Quả thực, đời sống của người Kitô hữu chỉ thực sự trở nên giá trị, phản ảnh đúng theo ý muốn của Thiên Chúa khi biết trao gửi trọn vẹn con người cho Chúa và sống theo giới răn yêu thương mà chính Đức Giêsu đã nêu gương. Nhờ lòng cậy trông vào Chúa, mọi thăng trầm trong cuộc sống của chúng ta sẽ được Chúa mặc cho ý nghĩa mới. Bởi nơi Thánh Giá, tột cùng của sự đau khổ nhưng cũng là đỉnh cao của tình yêu mà Thiên Chúa dành cho nhân loại, chúng ta được mời gọi quy chiếu cuộc đời của mình vào đó. Vì chính nơi đó, con người sẽ đón nhận được tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa, nhờ vậy “tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,29b).
« Lời báo tin này có thực sự là một tin vui cho chúng ta ? » Vấn nạn này được Đức Hồng Y André Vingt-Trois, Tổng Giám mục Paris nêu ra trong thư mục vụ Mùa Vọng cho các tín hữu mỗi khi nghe trình thuật Giáng Sinh của Ngôi Hai trong đó thiên thần nói với các mục đồng ở Bethléem : « Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em » (Lc 2, 11).
Vì những lý do cần thiết thực sự nêu trên và vì lòng ưu ái mục tử, Đức Cha giáo phận là vị thẩm phán quyết định ban ơn xá giải chung cho các hối nhân trong nghi thức đầu thánh lễ kính Đức Trinh Nữ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội (8/12/2015) tại vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Phú Nhai.
Một khi đã nhận ra đúng giá trị ơn gọi của mình và dấn thân sống theo ơn gọi như thế, đời sống thánh hiến trở nên một “thiên đàng” ngay ở trần thế. Họ thực sự là những tu sỹ “chất lượng cao”, là công dân của Nước Trời, bởi đã sống trọn mối hiệp thông với Thiên Chúa và anh chị em mình.
Đức Giêsu là Đấng ban bình an (Ga 14,27), Người đã chịu chết trên thập giá để tiêu diệt sự hận thù, hòa giải loài người với Thiên Chúa và với nhau (Ep 2,14-17; Cl 1,20). Đó chính là sự bình an đích thực, sự bình an viên mãn. Ấy thế mà dân thành Giêrusalem đã nhắm mắt làm ngơ, cố tình không nhận ra Ngài. Mặc dù, qua bao lời giảng dạy, qua các phép lạ, đã minh chứng Ngài là Đấng Mêsia của Thiên Chúa, Đấng đem lại bình an cho nhân loại.
Sẵn sàng phục vụ cho chúng ta niềm vinh dự, vì chúng ta thực sự thấy được chỗ đứng của mình giữa những người được mang danh phục vụ để xây dựng một cộng đoàn nhân loại, gia đình và Giáo hội đầy ắp những giá trị. Một chỗ luôn luôn được dành sẵn cho chúng ta trong tư cách là ông bà, bố mẹ, con cái, nam nữ, linh mục, tu sĩ, giáo dân… Sự đóng góp nhiệt thành của chúng ta sẽ không chỉ mang lại hoa trái cần thiết cho mọi người nhưng còn mang lại cho chính mình niềm vui, vì chúng ta cảm thấy mình hữu ích.
Con người không ai có thể sống mà không có bạn bè. Tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp và trong sáng nhất. Để cho tình bạn bền vững lâu dài, mỗi người cần phải tìm cho mình một người bạn thực sự tốt và chính chúng ta cũng hãy cố gắng là bạn tốt của họ. Vậy thế nào là một người bạn tốt?
Làm sao có thể xây dựng mối tương giao tốt đẹp giữa hai người thiếu tin tưởng lẫn nhau. Những cử chỉ lạnh lùng, thái độ dửng dưng, lãnh đạm trong gặp gỡ tiếp xúc là trở ngại thực sự giết chết đối thoại.
Mang tâm tình của người Mục tử yêu thương, chăm sóc cả những chiên con bị lạc, ốm đau, thương tật, chính ngài đã vào trại giam để thăm và động viên cũng như giảng Lời Chúa cho những thanh thiếu niên bị chính Cha mẹ và xã hội bỏ rơi. Những người này đã phải thốt lên rằng: “Họ thực sự tìm thấy niềm tin, tình thương từ nơi Đức Thánh Cha Phanxicô”. Đây cũng chính là tinh thần nghèo Đức Giêsu đã sống khi ở trần gian. Ngài đã trở nên nghèo khó thực sự để cho nhân loại được giàu ơn cứu độ.
Vào thời Đức Giêsu, người Do Thái không những khao khát sự chữa lành thể xác, nhưng còn khao khát được chữa lành tâm hồn. Vì thế mà họ chờ đợi Đấng Mêssia đến thực hiện sự chữa lành ấy. Ước mong của họ đã thành hiện thực với sự xuất hiện của Đức Giêsu. Ngài thực sự có quyền năng chữa lành cả thể xác lẫn tâm hồn.
Đôi khi, chúng ta đưa ra sự bác bẻ này đối với Thánh Lễ: « Thánh lễ có ích lợi gì? Tôi, tôi sẽ đi đến nhà thờ khi tôi cảm thấy cần, hay tôi cầu nguyện một mình tốt hơn ». Nhưng thánh lễ không phải là một sự cầu nguyện cá nhân hay một kinh nghiệm thiêng liêng tốt đẹp, thánh lễ không đơn giản chỉ là tưởng niệm việc Chúa Giêsu đã làm trong bữa tiệc ly. Để cho dễ hiểu, chúng ta nói rằng thánh lễ là « tưởng niệm », có nghĩa là một cử chỉ thực tại hóa và đưa biến cố chết và phục sinh của Chúa Giêsu về hiện tại: một cách thực sự bánh là Mình Ngài được ban cho chúng ta, rượu thực sự là Máu của Ngài đổ ra cho chúng ta.
Nhưng bầu khí chung của toàn Giáo phận chỉ được tôi khám phá ra khi chúng tôi băng qua cây cầu lớn bắc qua sông. Cây cầu có một cái tên vô cùng lạ lẫm và có chút buồn cười khi ai đó mới chỉ nghe lần đầu – cầu Lạc Quần. Quả thực, khi băng qua cây cầu ấy tôi mới thực sự cảm nhận được bầu khí đặc biệt này, mà theo như lời của người đồng hành là: khí thế Bùi Chu. Tôi thấy đoàn xe tấp nập đổ dồn về Tòa giám mục Bùi Chu. Nhìn từng đoàn, từng đoàn nối đuôi nhau dày cả một đoạn đường dài mà cứ ngỡ như bầy chiên đang nghe tiếng chủ chăn của mình gióng kèn và kéo nhau về chuồng. Thực sự tôi thấy bầu khí ở đây không chỉ đông đúc nhộn nhịp mà còn thể hiện rõ sự thánh thiện của đoàn chiên lành của Chúa. Chúng tôi nhanh chóng hòa nhịp vào với đoàn chiên và thấy rất hãnh diện. Tự dưng tôi chợt nghĩ mình cũng phải là một trong những chiên ngoan hiền đang tiến thẳng về trước nhan thánh Chúa!
Trong dip đại lễ mừng kính thánh Quan Thầy giáo phận, lường trước được có quá nhiều người muốn xưng tội nhưng không có đủ linh mục để giải tội riêng trong một thời lượng hợp lý. Hơn nữa, có nhiều hối nhân trong thời gian dài khao khát được rước lễ trong dịp đặc biệt này mà chưa xưng tội được mà không vì lỗi của họ.
Vì lòng ưu ái và những lý do cần thiết thực sự nêu trên, Đức Giám mục giáo phận là vị thẩm phán quyết định ban ơn xá giải chung cho các hối nhân trong nghi thức đầu thánh lễ kính thánh Đaminh 8/8/2015 tại nhà thờ Chính tòa Bùi Chu. Các hối nhân phải đáp ứng các điều kiện sau.