Thiên chúa - Trang 77

thiên chúa

Lòng thương xót theo thánh Gioan Phaolô II

Lòng thương xót theo thánh Gioan Phaolô II

 12:57 02/02/2016

Trong sứ mệnh ở trần gian, Chúa Giêsu dạy chúng ta thi hành lòng thương xót để có lòng xót thương (x. DM 14§1). Bởi thế, lòng thương xót không bao giờ là hành vi hay tiến trình đơn phương trong các tương quan (x. DM 14§2). Nếu như thế thì nó không hoàn hảo, bị méo mó, nhưng phải là song phương (x. DM 14§3) : có như vậy mới xứng đáng là con cái Thiên Chúa và làm như vậy là tham dự vào lòng thương xót của Thiên Chúa.
Lòng thương xót dành cho mọi thời

Lòng thương xót dành cho mọi thời

 12:39 02/02/2016

« Thiên Chúa đến gặp gỡ những người nam và những người nữ của mọi thời trong những hoàn cảnh thực tế và Người luôn đi bước trước ». Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như thế trong bài huấn dụ trước khi đọc Kinh Truyền Tin vào trưa hôm nay, 31/01/2016 tại quảng trường Thánh Phêrô trước các khách hành hương.
Tin mừng Gioan : tình yêu và lòng thương xót

Tin mừng Gioan : tình yêu và lòng thương xót

 12:36 02/02/2016

Nhiều câu chuyện rải rác, nhất là câu chuyện thương khó và tử nạn của Chúa Giêsu trong sách được viết bởi môn đệ Người yêu mến, tràn ngập tình yêu và lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa đối với hết mọi người. Như vậy, Tình yêu và Lòng thương xót là « sợi chỉ đỏ » xuyên suốt những lời nói và việc làm vừa nêu trên. Quả vậy, Thiên Chúa là Tình Yêu : đó là điều chứa đựng trong Tin mừng Gioan.
Người tô lại dung mạo Thiên Chúa

Người tô lại dung mạo Thiên Chúa

 12:19 02/02/2016

Thay vì sống đơn sơ, hiền lành, khiêm nhường và hy sinh cho tha nhân nơi ẩn tu như thánh Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su, thì Đức Giáo hoàng Phanxicô đã diễn tả ra cho nhân thế, đặc biệt những nơi mà ngài đã đặt chân tới. Nơi đâu có dấu chân ngài là nơi đó Lòng Thương Xót của Thiên Chúa hiện diện, Dung mạo Thiên Chúa được tô vẽ lại cách rõ nét hơn. Hình ảnh thánh Phanxicô – người nghèo của Thiên Chúa như đang sống lại trong thời đại chúng ta nơi “cha Jorge” – danh hiệu đơn sơ mà người dân Buenos Aires dành cho ngài, và có lẽ tất cả chúng ta cũng đều thích gọi ngài bằng danh hiệu đó. Con đường đến Roma là con đường nghèo khó dấn mình cho người nghèo khổ, người chịu cảnh áp bức, tù đầy,…. Con đường mà Thầy Giê-su đã đi tiên phong nay học trò Phanxicô đang tái diễn lại nơi thế trần.
Thiên Chúa không dửng dưng

Thiên Chúa không dửng dưng

 14:37 27/01/2016

Trong Buổi Tiếp kiến chung hàng tuần, ĐTC chỉ ra rằng: Xưa kia Thiên Chúa đã luôn đồng hành cùng dân Israel thế nào, thì nay Ngài cũng đang tiếp tục hoạt động trong thời đại của chúng ta như vậy!
Thắp đèn lên rồi đem đặt trên đế

Thắp đèn lên rồi đem đặt trên đế

 08:52 27/01/2016

Thiên Chúa là ánh sáng. Đức Giêsu Kitô “là ánh sáng thật, và đã đến thế gian” (Ga 1,9). Cũng như ánh sáng luôn cần thiết cho sự sống thì sự hiện diện của Đức Kitô trong thế gian cũng cần thiết biết bao cho niềm vui, hạnh phúc và sự sống đích thực của con người. Ánh sáng của Ngài mở ra cho ta hy vọng được ơn cứu độ, được sống trong nguồn sáng đích thật là chính Thiên Chúa.
Cùng ĐGS công bố năm hồng ân của TC

Cùng ĐGS công bố năm hồng ân của TC

 20:05 22/01/2016

Có thật Chúa Giêsu là Đấng đầy tràn Thần Khí không? Có phải tất cả mọi người mù đều được Chúa Giêsu mở mắt cho chăng? Mọi người bị áp bức, bóc lột, không có tự do đều được Chúa Giêsu giải phóng? Có phải năm hồng ân của Thiên Chúa đã đến và khổ đau không còn nữa?
Đối thoại

Đối thoại

 14:00 21/01/2016

Như vậy, để sống hiệp nhất yêu thương nhau, ắt hẳn con người cần biết đối thoại với Thiên Chúa, và qua đó chính Thiên Chúa sẽ là Nhịp cầu để ta đến với tha nhân. Có như vậy, các Ki-tô hữu nói riêng và nhân loại nói chung mới có được sự hiệp nhất yêu thương. Chỉ có tình yêu mới có thể lấp đầy những hố sâu ngăn cách lòng người, và tình yêu đó xuất phát từ Đấng là Tình Yêu nên chỉ Thiên Chúa mới làm cho chúng ta nên hiệp nhất. Xin Thiên Chúa Ba Ngôi: Cha – Con – Thánh Thần dùng Tình yêu nên một mà gắn kết con người lại với Thiên Chúa và với nhau.
Mạc khải Thánh Tâm Chúa Giêsu

Mạc khải Thánh Tâm Chúa Giêsu

 15:13 20/01/2016

Sứ điệp này chia làm ba phần lớn. Trước hết là sứ điệp tình yêu. Đức Kitô tuyên bố rằng Ngài đầy yêu thương với mọi người, Ngài nói Trái tim Ta đầy tình mến. Đó là cách tổng hợp Đạo Kitô đúng với thánh Gioan tông đồ, đã dựa mình vào Trái tim Chúa Giêsu. Trong Trái tim Chúa, chỉ có tình yêu bởi vì Ngài là tình yêu trong tất cả hữu thể Ngài. Trong tình yêu, Ngài thấy mọi người. Như vậy, Paray trước hết là một tuyên ngôn tình yêu Thiên Chúa đối với con người.
Đại hội Thánh Thể 51 và thách đố truyền giáo

Đại hội Thánh Thể 51 và thách đố truyền giáo

 14:17 20/01/2016

Việc tổ chức Đại hội Thánh Thể quốc tế lần thứ 51 tại Philippines, quốc gia chiếm đa số người Công giáo tại Á Châu là một thách đố lớn để thúc đẩy viễn cảnh truyền giáo. Chủ đề nói tới “niềm hy vọng” mà liên quan tới vai trò “quà tặng của Thiên Chúa dành cho người trẻ” và “Sự tận tụy đối với tầng lớp người nghèo trong lục địa”.
Ánh mắt xót thương

Ánh mắt xót thương

 14:32 15/01/2016

Qua ánh mắt, chúng ta có thể hiểu được niềm vui hay nỗi buồn. Ánh mắt biểu cảm tâm lý thay đổi nơi con người, nên mọi buồn vui nơi mỗi người thường biểu hiện nơi đôi mắt. Chính Thiên Chúa đã biểu lộ Lòng Thương Xót của Ngài qua ánh mắt yêu thương để qua đó con người biết yêu thương nhau nhờ Lòng Xót Thương của Ngài dành cho nhân loại.
Thi hành chức năng ngôn sứ

Thi hành chức năng ngôn sứ

 15:05 14/01/2016

Như vậy, ơn gọi chính là sáng kiến của Thiên Chúa. Người chọn và gọi ai tuỳ theo ý của mình để thi hành sứ mạng. Được sai đi cũng đồng nghĩa với việc được trang bị các phương tiện cần thiết hoàn thành sứ mệnh nói lời của Chúa vốn hoàn toàn khác lời người phàm và đôi khi đụng chạm đến nếp sống hay thói quen của con người. Đây chính là lý do vì sao các ngôn sứ gặp phải những chống đối quyết liệt từ người phàm. Trước thử thách cam go này, Thiên Chúa luôn khích lệ người được sai và hứa ở cùng họ để sứ mệnh trổ sinh hoa trái: " Họ sẽ chiến đấu chống ngươi, nhưng họ không thắng được ngươi, vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi" (Gr 1, 19).
Lòng thương xót Chúa trong sách Giona

Lòng thương xót Chúa trong sách Giona

 02:27 11/01/2016

Sách Giô-na được xếp vào hàng sách ngôn sứ. Trong sách 2 Vua, 14, 25 có nói đến một vị ngôn sứ tên là Giô-na được Thiên Chúa sai đến rao gỉang ở Sa-ma-ri vào thời vua Gia-róp-am con vua Gio-át. Đoạn văn trong sách 2 Vua 14, 23-29 tóm tắt triều đại vua Gia-róp-am này, nêu lên một điều nghịch lý: một đàng “vua vẫn không dứt bỏ mọi tội mà vua Gia-róp-am con ông Nơ-vat đã phạm”.
Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng

Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng

 08:29 10/01/2016

Tin Mừng hôm nay cho ta thấy sứ vụ công khai của Chúa Giê-su sau 30 Ngài năm sống ẩn dật. Lời đầu tiên Chúa Giê-su trong sứ mạng là: “Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Chúa Giê-su đã nối kết sám hối với Tin Mừng. Đạo của Chúa Giê-su không phải là đạo của buồn phiền, mà đạo của niềm vui, của hân hoan và hy vọng. Tin Mừng ở đây là tình yêu Thiên Chúa dành cho con người.
Dòng nữ Đaminh BC tĩnh tâm và hành hương

Dòng nữ Đaminh BC tĩnh tâm và hành hương

 18:57 09/01/2016

Từ ý tưởng ấy, cha giúp chị em nhìn lại ơn gọi theo gương Môsê, Gia-cóp, Đức Giêsu… để rút ra bài học. Ơn gọi của con người đến từ tình yêu nhưng không của Thiên Chúa. Chính thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nhận định “Ở chiều sâu của mọi ơn gọi luôn luôn là một mầu nhiệm”.
Phép rửa, khởi đầu sứ vụ người tôi trung

Phép rửa, khởi đầu sứ vụ người tôi trung

 14:35 09/01/2016

Phép rửa Chúa Giê-su chịu nhắc nhở chúng ta về căn tính và sứ mạng của mình. Trước hết, Phép rửa nhắc nhở chúng ta biết mình là ai và thuộc về ai. Nhờ Bí tích Rửa tội, chúng trở nên con cái Thiên Chúa, là anh chị em của Chúa Giê-su, là thành phần của Hội Thánh, chi thể của Chúa Ki-tô và là Đền thờ của Chúa Thánh Thần. Do đó, “Bí tích Thánh tẩy là cổng dẫn vào toàn bộ đời sống Ki-tô hữu, là nền tảng sự hiệp thông giữa các Ki-tô hữu và của mọi Bí tích khác” (sách GLGHCG no 1213). Mỗi khi chúng ta bước vào nhà thờ, việc chấm nước phép làm dấu Thánh giá là chúng ta đã được ban ân sủng. Tại sao như thế? Thưa mỗi khi chúng ta làm như vậy là nhắc nhở chúng ta nhớ lại Bí tích Rửa tội mà mình đã lãnh nhận. Và khi tôi được ân phúc nhờ nước Thánh, tôi thâm tín một điều chắc chắn rằng tôi là con Thiên Chúa; tôi cũng được cứu độ nhờ thập giá của Đức Ki-tô; tôi được trở nên thành viên của gia đình Hội Thánh và tôi đã được rửa sạch, được tha thứ, và nên tinh tuyền nhờ Máu của Con Chiên.
Bài học quý giá từ việc Chúa chịu phép rửa

Bài học quý giá từ việc Chúa chịu phép rửa

 04:08 08/01/2016

Hòa vào dòng người đến xin Gioan làm phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội, Đức Giêsu là Con Thiên Chúa hoàn toàn vô tội, cũng đến xin Gioan làm phép rửa cho. Ngài lãnh nhận phép rửa không phải để như bao nhiêu người bày tỏ lòng sám hối hầu đón nhận ơn cứu độ vì Ngài hoàn toàn thánh thiện. Ngài lãnh nhận phép rửa cũng không phải để chuẩn bị tâm hồn đi gặp gỡ và đón tiếp Đấng Mêsia cứu thế vì Ngài chính là vị cứu tinh muôn dân đang mong đợi. Vậy việc Ngài lãnh nhận phép rửa của Gioan tại sông Giođan có mục đích gì và gợi lên cho chúng ta những bài học nào?
***+***
xkta
lpv
gkpv
tvcv
***+***
ra khoi
lnth
LIÊN KẾT

 

 

 

11.jpg 8.jpg 9.jpg 10.jpg 13.jpg
PAGE FACEBOOK
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập404
  • Máy chủ tìm kiếm88
  • Khách viếng thăm316
  • Hôm nay72,666
  • Tháng hiện tại1,167,222
  • Tổng lượt truy cập86,418,951
Copyright © 2022 thuộc về Tòa Giám Mục Bùi Chu
   Phụ trách: Ban Truyền Thông Giáo Phận Bùi Chu
Địa chỉ: Xuân Ngọc - Xuân Trường - Nam Định

Email: bttbuichu@gmail.com

Chúng tôi trên mạng xã hội

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây