-76), Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nhắc nhở các bậc làm cha mẹ cần liên kết với Giáo Hội và xã hội, các tổ chức, nhà trường, truyền thông, chuyên viên… để dạy dỗ các trẻ em. Tôi có dịp đi du lịch và du học ở một số nước, đặc biệt ở Nhật Bản và Ý, tôi thấy họ có tổ chức những lớp kỹ năng sống, kỹ năng dã ngoại và sinh hoạt tập thể… ở trường học, và ngay cả ở giáo xứ vào các ngày Chúa Nhật và các dịp hè.

Để phòng tránh lạm dụng tính dục, họ áp dụng phương pháp tâm lý học của Mỹ mang tên: Quy luật bộ quần áo lót. Những người mẹ dạy con là vùng quần áo lót này, con không được cho ai đụng vào, kể cả bố. Những người thân và người chăm sóc trẻ em cũng không được đụng vào vùng này, nếu đụng vào, trẻ sẽ la ầm lên. Những người chăm sóc trẻ cũng phải ý thức điều đó để tự bảo vệ mình và trẻ em khỏi tội lạm dụng tính dục.
 
image 20181123041139 1

Tác giả: BBT Ra Khơi

***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập467
  • Máy chủ tìm kiếm87
  • Khách viếng thăm380
  • Hôm nay40,663
  • Tháng hiện tại901,024
  • Tổng lượt truy cập78,904,475
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây