ĐCV Bùi Chu: ĐGM Hải Phòng huấn đức

Thứ bảy - 14/04/2018 19:54  10973
Chiều ngày 13 tháng 04, năm 2018, Đại Chủng viện Đức Mẹ Vô Nhiễm Bùi Chu hân hoan chào đón Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám Mục Giáo Phận Hải Phòng về thăm và huấn từ cho các chủng sinh nhân dịp tĩnh tâm tháng tư. Đức Cha đã làm cho không khí của mùa Phục sinh thêm vui tươi. Qua những câu truyện, những hình ảnh dỉ dỏm gợi nhớ tới cố Đức Cha Giuse với nhiều ấn tượng. Đặc biệt với những phân tích sâu sắc về bối cảnh xã hội ngày nay, đang làm phân mảnh, phá huỷ Lâu đài nội tâm. Ngôi nhà nội tâm ấy là gì, phải xây dựng và bảo vệ thế nào? Đó là những thao thức người Mục tử trao gởi cho mỗi người chủng sinh.
 
H1

Trong xã hội vật chất bão hòa, con người ta cảm thấy đầy đủ, dù nghèo thì vẫn nghèo, nhưng sống lối sống của người giầu, xu thế hưởng thụ nhiều hơn. Nhiều bạn trẻ lấy hưởng thụ làm tiêu chuẩn chính. Khi con người cảm thấy đầy đủ và bão hòa trong mọi lãnh vực, và tình trạng xã hội như thế, người ta không để ý đến đời sống nội tâm, mà để ý đến những gì nổi bề ngoài, do đó dẫn đến các hệ lụy:
 
  • Kiến thức, thoả mãn với thực tại, không học thêm được gì.
  • Các mối mối tương quan bị đóng băng.
  • Đời sống đức tin trống rỗng và đơn điệu.
  • Sứ vụ truyền giáo, coi như đủ không cần nữa.
Khi cảm thấy đầy đủ thì chúng ta chẳng cần gì nữa, không học hỏi thêm, đời sống trống rỗng, đời sống đức tin trống rỗng, không cầu nguyện nữa, đi tìm niềm vui ở chỗ này chỗ khác, mà không tìm thấy niềm vui trong đời sống nội tâm, trong sự kết hợp với Chúa, trong sự dấn thân phục vụ trong việc học hỏi và suy niệm Lời Chúa; thì đương nhiên sẽ tìm niềm vui ở những chỗ nó thuộc về thế gian như niềm vui ở rượu chè, tìm niềm vui ở những thứ chẳng liên quan gì đến đời sống đức tin, tìm niềm vui ở việc chơi cây, chơi xe, nuôi những động vật quý hiếm và nhiều thứ khác. Đó là những hệ luỵ do đời sống nội tâm không có.
 
H3

Vì thế, chúng ta là chủng sinh, ứng sinh linh mục, người cử hành phụng vụ, giáo dân là người tham gia. Nếu không có đời sống nội tâm, thì tất cả chỉ là những việc làm hời hợt bên ngoài và không đem lại ích lợi gì. Nó giống như một sự kiện văn hoá ngoài đời, người ta chú ý đến việc lôi kéo người khác đến thật đông, thật vui để kinh doanh lợi nhuận.

Nếu thiếu đời sống nội tâm, thì đời tu sẽ trống rỗng vô nghĩa, uổng công. Đời sống nội tâm và hướng nội là cái gì? Tu đức: là mối tương quan giữa ta với Chúa, là mối gắn bó mỗi ngày một lớn lên qua các nhân đức, qua đời sống bác ái. Đời sống nội tâm không phải khả năng đánh giá và tổng quát sự việc, đời sống nội tâm không đơn giản chỉ theo định nghĩa thuần tuý theo cái nhìn văn hoá. Hướng nội hay đời sống nội tâm không phải khả năng trí tuệ đánh giá suy tư về một người sự vật hay sự việc, vì nó hướng tới cái khác vì khi đó chúng ta hướng tới cái khác và hướng ngoại.

 
H4

Câu truyện kể người cha trối lại cho các con trong ruộng có kho báu. Các con đào tìm không thấy kho báu, nhưng vào vụ mùa năm ấy đã thu hoạch bội thu! Nếu chịu khó chăm bón cày sâu thì sẽ được mùa, từ hình ảnh đó đi đến thửa ruộng nội tâm của chúng ta là tâm hồn mỗi người. Có một tình trạng đây đó có những cá nhân ít để ý đến đời sống nội tâm, khi đời sống nội tâm không được quan tâm sẽ dẫn tới những hậu quả trên. Thiếu nội tâm làm hồn sống thì hành động chỉ còn là cơn sốt, tương quan sẽ trở thành hời hợt, phục vụ chỉ là nhằm hư danh. Thiếu đời sống nội tâm còn nhiều hậu quả khác nữa.

Đức Cha khép lại bài huấn đức vời hình ảnh Lâu đài nội tâm. Đời sống nội tâm là căn nhà thiêng liêng, nơi chúng ta gặp gỡ chính mình với tâm hồn bình an và là nơi gặp gỡ Đấng Siêu Việt. Chúng ta cần trang trí căn nhà nội tâm bằng những việc lành, các nhân đức, cầu nguyện gặp gỡ, sống với và gắn bó với Chúa để mỗi việc chúng ta làm được thúc đẩy bằng chính đời sống nội tâm đó. Đức Cha nhắc lại ví von của ĐHY. Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng nhắn gởi các chủng sinh: “Đời sống chủng sinh như con tằm kéo kén làm những sợi tơ để sau này dệt nên những tấm vải đẹp cho đời”.

 
H5

Sáng thứ Bảy ngày 14 tháng 04, lúc 05h20’ - 6h20’, Đức Cha Giuse chủ tế tại Nhà nguyện Thánh Giuse.

Với bài Tin Mừng Ga 6,16-21, Đức cha chia sẻ: các môn đệ nhìn thấy Chúa, nhưng họ không nhận ra Ngài, đó cũng là tình trạng của chúng ta, đó cũng là tình trạng của Giáo Hội, ở nơi này nơi kia, trong bối cảnh này bối cảnh khác, ở lúc này và lúc nọ. Bởi lẽ chúng ta đã rao giảng Đấng đã phục sinh từ cõi chết, nhưng Người vắng bóng trong cộng đoàn chúng ta, Người không hiện diện hữu hình nơi trần thế này, chính vì thế cách diễn giải của chúng ta nhiều khi giống như một bóng ma, chứ không phải Đấng Phục sinh đang hiện diện, và cách thức tin vào Đức Giêsu của một số tín hữu cũng như một bóng ma, một nhân vật đã đi vào dĩ vãng xa xưa, không có mối tương quan gì với cuộc sống thực tại.

Sóng gió bão tố trong cuộc đời, nhiều khi làm chúng ta không nhận ra Đấng phục sinh. Xưa cũng như nay Đấng Phục sinh đã hiện ra với các tông đồ, cũng như nói với mỗi người chúng ta đừng sợ! Đừng sợ vì những khiếm khuyết nơi cộng đoàn đức tin trong Giáo Hội… Giáo Hội không phải là mục đích của công cuộc loan báo Tin mừng, Giáo Hội không phải là đích điểm của đời sống Kitô hữu. Giáo Hội chỉ là phương tiện dẫn đưa con người đến gặp gỡ Thiên Chúa.

Đấng Phục sinh hôm nay khẳng định với chúng ta đừng sợ! Đừng sợ khi giáo lý Tin mừng Đấng Phục sinh rao truyền, xem ra như một truyện cổ tích xa vời như chẳng có liên quan gì với thực tế. Đừng sợ khi Tin mừng Phục sinh đối với con người thời đại hôm nay như truyện cổ, một sự kiện văn hoá.

 
H6

Chúa Giêsu Phục sinh cũng khẳng định đừng sợ khi trong đời tu chúng ta còn nhiều gập ghềnh, khó khăn, đầy sỏi đá, có nhiều gian nan thử thách khi chúng ta so sách cuộc sống của xã hội hôm nay. Đời sống tu của chúng ta xem ra như đi ngược với dòng chảy xô bồ trong xã hội. Chúa Giêsu Phục sinh nói với chúng ta đừng sợ! Chúa nói với chúng ta đừng sợ khi trước những mưu mô của thế gian xem ra chiến thắng chân lý và giáo lý của Tin mừng, xem ra người ta yêu chuộng những gì đem lại cho người ta hạnh phúc nhất thời hơn là những giá trị vĩnh cửu. Chúa nói với chúng ta: đừng sợ vì Chúa đang hiện diện giữa chúng ta và người luôn luôn ban phúc lành, thưởng công và đồng hành với những ai can đảm làm chứng cho người.

Tâm tình cuối lễ Đức Cha Giuse gửi lời cám ơn Đức Cha Tôma và Ban giám đốc Đại Chủng viện đã nhận và đào tạo các chủng sinh Hải Phòng đang hiện diện nơi Chủng viện này. Và lời sau cùng của người Mục tử nhắn gởi mỗi người chủng sinh trước những thực tại hôm nay, nếu chúng ta không làm được gì lớn lao, chúng ta không thể làm chuyện này chuyện kia ở tầm mức khác, ít ra chúng ta cần có điều kiện căn bản là sự thánh thiện.

Tiếp nối những tâm tình của Đức Cha Giuse, chủng sinh đoàn bước vào bầu khí tĩnh tâm tháng. Chủ đề: Tình Yêu, Hoa Trái Thần Khí.

Cha Giuse Vũ Ngọc Tứ đã tiếp nối cách trùng hợp ngẫu nhiên, phù hợp, kết nối trang điểm cho căn nhà nội tâm với những lời lẽ ví von, sâu sắc. Để có ngôi nhà nội tâm Tình yêu, Hoa Trái Thần Khí, cần trồng nhiều cây, đặc biệt năm cây:

 
  • Cây Bác ái: Cây đại, là cây to nhất
  • Cây Hoà khí: Cây điều hoà
  • Cây Nội quy: Cây xương sống
  • Cây Thinh lặng: Cây vàng
  • Cây Ngăn nắp sạch sẽ: Cây mặt tiền chủng viện
Đề phòng với năm loại sâu phá hoại Ngôi nhà nội tâm là sâu Bất ái, sâu Hoả khí, sâu Gai, sâu Ồn ào và sâu Lộn xộn.
 
H8

Tình yêu, Hoa Trái Thần Khí ban tặng là hồng ân được chọn gọi và huấn luyện để trở nên người môn đệ Chúa yêu. Mỗi người hãy cầu nguyện xin Chúa ban cho mình có trái tim, cặp mắt của người nghệ sĩ để cảm nhận trân quý những ân huệ lớn lao và vun trồng, chăm tưới bảo vệ các Cây ân sủng làm nên lâu đài nội tâm mỗi người.
BVH. ĐCV. Bùi Chu
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập191
  • Máy chủ tìm kiếm26
  • Khách viếng thăm165
  • Hôm nay33,758
  • Tháng hiện tại873,796
  • Tổng lượt truy cập69,933,670
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây